Tag

Cần cưỡng chế những cơ sở gây ô nhiễm chây ỳ “bám” nội đô

Xã hội 01/10/2020 00:00
aa
TTTĐ - Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Nhưng đến nay, số cơ sở di dời chỉ có thể đếm đầu ngón tay, dẫn đến những hệ lụy như ô nhiễm, ùn tắc giao thông...
Nhiều cơ sở sản xuất vẫn chây ì di dời gây nhiều hệ lụy về môi trường
Nhiều cơ sở sản xuất vẫn chây ì di dời gây nhiều hệ lụy về môi trường; Ảnh: Nguyễn Thị Hạnh

Việc đề xuất di dời các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi nội đô đã được kiến nghị từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có mấy đơn vị chịu trả lại đất vàng cho thành phố.

Nhà máy thuốc lá Thăng Long, trong khu công nghiệp “Cao - Xà - Lá” (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) là một điển hình. Một thời gian dài, xung quanh nhà máy đậm đặc mùi thuốc lá, ngày đêm tỏa ra khu dân cư hàng chục năm nay.

Theo chia sẻ của đại diện công ty, vấn đề di dời nhà máy đã được đặt ra từ thế kỷ trước nhưng đến năm 2010 công ty mới hoàn thành thiết kế nhà máy mới; năm 2015 công ty mới được giao đất và đã chủ động đầu tư xây dựng xưởng sản xuất tại nơi mới. Theo kế hoạch được phê duyệt, trước 31/12/2019, công ty phải hoàn thành nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Vị cán bộ này chia sẻ, cái khó của doanh nghiệp là không được cấp ngân sách để di dời trong khi chi phí phục vụ công tác di dời lại hết sức tốn kém.

Cũng “dậm chân tại chỗ” là Công ty Dệt kim Đông Xuân (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng). Mặc dù liên tục nhận được phản ánh từ người dân nhưng đến nay, Công ty tiếp tục hoạt động, sản xuất xả thải khiến người dân xung quanh khu vực ngày ngày phải sống chung với ô nhiễm.

Được biết, năm 2011 Công ty Dệt kim Đông Xuân đã tiến hành xây dựng nhà máy mới ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) và đã đi vào hoạt động ổn định song không rõ vì sao một doanh nghiệp đã được bố trí quỹ đất và hỗ trợ di dời, xây dựng nhà máy mới nhưng nhà máy cũ vẫn duy trì hoạt động, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.

Một trường hợp khác là Nhà máy bia Hà Nội (Habeco) nằm sát mặt đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) với diện tích 5ha. Diện tích này theo quy hoạch sẽ làm vườn hoa, công viên và trường học nhưng cho đến nay việc di dời vẫn “án binh bất động”. Đại diện Habeco cho biết: Habeco đang sở hữu quỹ đất 22 ha tại huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội và đã có nhà máy công suất 200 triệu lít/năm. Sản lượng của dây chuyền sản xuất tại quận Ba Đình chỉ chiếm 1/10 sản lượng của Tổng công ty. Tuy nhiên, về việc di dời, vị này cho hay, “diện tích này thuê hằng năm của Hà Nội, khi nào thành phố có nhu cầu sử dụng và đền bù thì Habeco sẽ di dời”.

UBND thành phố Hà Nội đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng tiêu chí, biện pháp, lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Sau khi trao đổi, đối thoại, về cơ bản các doanh nghiệp thống nhất chủ trương di dời của thành phố, một số doanh nghiệp đã lập kế hoạch chuẩn bị di dời

UBND thành phố thừa nhận, việc di dời các cơ sở công nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm còn chậm, manh mún do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tài chính, cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức di dời, việc bàn giao lại quỹ đất sau di dời cho thành phố, các cơ sở đã thực hiện di dời chủ yếu do doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, so với di dời trụ sở các bộ, ngành, trường đại học, cơ sở y tế, việc di dời cơ sở sản xuất công nghiệp có đặc trưng riêng và cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, tồn tại mới đưa ra được giải pháp khắc phục.

TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, thực trạng trên là do hạn chế trong phân công trách nhiệm. Cơ quan chức năng chưa chỉ đạo ráo riết và triển khai những giải pháp quyết liệt, thiếu đôn đốc giám sát xử lý thường xuyên. Công tác quản lý có mặt còn tồn tại, giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp còn khó khăn, có cụm công nghiệp bị “biến chất”, sử dụng không đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra ban đầu. Sự chậm trễ, thậm chí chây ỳ di dời còn từ nhận thức của chính các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Ông Nghiêm cho rằng, cần phân loại các cơ sở sản xuất công nghiệp để xây dựng kế hoạch cụ thể, ưu tiên di dời cơ sở nào trước, cơ sở nào sau, cơ sở nào bắt buộc hay cần khuyến khích, vận động. Phải chuẩn bị chu đáo cả địa điểm các chuyển đến. Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất cũng cần chú trọng các thiết chế văn hóa như nhà ở cho người lao động, trường học, nhà văn hóa...

Ngoài ra cần có cơ chế đặc thù, nếu cơ sở sản xuất công nghiệp di dời không cần ngân sách trợ giúp thì hỗ trợ về vốn. Các cơ sở sản xuất công nghiệp thuê đất Nhà nước dài hạn, chưa đến hạn phải trả nên không có quyền thu hồi, đòi hỏi phải có sự đồng bộ về thể chế mới giải quyết được. Do đó cần nghiên cứu sửa Luật Đất đai liên quan đến lĩnh vực này. Cần phân rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và TP Hà Nội trong phối hợp di dời để tránh chồng chéo hay phó mặc cho địa phương.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Xem thêm