Tag

"Báu vật" của người Brâu

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 30/12/2023 09:00
aa
TTTĐ - Hơn 2 năm bước vào Nghị trường Quốc hội, cô gái duy nhất người dân tộc Brâu - một đồng bào dân tộc thiểu số ít người của huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã thể hiện được năng lực, khát khao cống hiến.
Tặng hơn 1 triệu suất quà đến người có công dịp Tết Nguyên đán Đắk Lắk: Bắt đối tượng trộm 6 xe máy của người dân
Nàng Xô Vi – Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Nàng Xô Vi - Đại biểu Quốc hội khóa XV (ảnh nhân vật cung cấp)

Tháng 12, đất và người Tây Nguyên đang dần trở mình để bước vào mùa Xuân, mùa của con ong rộn ràng kéo nhau từng đàn đi lấy mật giữa những đồi cà phê rộng ngút ngát, chạy tít tắp trên sườn đồi, mùa với những khát khao cháy bỏng của những cô gái, chàng trai vùng biên của xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum).

“Cái ơn” với Thao Lợi

Về thôn Đăk Mế, xã Pờ Y - huyện Ngọc Hồi, các thế hệ từ già đến trẻ, từ trai đến gái kể nhau nghe một câu chuyện thật đẹp về một nữ Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum (khóa XV) với nghị lực phi thường.

Làng Đăk Mế sinh ra một cô gái với cái tên thật trìu mến - Nàng Xô Vi và được dân làng xem như là “báu vật” của người Brâu.

Bước qua cánh cổng làng thôn Đăk Mế, chúng tôi hỏi thăm nhà của Nàng Xô Vi, tất thảy người dân ai cũng biết. Đến cậu bé học lớp 1, nói tiếng Kinh chưa sõi cũng biết về Nàng Xô Vi. Cậu bé chỉ tay về ngôi nhà nhỏ nhắn của Nàng Xô Vi khi thấy có người hỏi.

Bên trong ngôi nhà đơn sơ nhưng vô cùng ngăn nắp, những tấm bằng khen, những tấm hình chụp tại Nghị trường Quốc hội được treo ngay ngắn, trang trọng giữa căn nhà. Đó là thành quả của một hành trình dài mà Nàng Xô Vi đã vất vả đạt được.

Ông Thao Gù (bố của Nàng Xô Vi) kể: “Ngày đó cái bụng còn đói, quanh năm suốt tháng chỉ cày nương, làm ruộng nhưng cũng không đủ lo cho các con ăn, chứ nói gì có tiền để các con học hành.

Xô Vi chăm học lắm, ngoài thời gian phụ giúp gia đình việc nhà cửa, lúc nào cũng thấy nó đọc sách và tìm tòi”.

Bố của Nàng Xô Vi, nhớ lại: “Cái ngày nó trúng cử Đại biểu Quốc hội, 2 vợ chồng tôi vui lắm, không tin đây là sự thật. Cả làng Đăk Mế ai cũng vui mừng, tự hào. Hết người này đến người khác lui tới chúc mừng.

Hôm đó, cả làng Đăk Mế ăn mừng vì có một nữ Đại biểu Quốc hội đầu tiên của người Brâu”.

Nàng Xô Vi (ngoài cùng bên trái) là tấm gương cho thế hệ trẻ về nghị lực sống và vươn lên
Nàng Xô Vi là tấm gương cho thế hệ trẻ về nghị lực sống và vươn lên (ảnh nhân vật cung cấp)

Trong câu chuyện với bố của Nàng Xô Vi, ông Thao Lợi (nguyên trưởng thôn Đăk Mế) được nhắc đến nhiều trên hành trình tìm con chữ của Nàng Xô Vi.

Ông Thao lợi cho biết: “Làng Đăk Mế là một làng sinh sống của người đồng bào dân tộc Brâu.

Cả làng chỉ có khoảng 500 nhân khẩu, hầu hết người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, huống gì là việc các cháu được học hành đầy đủ, được làm “ông này, bà kia”.

Một hôm, cháu Xô Vi đến tìm gặp mình, Xô Vi kể về những khó khăn và khao khát được đi học, được tìm con chữ để sau này có thể trở thành một giáo viên, về giúp đỡ cho các em nhỏ của buôn làng”.

Nghe đến đây, mình ưng cái bụng, nhưng để thuyết phục của bố mẹ của Nàng Xô Vi là một điều vô cùng gian nan. Bởi gia đình Xô Vi nghèo lắm, cơm còn không có ăn thì sao có tiền cho con cái đến trường.

