Cải thiện tình trạng không muốn đi làm sau nghỉ Tết
Tết và những lần “đầu tiên” Tết xa nhà của người trẻ Việt "Độn thổ" với câu chuyện lì xì ngày Tết |
Cảm giác này được gọi là “hội chứng hậu nghỉ lễ” khi cứ nghĩ đến việc đi học, đi làm sau thời gian nghỉ là không ít người, đặc biệt là giới trẻ lại cảm thấy uể oải, chán chường, lo lắng và mệt mỏi,...
Thực tế, không chỉ nghỉ lễ mà mọi người dễ có sự lo lắng này sau bất kỳ sự kiện đặc biệt nào, chẳng hạn như dự đám cưới, hoàn thành công việc quan trọng,... Điều này là do chúng ta phải trở lại cuộc sống bình thường từ các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi mới lạ và phong phú. Vì vậy mà nồng độ hormone trong cơ thể, đặc biệt là adrenaline (mức độ hung phấn) giảm đột ngột.
Cảm giác uể oải trong những ngày đầu tiên đi làm sau khi nghỉ Tết là chuyện hết sức bình thường |
Dưới đây là một số phương pháp giúp người trẻ cải thiện tình trạng không muốn đi làm sau nghỉ Tết:
Thư giãn tinh thần
Sau kỳ nghỉ lễ dài bảy ngày, bạn trẻ nên hoàn thành công việc còn dang dở trong kỳ nghỉ một cách đơn giản nhất và càng sớm càng tốt, đừng trì hoãn, đừng để chúng kéo năng lượng của bạn xuống thêm. Chúng ta có thể viết một bản ghi nhớ kiểu ghi chú, liệt kê những việc chưa hoàn thành và những việc cần làm trong vài ngày đầu sau khi đi làm để có một cái nhìn rõ ràng hơn. Khi nhìn nhận được bao quát nội dung công việc, chúng ta sẽ cảm thấy có hướng đi rõ ràng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Hít thở sâu để đối phó với suy nghĩ "ngại đi làm"
Chúng ta nên chấm dứt các loại hình giải trí càng sớm càng tốt, nắm bắt thời gian để tự điều chỉnh, ngủ và ăn điều độ từ cuộc sống sinh hoạt đến thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều cần có sự điều chỉnh tương ứng. Việc ình tĩnh suy nghĩ về những việc nên làm sau khi đi làm, từ từ điều chỉnh tâm lý quay trở lại trạng thái làm việc là rất quan trọng.
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng và tâm lý không tốt vì mệt mỏi với công việc thì hãy uống một tách trà hoặc một ly cà phê để tỉnh táo hơn. Bạn cũng có thể tập hít thở chậm và sâu cứ sau một vài giờ để sự lo lắng biến mất khỏi cơ thể. ngoài ra, hãy chợp mắt vào buổi trưa và cố gắng đi ngủ sớm vào buổi tối.
Sau kỳ nghỉ lễ dài bảy ngày, bạn trẻ nên hoàn thành công việc còn dang dở trong kỳ nghỉ một cách đơn giản nhất và càng sớm càng tốt |
Giải quyết tình trạng rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi
Vui chơi “tẹt ga” trong kỳ nghỉ lễ dài ngày, thậm chí uống rượu, đánh bài thâu đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể, gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ và đó là lúc chứng "rối loạn giấc ngủ" sẽ tìm đến cửa nhà bạn. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nghỉ ngơi hoặc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đi ngủ sớm dậy sớm, sinh hoạt có trật tự, đảm bảo ngủ đủ giấc.
Thường xuyên lao động trí óc trong thời gian dài sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, dẫn đến lượng máu và oxy cung cấp cho não không đủ, làm suy yếu chức năng bình thường của tế bào não, biểu hiện như chóng mặt, mất ngủ, mơ màng… Cách giải tỏa là để não thư giãn và nghỉ ngơi, bạn có thể xoa bóp đầu nhẹ, khi không thể tập trung thì có thể đi dạo hoặc làm việc vặt khác, nghe nhạc...
Nếu tinh thần mệt mỏi do áp lực của những ngày Tết, bạn nên cố gắng giảm bớt áp lực tâm lý. Nếu cảm thấy việc giảm bớt đã nằm ngoài khả năng của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, trước khi đi làm, chúng ta có thể đi tắm để cơ thể đào thải chất cặn bã từ quá trình trao đổi chất bề mặt cơ thể, làm giãn mao mạch, tiêu trừ mệt mỏi hiệu quả.
Vận động nhiều hơn để tránh “chán ăn”
Hiện tượng "cả ngày không ngớt miệng", hở ra là ăn là điều thường thấy trong dịp Tết. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rất dễ gây đầy bụng, ì ạch, dẫn tới chứng biếng ăn tâm thần. Đối với những người mắc chứng biếng ăn tâm thần, có thể ăn những bữa ăn nhẹ hơn để chiếc bụng đầy được nghỉ ngơi, những người xung quanh cũng có thể kịp thời khai sáng, giải thích và động viên…
Vận động là một cách giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn để tập trung tinh thần |
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tập một môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ nhanh, chạy bộ, khiêu vũ, kéo dãn… Tập một số bài tập khiến tim đập nhanh và đổ mồ hôi, để cơ thể và tinh thần "vận động" và thèm ăn, khẩu vị cũng sẽ được điều chỉnh về trạng thái bình thường.
“Thư giãn tưởng tượng”
Đi đến một không gian yên tĩnh, nhắm mắt lại, tưởng tượng mình đang ngồi hoặc nằm ở một nơi đẹp đẽ, bắt đầu cảm thấy thư thái, toàn thân thả lỏng, hít thở sâu vài cái, cảm thấy năng lượng đã được truyền vào cơ thể mình sẽ khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái và các triệu chứng uể oải, mệt mỏi sẽ dần biến mất.
Sau kỳ nghỉ lễ dài, đối mặt với công việc bận rộn, chắc chắn nhiều người sẽ khó thích nghi trong một thời gian. Trên thực tế, hội chứng sau kỳ nghỉ lễ là một trạng thái tâm lý bình thường mà hầu hết con người hiện đại đều sẽ mắc phải nhưng chỉ cần biết cách điều chỉnh và chăm sóc sức khỏe, chúng ta sẽ có thể trở lại trạng thái như trước kỳ nghỉ lễ trong vòng một tuần hoặc lâu hơn một chút.