Tag

Càng trưởng thành... càng cô đơn

Nhịp sống trẻ 02/04/2023 12:00
aa
TTTĐ - Sự thay đổi không ngừng nghỉ của xã hội cùng những áp lực từ nhiều phía đang khiến cuộc sống một mình nơi đô thị của nhiều người trẻ trở nên ngột ngạt, chật vật và cô đơn...
Giới trẻ hiện đại đang lựa chọn lối sống cô đơn

Tự do... nhưng cô đơn

Người trẻ đang có xu hướng sống một mình nhiều hơn vì tự do cá nhân, tự do tài chính hay ngần ngại kết hôn. Cuộc sống độc thân giúp họ có được sự riêng tư nhưng cũng khiến nhiều người đối mặt những khó khăn về kinh tế, sức khỏe và tinh thần. Dù có thể đầy thú vị trên mạng xã hội nhưng đằng sau đó, không ít người trong số họ lại mang trong mình những câu chuyện riêng. Đó là nguyên nhân khiến họ luôn cảm thấy cô đơn và khó chia sẻ.

Đặng Khánh Vân (24 tuổi, nhân viên ngân hàng) chia sẻ: "Từ ngày mạng xã hội bắt đầu phổ biến, những cuộc gặp mặt trực tiếp cũng ít dần, mình cũng càng ngày càng khép mình trong thế giới ảo. Các mối quan hệ cũng ngày càng ít đi, bọn mình thường chỉ nhắn tin, gọi điện, trao đổi thông tin cho nhau trên mạng xã hội.

Và có lẽ do mình quá dựa dẫm vào mạng xã hội, mình cứ nghĩ chỉ cần giữ liên lạc qua việc "kết bạn trên Facebook" là được, nhưng mình đâu biết rằng những buổi họp mặt trò chuyện tâm sự mới là sợi dây kết nối cảm xúc tuyệt vời nhất".

Càng trưởng thành... càng cô đơn
Người trẻ đang ngày càng cô đơn hơn

Khánh Vân cảm thấy đôi khi mình chỉ đang lướt mạng xã hội trong vô thức mà không hiểu mình đang xem nội dung gì. Cô gái trẻ thường xuyên lang thang trên các trang mạng xã hội và chỉ đọc những dòng thông tin, xem những clip giải trí để khỏa lấp sự trống trải ở hiện tại. Bạn bè trên Facebook thì nhiều lắm nhưng cô lại chẳng có ai để nhắn tin, gọi điện. Có ngày, Khánh Vân dường như không lên mạng cả ngày xem có ai quan tâm đến mình không, nhưng cuối ngày khi mở điện thoại lên thấy không có một thông báo nào. Lúc đó, cô gái 24 tuổi mới nhận ra mình cô đơn biết nhường nào.

"Có lần, phòng mình bị mất nước, mình muốn sang nhà ai đó ở nhờ một vài hôm. Nhưng khi mở danh sách bạn bè trên Facebook, mình mới nhận ra mình không biết phải nhắn tin cho ai cả. Mình ghen tỵ với bạn cùng phòng lắm, thỉnh thoảng bạn ấy lại sang phòng bạn bè chơi, cùng nhau tụ tập ăn uống rồi đi du lịch. Mình luôn ao ước có một hội bạn thân như vậy, nhưng chẳng biết từ bao giờ mình lại chẳng có ai để chia sẻ như vậy", Khánh Vân chia sẻ.

Dù cả gia đình đều sinh sống tại Hà Nội nhưng Lê Đức Đạt (26 tuổi) vẫn quyết định chuyển ra ở riêng. Càng lớn, Đạt càng cảm nhận được sự cô đơn ngay trong chính căn nhà mình đang ở. Những mâu thuẫn trong việc làm ăn của bố với mẹ, với những người thân khác trong gia đình khiến không khí trong căn nhà toàn những nụ cười ngày nào giớ không còn nữa. Mọi người vẫn ở cùng nhau nhưng không nói chuyện, không có một bữa ăn chung càng khiến Đạt cảm thấy mệt mỏi hơn.

Vốn là một người sống khép kín, ít bạn, khi chuyển ra ở trọ có nhiều sinh viên đang sinh sống, những tưởng chàng trai 24 tuổi sẽ sẽ bớt cô đơn hơn nhưng những nếp sinh hoạt cũ lại tiếp tục xuất hiện. Cứ thế, mỗi ngày khi hoàn thành xong công việc, Đạt lại về phòng trọ để ngồi trước máy chơi game, xem những bộ phim dài tập.

Càng trưởng thành... càng cô đơn
Đức Đạt sử dụng hết tiền tiết kiệm để đi xa, thay đổi môi trường sống và làm mới bản thân

Nỗi buồn chán, những sinh hoạt không điều độ làm cơ thể của Đạt có dấu hiệu không ổn như thường xuyên đau dạ dày, mọc mụn trên da mặt và cơ thể... Dù hiểu là mình cần phải thay đổi nhưng mỗi lần đi qua nhà, Đạt chần chừ rồi lại nhấn ga đi tiếp. Mỗi lần muốn gọi cho bố mẹ hay chị gái, Đạt lại sợ chẳng biết nói gì và cũng sợ phải nhận sự than thở từ họ. Để vơi đi cảm giác buồn chán, cô đơn, chàng trai trẻ quyết định sử dụng hết số tiền tiết kiệm để dành 1 tháng thuê phòng trọ để nghỉ ngơi tại đảo Lý Sơn.

