Tag

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang: Có mặt bằng để làm đường gom nhưng Chủ đầu tư thi công "lấy lệ"

Bạn đọc 31/07/2019 05:28
aa
TTTĐ - Mặc dù tỉnh Bắc Ninh đã bàn giao hơn 6km mặt bằng cho chủ đầu tư, tuy nhiên tiến độ xây dựng đường gom cho cao tốc Hà Nội - Bắc Giang vẫn rất chậm, thậm chí có mặt bằng sạch nhưng chủ đầu tư cũng không thi công. Lí do đưa ra là "nhà thầu nội bộ lục đục", rất hài hước.

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang: Có mặt bằng để làm đường gom nhưng Chủ đầu tư thi công

Bài liên quan

Báo động tình trạng xe khách dừng đỗ, đón trả khách trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang: Lái xe phải trả phí để “mua" nguy hiểm

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang: Hệ thống đường gom chưa hoàn chỉnh là do ai?

Dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang được thông xe kỹ thuật từ ngày 3/1/2016, hơn 4 tháng sau, ngày 25/5/2016, tuyến cao tốc trên 4.200 tỷ đồng này đã chính thức được thu phí, tổng chiều dài toàn tuyến là 45,8km. Mức phí trung bình từ 35.000 - 200.000 đ/lượt.

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đâng được coi là tuyến cao tốc nguy hiểm nhất vì cho phép các xe chạy hỗn hợp.
Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đâng được coi là tuyến cao tốc nguy hiểm nhất vì cho phép các xe chạy hỗn hợp.

Trong quá trình vận hành, đoạn chạy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh của tuyến đường được gọi là cao tốc này vẫn chưa có đường gom. Bởi vậy, các phương tiện vẫn phải chạy hỗn hợp tạo ra một khung cảnh hỗn loạn, tiềm ẩn nguy cơ cho những tai nạn thảm khốc.

Video: Báo động tình trạng xe đón trả khách ngay trên làn đường cao tốc

Trước thực trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chỉ đạo chủ đầu tư phải hoàn thành việc bổ sung đường gom, tách xe máy ra khỏi làn đường cao tốc. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn “khất lần” với lý do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Cho đến thời điểm tháng 7/2019, nhà đầu tư BOT cao tốc Hà Nội - Bắc Giang vẫn chưa thực hiện triển khai thi công đường gom đoạn đi qua tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/7 vừa qua, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức buổi họp về tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng đường gom với sự tham dự của chính quyền địa phương, đại diện Ban quản lý dự án 2 - Bộ Giao thông Vận tải và chủ đầu tư BOT.

Các địa phương đã có báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc xây dựng đường gom tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.
Các địa phương đã có báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc xây dựng đường gom tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Thông tin tại buổi họp, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết, công tác giải phóng mặt bằng đang được các địa phương quyết liệt triển khai. Tháng 8/2019, tỉnh Bắc Ninh sẽ bàn giao cơ bản mặt bằng và tạo mọi điều kiện cho chủ đầu tư triển khai xây dựng đường gom. Tuy nhiên, tỉnh cũng rất lo lắng nếu chủ đầu tư không triển khai thi công giống như một số đoạn đã bàn giao mặt bằng.

Trước đó, chủ đầu tư đã nhận bàn giao khoảng hơn 6km mặt bằng ở Từ Sơn, Tiên Du và Thành phố Bắc Ninh. Mặt bằng này đã đủ điều kiện để thi công đường gom nhưng gần 1 tháng trôi qua có thể nói mọi thứ vẫn “im lìm”.

Giải thích về vấn đề chậm trễ triển khai thi công, chủ đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang lại cho rằng lỗi chính ở đây là do nhà thầu. Phía chủ đầu tư sẽ đôn đốc nhà thầu sớm triển khai thi công.
Giải thích về vấn đề chậm trễ triển khai thi công, chủ đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang lại cho rằng lỗi chính ở đây là do nhà thầu. Phía chủ đầu tư sẽ đôn đốc nhà thầu sớm triển khai thi công.

Hiện dư luận xã hội, đặc biệt là người tham gia giao thông vẫn đang tỏ ra rất bức xúc trước thực trạng dù thiếu đường gom, không đủ điều kiện kỹ thuật, tuyến đường BOT Hà Nội - Bắc Giang vẫn được công nhận là cao tốc và cho thu phí.

Trên thực tế, tuyến đường này chỉ được cải tạo, nâng cấp từ QL1 cũ, không mở rộng diện tích lưu thông, mới chỉ có đoạn đi qua Bắc Giang là đã có đường gom dành cho xe máy và phương tiện thô sơ khác.

Trong các điều kiện cần và đủ để được công nhận là cao tốc và cho thu phí thì tuyến đường này chỉ đạt mỗi tiêu chí là được thực hiện theo hình thức BOT.

Hiện tại đường chưa đạt chuẩn, chủ đầu tư vẫn được thu phí, không phải chịu trách nhiệm gì. Chỉ có người tham gia giao thông là cứ phải "nai lưng'' ra gánh phí, chấp nhận vô vàn bất cập. Những chiếc xe ô tô vẫn đang phải chạy chung đường với xe máy trên cao tốc, xe khách thì vô tư dừng đỗ đón trả khách và bốc dỡ hàng hóa, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm