Cách uống và sắc thuốc nam đúng "chuẩn"
Chọn mua các loại thuốc nam từ các phòng khám được cấp phép
Hiện nay người dân dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa nhiều bệnh như viêm gan, biếng ăn, đái tháo đường, bệnh về da... Dù đã được cảnh báo nhiều, nhưng tình trạng người dân tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, xuất xứ dẫn tới ngộ độc vẫn liên tiếp xảy ra.
Nhiều thuốc nam có chứa chất cấm, người dân mua về và gánh hậu quả. Đơn cử như bệnh nhân đái tháo đường hay dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc điều trị.
Chỉ đến khi cấp cứu, qua xét nghiệm thuốc nam bác sĩ đã tìm thấy thành phần thuốc là phenformin. Đây là loại thuốc chữa đái tháo đường cũ, vì độc tính rất cao, gây tử vong cho nhiều người nên thế giới đã thu hồi và cấm sử dụng từ những năm 1970.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhiều người đã trộn loại chất bị cấm này vào trong các thuốc chữa đái tháo đường dởm, mạo danh các thuốc y học cổ truyền, thuốc nam để bán ra thị trường gây ra ngộ độc.
![]() |
Người dân cần cảnh giác và tránh xa lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, thuốc nam không đảm bảo về nguồn gốc |
Bác sĩ Trần Văn Bắc , Phó khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Việc mù quáng tin tưởng vào các phương pháp chưa được khoa học chứng minh không chỉ gây tốn kém, lãng phí tiền bạc, mà còn có thể gây hại đến sức khỏe, làm bệnh tình thêm nguy hiểm và tiến triển xấu đi.
Người dân cần cảnh giác và tránh xa lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, thuốc nam không đảm bảo về nguồn gốc (không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế).
Những lưu ý khi sắc thuốc nam
Về các loại thuốc nam, mọi người chú ý khi sắc thuốc phải dùng ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, nồi thép không gỉ, nồi áp suất, ấm sắc thuốc; nếu sử dụng nồi sắt hoặc titan thuốc sẽ bị vô hiệu.
Trong trường hợp sử dụng bếp gas để sắc thuốc, bệnh nhân cũng nên báo trước cho lương y để được hướng dẫn.
Thông thường sau 20-30 phút, thuốc sôi nên để lửa nhỏ cho thuốc hòa tan vào nước đủ liều lượng ấn định. Ngoài ra, chúng ta phải đậy nắp (ấm, nồi) kín nhằm để tránh hương vị, hoạt chất thuốc tỏa hơi.
Nước sắc thuốc phải sạch, có thể dùng nước sôi đã nguội (không nên xài nước mưa chưa nấu chín). Số lượng nước, thời gian nấu do lương y chỉ định.
Tùy loại thuốc mà người sử dụng để tươi, rửa sạch, sao vàng, sao khử thổ, ngâm trong nước mau hay lâu mới đem sắc, đun nhỏ hay lửa lớn đều cần hỏi rõ lương y trước khi sử dụng.
Một số người sau khi uống sẽ gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, trướng bụng ỉa chảy hoặc sau khi ra mồ hôi, mồ hôi tiếp tục ra không dứt (người bị cảm lạnh)…
Với những trường hợp này, bệnh nhân cần báo ngay cho thầy thuốc để có hướng cắt, giảm hoặc thay đổi liều thuốc.
![]() |
Nếu sắc thuốc nam không đúng cách, thuốc khi uống vào sẽ giảm tác dụng |
Thuốc y học cổ truyền hầu hết đều là sản phẩm của thiên nhiên, có nguồn gốc từ thực vật, động vật. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính vị và có khuynh hướng tác dụng khác nhau, từ đó tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc.
Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.
Do đó, để thuốc y học cổ truyền phát huy hiệu quả điều trị tối đa, trong thời gian uống thuốc, người bệnh cần kiêng một số thức ăn mà người xưa gọi đó là "sự kiêng kỵ trong khi uống thuốc".
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng tác dụng của thuốc.
Ví dụ: Các thuốc thanh nhiệt, giải độc dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn khi sử dụng cần tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng và lòng trắng trứng vì đây là những thực phẩm làm tăng nguy cơ dị ứng.
Khi bệnh nhân uống các thuốc an thần, không nên dùng các chất có tính chất kích thích, gây hưng phấn như rượu, ớt, hạt tiêu...
Đối với các thuốc giải cảm có tác dụng phát tán, giải biểu, làm ra mồ hôi, chúng ta cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm có vị chua, mặn vì các chất chua, mặn có khuynh hướng thu liễm phản lại tác dụng của thuốc.
Bệnh nhân uống thuốc ôn trung, khu hàn thì không nên ăn các thức ăn tanh lạnh như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau dền, mồng tơi, vì những thức ăn này khiến hàn tà khó giải; khi uống thuốc tiêu đạo, kiện tỳ để kích thích tiêu hóa thì không nên dùng các thức ăn có dầu mỡ khó tiêu.
Những thuốc thanh phế trừ đàm khi dùng không nên ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Đối với các thuốc bổ dưỡng, khi uống chúng ta không nên ăn cải bẹ, đậu xanh (kể cả giá đỗ) và rau quả có tính lợi tiểu vì sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Trong thời gian uống thuốc nam, người bệnh cũng không nên uống sữa và nước trà (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi sữa và trà dễ phản ứng với các thành phần trong thuốc tạo ra các chất kết tủa gây cản trở cho việc hấp thu qua đó ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Bác sĩ Trần Văn Bắc , Phó khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Việc mù quáng tin tưởng vào các phương pháp chưa được khoa học chứng minh không chỉ gây tốn kém, lãng phí tiền bạc, mà còn có thể gây hại đến sức khỏe, làm bệnh tình thêm nguy hiểm và tiến triển xấu đi.
Người dân cần cảnh giác và tránh xa lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, thuốc nam không đảm bảo về nguồn gốc (không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế).
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể

Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý

Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh
Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery

Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học

Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ"

3 người ngộ độc do ăn gà nấu nấm "lạ", 1 người tử vong

Ngộ độc do ăn nấm, đôi vợ chồng hôn mê, tổn thương gan