Không thể chia sẻ cảm xúc

Với Đỗ Thu Hà, sự tách mình ra khỏi "đám đông" của cô gái 25 tuổi lại đến một cách tự nhiên, khi nhận thấy không còn phù hợp và muốn lắng nghe những kiểu giao tiếp mang tính xã giao của nhóm bạn, việc phải “thảo mai” với đồng nghiệp hay những yêu cầu vô lý từ gia đình...

Thu Hà thường tránh né các bữa cơm của gia đình. Nếu lỡ có ngồi ăn cùng bố mẹ, cô gái trẻ gần như chẳng muốn nói điều gì vì mọi người cứ bàn chuyện làm ăn, cạnh tranh nhà giàu, xe đẹp... Mỗi ngày vẫn về nhà nhưng cô gái trẻ chẳng biết làm sao để mình có thể gần hơn với gia đình. Lâu dần, Hà Giang cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Thu Hà tìm đến bói bài tarot và một khóa điều trị tâm lý, nơi cô không cần ngần ngại kiềm chế cảm xúc của bản thân. Trong lúc cùng cả nhóm thực hiện bài tập thổ lộ cảm xúc chân thật với nhóm, Thu Hà thổ lộ rằng mình đã khóc rất nhiều.

"Cuộc sống bây giờ cô đơn quá. Từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả mọi người, chỉ cần bớt chút vội vã, tham lam hay chỉ cần chậm lại đôi chút để hiểu nhau và để tương tác thì hạnh phúc có thể đến dễ dàng mà”, Thu Hà bày tỏ.

Càng trưởng thành... càng cô đơn
Thu Hà không thể chia sẻ được những cảm xúc với bất kỳ người bạn nào

Một mình ra Hà Nội học tập và sinh sống sau khi bố mất và mẹ đi bước nữa, Phương Anh (24 tuổi, quê Kiên Giang) sống một cuộc sống cô độc và gần như không liên lạc với gia đình vì những bất đồng trong quan điểm.

Vào thời điểm tháng 2 vừa rồi, cô gái trẻ bị ngộ độc thức ăn. Mọi thứ càng không hề dễ dàng khi Phương Anh chỉ có một mình. Suốt quá trình điều trị bệnh, cô gái 24 tuổi giấu gia đình tình hình sức khỏe của mình bởi sợ phiền cũng như khoảng cách địa lý là quá xa.

"Khi mắc bệnh, mình ở một mình nên cảm thấy khá buồn, tủi thân và cô đơn. Mình khó ngủ, trằn trọc nhiều đêm nhưng không muốn để ai biết vì có lẽ họ cũng chỉ hỏi han, quan tâm xã giao mình thôi. Mình chọn sống cô đơn, rời xa mọi người vì ghét dư luận, ghét việc phải “diễn” cảm xúc mỗi ngày.

Vậy nhưng trong những ngày tháng nằm viện, mình nhận ra rằng thứ khiến mình sợ hãi nhất không phải những cơn sốt, mệt mỏi mà là cảm giác cô đơn không ai bên cạnh. Có lẽ, đã đến lúc mình cần phải thay đổi…", Phương Anh bày tỏ.

Đọc thêm

Chung kết Steam For Girls: Nhiều giải pháp xanh từ các nữ sinh Camera 360 trẻ

Chung kết Steam For Girls: Nhiều giải pháp xanh từ các nữ sinh

TTTĐ - Sau 3 ngày trải nghiệm các hoạt động và xây dựng dự án, ngày 3/10, các thí sinh “STEAM for Girls - STEAM xanh cho nữ sinh 2024” đã bước vào tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi.
Bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất

TTTĐ - Đồng chí Y Việt Sa, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Kon Tum khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Toàn cảnh Lễ Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp tại Hà Nội Nhịp sống trẻ

Toàn cảnh Lễ Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp tại Hà Nội

TTTĐ - Tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024. Đây là những sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện ấn tượng, nhiều bạn là đảng viên, sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giải thưởng trong nước, quốc tế.
Hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu “Quốc hội trẻ em” Bản tin công tác Đội

Hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu “Quốc hội trẻ em”

TTTĐ - Trong 3 năm học, Nguyễn Khánh Vân, học sinh lớp 9A12 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đã sở hữu tới 31 huy chương tại kỳ thi môn Toán, tiếng Anh các cấp, quốc gia, quốc tế; Quán quân “Thiếu niên toàn năng”… Vì vậy, Vân được mệnh danh là “nữ sinh tài năng”, bạn bè nể phục.
Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vinh danh Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội

TTTĐ - Tối 3/10, tại Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn năm 2024.
Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024 Infographic

Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024

TTTĐ - Năm 2024 là năm thứ 22 Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố.
Những thủ khoa đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những thủ khoa đặc biệt

TTTĐ - “Bố mẹ mình đều là người làm nông, không có cơ hội được học tập vậy nên luôn mong muốn chúng mình sẽ được theo đuổi sự nghiệp học tập tại một môi trường tốt hơn.”, thủ khoa Hứa Thị Len chia sẻ.
Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô

TTTĐ - 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2024 đều chung một mong muốn, khát vọng được đóng góp trí tuệ, sức trẻ trong công cuộc dựng xây Thủ đô và đất nước.
Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo Tôi yêu Hà Nội

Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo

TTTĐ - Tại lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương sẽ kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và Thăng Long - Hà Nội; tiếp tục “dưỡng tâm trong - rèn trí sáng - xây hoài bão lớn”, trở thành tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô học hỏi, phấn đấu, noi theo.
Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước Tôi yêu Hà Nội

Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Đại diện cho 100 thủ khoa xuất sắc phát biểu tại lễ tuyên dương, thủ khoa Vũ Thu Hằng, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 cho biết: Với tất cả nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống Thủ đô anh hùng tuổi trẻ hôm nay nguyện không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, luôn xung kích trong nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo.
Xem thêm