Tag

Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao góp phần ổn định nguồn cung thực phẩm

Nông thôn mới 07/10/2019 16:41
aa
TTTĐ – Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lây lan rộng trên địa bàn Hà Nội, gây ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi và ngành nông nghiệp Thủ đô. Trước tình trạng đó, Hà Nội đã khuyến cáo người dân tại các huyện ngoại thành tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhằm ổn định nguồn cung thực phẩm. Đồng thời, đây cũng là giải pháp nhằm góp phần bù đắp thiệt hại cho người dân trong bối cảnh chăn nuôi lợn suy giảm.

Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao góp phần ổn định nguồn cung thực phẩm

Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao đang dần trở thành hướng đi mới của ngành nông nghiệp Thủ đô

Bài liên quan

Công tác xây dựng nông thôn mới cần đi vào chiều sâu

Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp sạch

Bài 1: Đổi mới tư duy và những con số ấn tượng

Bài 2: Những bài học kinh nghiệm quý

Bài 3: Niềm tin từ những mô hình

Bài 4: Lấy thôn bản và người dân làm trung tâm

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND về việc triển khai Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trên địa bàn giai đoạn 2019-2020. Bên cạnh mục tiêu tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, việc phát triển chăn nuôi một số giống bò thịt sẽ cho năng suất, chất lượng, giá trị cao. Ngoài ra còn góp phần hướng tới cải thiện năng lực cạnh tranh ngành hàng thịt bò trên thị trường, hình thành và phát triển các chuỗi khép kín, các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn thành phố.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, tổng đàn bò toàn thành phố là 134.400 con, sản lượng đạt khoảng 10 nghìn tấn/năm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng gần 20% nhu cầu thịt bò của người tiêu dùng, số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành khác và từ nước ngoài. Dự kiến, thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt bò sẽ tiếp tục tăng, do vậy phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội được xem là “nút thắt” giải bài toán thiếu hụt nguồn thực phẩm của người dân Thủ đô trong thời gian tới.

Là một trong những huyện có tổng đàn chăn nuôi lớn của thành phố, những năm qua huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt trên địa bàn. Cùng với đó, chăn nuôi bò sữa cũng trở thành một nghề cho thu nhập khá, góp phần nâng cao đời sống người dân bản địa.

Bà Nguyễn Thị Thảo ở xã Minh Châu (huyện Ba Vì) chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi là hộ nghèo của xã, từ năm 2008, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi nên tôi nuôi một con bò cái sinh sản, đến nay, tăng lên 10 con bò BBB. Nhờ nuôi bò thịt chất lượng cao, gia đình tôi đã thoát nghèo.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Liễu, xóm 2, khu Ba, xã Minh Châu cho biết, gia đình chị đã nuôi bò hơn 20 năm nay, hiện gia đình chị nuôi 8 con bò cái sinh sản và mỗi lứa đẻ một con. Những năm giá thành thấp, nhà chị Liễu bán được 8-9 triệu một con những năm cao giá dao động từ 10-15 triệu một con. Mỗi năm trừ tất cả chi phí, một năm gia đình chị thu được từ 40-50 triệu đồng một năm. Nghề chăn nuôi bò cho thu nhập cao hơn trồng lúa và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Ba Vì.

Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại huyện Ba Vì (Hà Nội)
Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại huyện Ba Vì (Hà Nội)

Hiện huyện Ba Vì đã quy hoạch và hình thành được 10/31 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm với tổng đàn bò thịt đạt trên 20 nghìn con, quy mô bình quân 5 con/hộ. Toàn huyện có gần 150 trang trại bò với quy mô từ 20 con trở lên, có trang trại chăn nuôi, vỗ béo từ 80-100 con bò thịt. Hiện huyện có khoảng 16,5 nghìn con bò cái nền, trước năm 2000, đàn bò cái nền Ba Vì chủ yếu là bò vàng (bò cóc) có thể trạng thấp, bé. Thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò, hiện nay đàn bò cái nền cơ bản là bò lai Zebu (lai Sind, Bratmam…).

Riêng với xã Minh Châu, những năm gần đây xã đã phát triển mạnh về chăn nuôi bò, ông Nguyễn Danh Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Do xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua xã Minh Châu đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã đã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt.

“Trước đây người dân Minh Châu cũng chỉ chăn nuôi bò để lấy sức cày kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính với giống bò chủ yếu là giống bò vàng, thể trọng nhỏ. Từ những năm 1990, khi nhà nước có chủ trương cải tạo giống bò từ bò vàng Việt Nam sang bò lai Sind để nâng cao thể trọng đàn bò và việc chăn nuôi bò bắt đầu được người dân quan tâm hơn. Ngoài việc chăn nuôi để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, người dân bắt đầu chú ý đến việc chăn nuôi để phát triển kinh tế và đàn bò của xã tăng dần qua từng năm. Từ 1.850 con bò năm 2007 đến năm 2010 đàn bò tăng lên 2.466 con, đến năm 2019 tổng đàn bò là 3.986 con”, ông Nguyễn Danh Hưng nói.

