Bí thư Thành đoàn Hà Nội thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tặng quà và động em trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Lớp học tình thương của bà Nguyễn Thị Côi
Bài liên quan
Huyện đoàn Gia Lâm tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Tấm lòng của tuổi trẻ Thủ đô nơi địa đầu Tổ quốc
Thành đoàn Hà Nội tặng quà thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn
Đoàn Cơ quan Thành đoàn Hà Nội tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên
Tại đây, đồng chí Nguyễn Ngọc Việt đã ân cần hỏi thăm, gửi lời chúc mừng năm mới tới thầy và trò lớp học tình thương của bà Côi; đồng thời cho biết: Việc thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là hoạt động thường niên của Thành đoàn Hà Nội nhân dịp Tết đến, Xuân về. Chương trình nhằm động viên, khích lệ tinh thần của các em học sinh có hoàn cảnh khăn. Từ đó, các em nỗ lực hơn nữa, vượt qua mặc cảm không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống cũng như đón Tết cổ truyền dân tộc vui tươi, ấm áp.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt đã ân cần hỏi thăm, động viên tinh thần bà giáo Côi và các học trò |
Cùng với sự động viên, khích lệ tinh thần đồng chí Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã trao tặng 14 suất quà tới các em nhỏ tại Lớp học tình thương của bà Côi.
Lớp học diễn ra 20 năm nay, do bà Côi nguyên là Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ ở Phường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) giảng dạy. Hiện bà đang dạy học miễn phí cho 14 em học sinh khuyết tật, gặp vấn đề về trí nhớ, mặc bệnh down và trí tuệ chậm phát triển. Lớp học diễn ra buổi sáng từ thứ 2 - thứ 6 trong tuần. Các em tiếp thu chậm, học trước quên sau, thường không tập trung suy nghĩ, cho nên với từng em, bà giáo Côi có một giáo án giảng dạy riêng vì nhận thức, trình độ của các em khác nhau, độ tuổi cũng khác nhau.
Với trẻ khuyết tật, bà Côi vừa là người dạy chữ, vừa là người mẹ hiền, biết lắng nghe, chia sẻ suy nghĩ với trẻ, hướng dẫn các em từ sinh hoạt cá nhân đến học cách chào hỏi lễ phép, biết nhường nhịn bạn bè. Rất nhiều học sinh khuyết tật ngày đầu đến lớp trong trạng thái cáu gắt, bất cần, khó dạy bảo, nhưng sau một thời gian đến với lớp học thì tâm tính đã thay đổi tích cực hơn.