"Chiến binh xanh" bảo vệ môi trường
Các khách mời của tọa đàm “Ai cũng là chiến binh”
Bài liên quan
Giữ vững và phát huy phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu
Có một niềm hạnh phúc được gieo từ triệu bước chân
Tháng 10 đầy ý nghĩa của những "chiến binh K" dũng cảm
Hung Thinh Corp thưởng nóng tuyển Việt Nam 1 tỷ đồng sau thắng Malaysia
Buổi tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện “Ai cũng là chiến binh” thuộc dự án “Chiến binh xanh”, được tổ chức bởi một nhóm sinh viên lớp Truyền hình K37A1 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là dự án truyền thông giúp nâng cao nhận thức về các hoạt động của cá nhân và tập thể nhằm bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống lành mạnh, tối giản.
Tham gia tọa đàm có sự góp mặt của các diễn giả: Lê Thu Thủy (Yole) - Phát thanh viên, Influencer Kênh JoyFM - Đài Phát thanh -Truyền hình Hà Nội; Hồ Thiên Hoàng - Trưởng ban triển khai dự án của dự án môi trường Let’s Do It! Hà Nội; Nguyễn Thị Thu - Giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình, giảng dạy môn Báo chí về Môi trường và Biến đổi khí hậu - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các bạn sinh viên tham gia và hưởng ứng chiến dịch.
Các khác mời của tọa đàm "Ai cũng là chiến binh" nhận quà lưu niệm tại chương trình |
Nói về thực trạng môi trường hiện nay, tọa đàm cũng nhấn mạnh về vấn đề thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người. Tại đây, hàng loạt những con số biết nói được đưa ra: “Mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ trên toàn cầu, lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để lấp đầy diện tích gấp 4 lần bề mặt trái đất,...”. Tuy nhiên, để thay đổi nhận thức và biến chúng thành hành động như thế nào cũng chính là vấn đề được đặt ra cho cả cộng đồng.
Từ đó, với thông điệp “Ai cũng là chiến binh”, tọa đàm muốn thông qua ba câu chuyện từ ba khách mời với những chia sẻ đơn giản, gần gũi, xuất phát từ chính trải nghiệm của mình để lan tỏa đến mọi người. Mỗi khách mời một câu chuyện, mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa nhưng tất cả đều hướng đến tính nhân văn, những hành động cao đẹp để bảo vệ môi trường.
Chia sẻ tại tọa đàm, anh Hồi Thiên Hoàng cũng đem đến nhiều câu chuyện xung quanh dự án của mình. Bắt nguồn từ chính những vấn đề cấp thiết về môi trường đặt ra cho con người “Let Do It! Hà Nội” của anh đã ra đời.
Dự án bắt đầu từ tháng 6/2018, ban đầu chỉ có 10 người. Với sự nhiệt tình của mọi người đã tạo ra lan tỏa cho các chiến dịch thông qua nhiều hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội “Khi nào nội bộ gắn kết với nhau, sức lan tỏa sẽ lớn”, anh nói. Bên cạnh những thành công đạt được, dự án cũng gặp không ít những khó khăn về nhân sự và việc làm thế nào để chiến dịch đến gần hơn với mọi người. Thông qua đây, mọi người cũng phần nào hiểu được sự cố gắng từng ngày của những chiến binh xanh đang góp phần cải thiện môi trường sống.
Các bạn trẻ theo dõi tọa đàm ai cũng là chiến binh |
Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu không của riêng quốc gia nào.Đó cũng chính là câu chuyện mà chị Lê Thu Thủy đem đến cho mọi người.Kể lại một lần đi Myanmar của mình, khi đó làn sóng tiêu dùng ồ ạt tràn ngập vào đất nước này.“Rác khi họ sử dụng xong, họ đều vứt thẳng xuống nền nhà. Rác xuất hiện khắp mọi nơi, họ vứt thẳng xuống cống vì ở đất nước này là đường cống hở.Rác không được xử lý và cứ chảy từ nơi này đến nơi khác”.
Và cũng chính từ chuyến đi này, chị nhận thấy mình cần phải có ý thức trách nhiệm với môi trường, quan tâm nhiều hơn đến cách sinh hoạt của bản thân, tự cảm thấy mình phải thay đổi “Nếu một ngày ta bị tổn thương, muốn tìm về thiên nhiên để chữa lành, khi đó chẳng còn thiên nhiên nào chữa lành cho mình nữa, chúng ta cũng sẽ trở nên như thế nào?” Chị Thủy đưa ra câu hỏi khiến nhiều người phải nhìn lại chính mình, nhìn lại chính nỗi đau mà thiên nhiên đang phải gánh chịu.
Bên cạnh các chiến binh xanh lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng như Let Do It! Hà Nội hay những câu chuyện về chuyến đi tác động vào sự thay đổi của chị Lê Thu Thủy còn phải kể đến những chiến dịch “mỗi tuần một thử thách” của giảng viên Nguyễn Thị Thu. Cô cũng chính là “chiến binh xanh” trong việc đem đến cho các sinh viên những nhận thức chi tiết về Môi trường và Biến đổi khí hậu, mở đầu cho các hoạt động dùng bình thủy tinh thay cho chai nhựa.
Cô chia sẻ thêm “Trước khi biến thành nhà truyền thông về môi trường, thì bản thân phải là người hành động đầu tiên”. Thông qua đây cô cũng đề cập đến trách nhiệm của mọi người nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng trong việc bảo vệ môi trường sống.
Với những chia sẻ thú vị của các diễn giả trong buổi tọa đàm đã đem đến cho mọi người nhiều thông điệp ý nghĩa. Những câu chuyện được đem đến với nhiều góc độ khác nhau: Thay đổi từ cá nhân, thay đổi cùng một tập thể và kêu gọi mọi người cùng thay đổi. Buổi tọa đàm và chuỗi sự kiện “Ai cũng là chiến binh” đã phần nào mang lại những ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, đặc biệt tới các bạn trẻ. Từ đây tọa đàm cũng gửi đến mọi người một thông điệp “Dù chúng ta là ai, chỉ cần có ý thức và hành động tích cực đến môi trường, lan tỏa đến những người xung quanh thì chúng ta đều là những chiến binh xanh”.