Ngày đó, mình là trưởng thôn Đăk Mế nên cũng có tiếng nói với người dân, mình đến tìm gặp bố mẹ của Xô Vi để động viên, thuyết phục cho Xô Vi tiếp tục được theo đuổi con chữ để thay đổi tương lai Xô Vi.

Nghe trưởng thôn nói cũng có cái lý, vậy là bố mẹ Xô Vi xiêu lòng. Ông Thao Lợi cũng chính là người đưa Nàng Xô Vi xuống tận trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum để nộp hồ sơ. Tuy nhiên, lúc này nhà trường đã ngừng tuyển sinh.

Không kịp suy nghĩ điều gì, ông Thao Lợi ngược xuôi tìm đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum để “cầu cứu”. May mắn thay, khi biết được sự ham học, quyết tâm của Nàng Xô Vi nên lãnh đạo Sở cũng đã tạo điều kiện để Xô Vi đến trường học tập.

Cô Vi cùng học trò ở Phân hiệu trường PTDTNT tỉnh ở huyện Ia H'Drai (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cô giáo Xô Vi cùng học trò ở Phân hiệu trường PTDTNT tỉnh ở huyện Ia H'Drai (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Lại nói về Nàng Xô Vi, sau 3 năm theo học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, với khát khao trở thành một cô giáo, Xô Vi về nhà thuyết phục bố mẹ để được thi vào đại học.

Phần vì thương con gái, phần vì sự hiếu học của Nàng Xô Vi, bố mẹ đành gom hết tiền bạc trong gia đình, chạy vạy khắp bà con lối xóm để gom góp từng đồng cho Xô Vi có thêm kinh phí để đi thi.

Không phụ lòng của người dân làng Đăk Mế, năm đó (năm 2014), Nàng Xô Vi là người dân tộc Brâu đầu tiên đậu vào Trường Đại học Sư phạm Huế, chuyên ngành Sư phạm Địa lý.

Xô Vi nhớ lại: “Khi biết mình đậu đại học, trong lòng vừa mừng lại vừa lo. Hôm đó, bố mẹ ở trên rẫy nên mình đến nhà bác Thao Lợi để “cầu cứu”. Tối hôm đó, bác Thao Lợi đi khắp thôn Đăk Mế, vận động người dân hỗ trợ để có kinh phí được đi học.

Chẳng ai bảo ai, người có con gà thì cho con gà, người có gạo cho gạo, người có tiền thì cho tiền. Vậy là Xô Vi cũng có ít “lộ phí” để ra Huế nhập học.

Nàng Xô Vi tham luận tại Quốc hội về các chính sách đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nàng Xô Vi (ngoài cùng bên trái) - Đại biểu Quốc hội khóa XV (ảnh nhân vật cung cấp)

Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, trong suốt quá trình theo học tại Huế, Nàng Xô Vi đã phải bươn chải làm đủ thứ việc, từ phụ quán cơm cho đến rửa chén bát thuê. Cứ có tiền để trang trải cho cuộc sống và học hành là Xô Vi làm, cô không quản khó khăn, vất vả.

Sau 4 theo học ngành sư phạm, năm 2018, Xô Vi ra trường với tấm bằng khá trong tay và quyết định “nam tiến”. Xô Vi xin vào thỉnh giảng tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.

Được một thời gian, khi nghe tin ngành giáo dục tại Kon Tum thi tuyển viên chức, không chần chừ, Xô Vi khăn gói về nộp hồ sơ và đã trúng viên chức tại Trường PTDT nội trú tỉnh Kon Tum – ngôi trường mà Nàng Xô Vi từng có 3 năm theo học. Sau đó, Xô Vi được phân về phân hiệu huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) công tác.

Đại biểu Quốc hội người Brâu đầu tiên

Quá trình giảng dạy tại phân hiệu huyện Ia H’Drai, mặc dù là một cô giáo còn rất trẻ, nhưng Nàng Xô Vi luôn thể hiện sự khát khao cống hiến. Đặc biệt, Nàng Xô Vi luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Ghi nhận những nỗ lực đó, Trường PTDT nội trú tỉnh Kon Tum đã đề cử Nàng Xô Vi trở thành Đại biểu Quốc hội. Tháng 7/2021, Nàng Xô Vi đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ trúng cử 82,97%. Cô cũng là Đại biểu Quốc hội ngành Giáo dục trẻ nhất khi mới chỉ 25 tuổi.

Khi hay tin trúng cử Đại biểu Quốc hội, Nàng Xô Vi không giấu được vui mừng và xúc động. Nhưng bên cạnh đó, cô cũng lo lắng bởi trọng trách nặng nề mang tiếng nói của ngành giáo dục tỉnh nhà đến với Nghị trường Quốc hội.

Nàng Xô Vi, chia sẻ: “Trải qua 2 năm đứng tại Nghị trường Quốc hội, tôi cùng những Đại biểu khác mang những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội. Đặc biệt là chính sách của ngành Giáo dục đối với người đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn”.

Nàng Xô Vi tham luận tại Quốc hội về các chính sách đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nàng Xô Vi tham luận tại Quốc hội về các chính sách đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh nhân vật cung cấp)

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, TS Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết: “Nàng Xô Vi là người dân tộc Brâu đầu tiên và trẻ nhất của ngành giáo dục trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Khi trở thành Đại biểu Quốc hội thì Xô Vi cùng các Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã mang những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nhà giáo về các chính sách như: Giảm tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, vấn đề tiền lương… đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay; tham gia thảo luận các giải pháp của Quốc hội giải quyết những khó khăn của ngành giáo dục cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Đặc biệt là chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo ở những địa bàn khó khăn… qua đó làm cầu nối chuyển tải đến với Quốc hội thông qua các phiên thảo luận.

Với vai trò là Đại biểu Quốc hội, Nàng Xô Vi đã trở thành nguồn cảm hứng về khát vọng vươn lên, sự nỗ lực không ngừng nghỉ cho lớp trẻ, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn”, TS Phạm Thị Trung bày tỏ.

Đọc thêm

Tự hào lưu danh Sổ vàng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào lưu danh Sổ vàng

TTTĐ - Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội khi tham dự Lễ ghi danh Sổ vàng năm 2024.
100 thủ khoa xuất sắc ghi danh Sổ vàng tại Văn Miếu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

100 thủ khoa xuất sắc ghi danh Sổ vàng tại Văn Miếu

TTTĐ - Chiều 2/10, 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội năm 2024 vinh dự có mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám để ghi tên mình vào Sổ vàng truyền thống.
Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng trao quà hỗ trợ người dân sau bão Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng trao quà hỗ trợ người dân sau bão

TTTĐ - Ngày 2/10, Hội Doanh nhân trẻ thành phố Hải Phòng tiếp tục tổ chức trao quà hỗ trợ bà con tại các quận, huyện bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trong thời gian vừa qua.
Thủ khoa Bách khoa: Không coi nhẹ, bỏ qua bất kỳ môn học nào Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thủ khoa Bách khoa: Không coi nhẹ, bỏ qua bất kỳ môn học nào

TTTĐ - Nguyễn Thế An (sinh 2002) là một trong 2 sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp với điểm số tuyệt đối, điểm rèn luyện xuất sắc. An cho biết, muốn đạt được điểm cao, sinh viên cần nắm chắc nội dung môn học...
Khi tân sinh viên lần đầu đi hiến máu... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi tân sinh viên lần đầu đi hiến máu...

TTTĐ - Để ghi dấu những bước chân đầu tiên tại ngôi trường mới, nhiều bạn tân sinh viên đã quyết tâm hiến máu lần đầu.
Học trò Phương Liệt gửi yêu thương đến vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Học trò Phương Liệt gửi yêu thương đến vùng cao

TTTĐ - Thấu hiểu những vất vả của các bạn nhỏ và thầy cô giáo vùng cao trong cơn bão số 3, thầy cô và học trò trường Tiểu học Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội quyên góp giúp đỡ bạn học sinh với số hiện vật 5 thùng đồ dùng học tập, 2.155 quyển vở, hơn 200 bộ sách giáo khoa.
Bình Dương tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024 Nhịp sống phương Nam

Bình Dương tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024

TTTĐ - Tối 29/9, tại Đội Thanh niên xung phong tỉnh Bình Dương, Tỉnh đoàn Bình Dương đã long trọng tổ chức chương trình tổng kết Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm 2024. Tại chương trình, Tỉnh đoàn tuyên dương nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tình nguyện hè.
Khám bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa cho 1.000 người dân Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khám bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa cho 1.000 người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngày 29/9, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai cùng Công ty AstraZeneca Việt Nam tổ chức chương trình CAREME – yêu lấy mình, khám tầm soát bệnh tim mạch – thận – chuyển hóa cho Nhân dân tại Hà Nội.
Để tuổi trẻ tự tin trên đường hội nhập quốc tế... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để tuổi trẻ tự tin trên đường hội nhập quốc tế...

TTTĐ - Sáng 28/9, tại TP Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn đã khai mạc Hội trại "Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - Bản lĩnh hội nhập" năm 2024.
364 suất quà hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

364 suất quà hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bão lũ

TTTĐ - Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức chương trình gặp mặt và trao tặng 364 suất quà trị giá 860.000.000 đồng tới 182 sinh viên có gia đình chịu thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra
Xem thêm