Đối với việc triển khai phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Wagyu tại xã Minh Châu, đến nay toàn xã đã phối giống được khoảng 1.000 con, có khoảng hơn 700 con bê lai F1 Wagyu sinh ra. Từ việc hỗ trợ trên đã giúp đàn bò xã Minh Châu đã phát triển và tạo thành vùng sản xuất bò chất lượng cao, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, một con sau khi bán được từ khoảng 10 đến 12 triệu đồng. Bên cạnh đó, hằng năm xã Minh Châu cung cấp cho các địa phương khoảng 1.000 con bò giống và bò thịt. Thu nhập từ chăn nuôi bò trong 6 tháng đầu năm doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng từ bán bò, bê thịt các loại.

Phát triển theo hướng chất lượng cao

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết: Hiện trên địa bàn thành phố đã hình thành 39 xã, vùng chăn nuôi trọng điểm. Để nâng cao chất lượng đàn bò, thành phố đã đưa các giống bò mới vào triển khai nhân rộng như bò BBB, Wagyu, Angus, Droughmaster… cho hiệu quả kinh tế cao và chất lượng thịt ngon hơn.

Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt đạt 80%, tổng số bê thịt sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo hàng năm khoảng 55.000 con. Về cơ cấu giống có 65% bò lai Zebu, 30% bò lai hướng thịt (Angus, Droughmaster, Wagyu. BBB…), bò vàng địa phương 5%. Công tác phát triển giống theo ba nhóm chiến lược chuyên thịt, chuyên thịt chất lượng cao, kiêm dụng.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, để phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao cần phát triển theo chuỗi khép kín, trong đó lấy doanh nghiệp làm đầu tàu. Cùng với đó phải xây dựng vùng an toàn, xã an toàn dịch bệnh, xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm.

Nhằm phát triển số lượng, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò thịt, thời gian tới, các sở, ngành cần hỗ trợ địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học. Bên cạnh đó, cần tiếp tục giới thiệu một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định để người dân yên tâm nuôi bò.

Ngoài ra, các cấp, ngành tại địa phương cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi, hỗ trợ tuyển chọn đàn bò cái nền đủ tiêu chuẩn, tạo cơ sở cho việc cải tạo giống bò chất lượng cao. Đồng thời, hình thành các vùng sản xuất bò giống hướng thịt chất lượng cao tại các xã chăn nuôi trọng điểm thuộc các huyện, thị xã có tiềm năng như Ba Vì, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Sơn Tây qua đó, nâng cao đời sống nông dân, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Trước hàng loạt các vấn đề về mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, thói quen của người tiêu dùng đã dần thay đổi. Nhiều người dân đã lựa chọn các sản phẩm thực phẩm, có chất lượng cao tại những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy thay vì chọn mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Do đó, sản phẩm thịt bò trong nước muốn tiêu thụ được phải nâng cao chất lượng, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để không bị "thua ngay trên sân nhà", người chăn nuôi phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và phương pháp quản lý, đặc biệt là trong xây dựng thương hiệu. Mặt khác, việc phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao cần hướng tới việc đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị kinh tế.

Đọc thêm

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân Nông thôn mới

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân

TTTĐ - Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân.
Nông dân cùng hiến kế để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại Nông thôn mới

Nông dân cùng hiến kế để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn bà con nông dân, hợp tác xã hiến kế, góp ý với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý để cùng nhau xây dựng đất nước, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải Nông thôn mới

Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải

TTTĐ - Làm việc với BCH Đảng bộ huyện Mù Cang Chải vào sáng 28/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, huyện Mù Cang Chải cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong việc xây dựng Nông thôn mới với phương châm "chỉ bàn làm không bàn lùi” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Mù Cang Chải Kinh tế

Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Mù Cang Chải

TTTĐ - Chiều 27/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh, đến thăm, kiểm tra một số mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.
Huyện Đông Anh: Thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Huyện Đông Anh: Thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Mai Lâm, Vân Hà, Tiên Dương và 1 xã Nông thôn mới nâng cao: Thụy Lâm của huyện Đông Anh.
Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn qua diễn đàn khuyến nông Nông thôn mới

Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn qua diễn đàn khuyến nông

Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đặc sản, sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ về Thủ đô Nông thôn mới

Đặc sản, sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ về Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều sản phẩm như: Miến dong Cao Bằng, cốm Mễ Trì, cam Cao Phong, chè shan tuyết Hà Giang, gốm, sừng mỹ nghệ... Phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Ngày 24/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Nông thôn mới

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

TTTĐ - Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%), trong đó, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp đóng góp tích cực trong tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP). Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp thành phố ngày càng được nâng cao, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn.
Hàng trăm sản phẩm OCOP có mặt tại phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao Nông thôn mới

Hàng trăm sản phẩm OCOP có mặt tại phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao

TTTĐ - Sáng 24/12, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức “Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP” mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ diễn ra trong 6 ngày (từ ngày 22 - 27/12), tại số 33 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.
Xem thêm