Tag

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới

Nông thôn mới 16/11/2022 15:00
aa
TTTĐ - Thực hiện xây dựng Nông thôn mới, con đường số 44 ở thôn 10, xã Nam Chính (huyện Đức Linh, Bình Thuận) dài 157m vừa được hoàn thành. Người dân rất phấn khởi bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn hẳn quy định đề ra, mở tương lai phát triển lâu dài cho vùng thôn quê nơi đây.
Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn Hà Nội xây dựng Nông thôn mới gắn với mục tiêu phát triển huyện thành quận Động lực quan trọng giúp huyện Lâm Hà xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên Ghi dấu ấn đậm nét trên những công trình Nông thôn mới

Chuẩn bị làm đường, theo đề nghị của Ban Nhân dân thôn 10 và công chức Địa chính - Xây dựng xã Nam Chính, ban giám sát công trình làm đường được thành lập. Tổ trưởng là ông Trần Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã; Tổ phó là ông Nguyễn Minh Tân, Phó Chủ tịch HĐND xã và 3 vị thành viên gồm các ông: Đỗ Văn Hà, Lưu Trọng Kim và Lương Trọng Hiền. Ban giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực hiện thi công và nghiệm thu công trình đường số 44.

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới
Thi công nền đường đảm bảo kỹ thuật, có cống thoát nước đầy đủ

Nay đứng trước con đường rộng rãi, khang trang, đại diện thành viên ban giám sát phấn khởi kể: Quy định chung cho đường giao thông Nông thôn mới có chiều rộng 3m, kết cấu bê tông xi măng dày 18cm, đảm bảo cho xe trọng tải 10-15 tấn đi qua. Tuy nhiên, con đường này được xây dựng rộng tới 4m, bê tông dày hơn 20cm đảm bảo xe trọng tải 30 tấn đi qua thuận lợi.

Theo Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình được Chủ tịch UBND huyện Đức Linh Huỳnh Văn Tính ký ngày 12/10/2022, con đường số 44 dài 157m, chiều rộng mặt đường 3m; Kết cấu bê tông xi măng dày 18cm; Tổng diện tích mặt đường 489m2. Về kinh phí, tổng dự toán 161.946.790 đồng; Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 80.973.395 đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 24.292.018 đồng, Nhân dân huy động và đóng góp 56.681.377 đồng.

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới
Công nhân trải vải địa kỹ thuật đúng quy định

Con đường được xây dựng theo phương “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; Trong đó, Nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng, thi công hoàn chỉnh phần nền đường đất, đắp lề đất và đào rãnh dọc, tổ chức quản lý, bảo trì công trình sau khi xây dựng xong.

Ngày 14/10/2022, Chủ tịch UBND xã Nam Chính Châu Hiền Hòa ký quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu thi công công trình cho Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công. Giá trị trúng thầu là 161.946.790 đồng, hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 30 ngày.

Tuy nhiên, các thành viên ban giám sát công trình làm đường cho hay, khi bắt tay vào xây dựng, người dân thôn 10 nhận thấy đã có nền đất rộng 6m nên cần làm đường rộng hơn với bê tông dày hơn để xe trọng tải lớn qua lại dễ dàng, phục vụ sự phát triển lâu dài. Người dân đã đồng lòng đóng góp thêm và Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công cũng hưởng ứng, không những phải tăng khối lượng thi công mà còn đóng góp thêm tiền. Tổng số tiền tăng thêm hơn 30 triệu đồng, người dân đóng góp hơn 20 triệu, Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công ủng hộ 10 triệu đồng.

Bình Thuận: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng đường giao thông Nông thôn mới
Đường mới rộng rãi làm thay đổi bộ mặt thôn 10

Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Vận tải Ngọc Công tươi cười, cho biết: “Thi công xong con đường, không những công ty không có lời mà còn âm vào vốn nhưng chúng tôi vẫn rất vui. Bởi làm được con đường phục vụ người dân có hiệu quả lâu dài là thêm một kỷ niệm đẹp khó quên trong cuộc đời làm nghề xây dựng cán bộ nhân viên công ty. Thời gian qua, chúng tôi đã thi công nhiều con đường Nông thôn mới ở huyện Đức Linh với tổng cộng hơn 20km. Tất cả đều đảm bảo xe trọng tải 30 tấn qua lại được”.

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm