Tag

Ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù

Quy hoạch - Xây dựng 23/10/2024 22:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 485/TB-VPCP ngày 23/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
Thúc tiến độ công trình trọng điểm, đảm bảo giải ngân đầu tư công Lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu với các khó khăn của doanh nghiệp Đưa 5 dự án ra khỏi danh mục công trình trọng điểm cấp TP Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và các công trình trọng điểm
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thông báo kết luận nêu rõ, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng, việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đã đạt được một số kết quả nổi bật như:

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên, quyết liệt, sát sao, kịp thời chỉ đạo phát triển ngành xây dựng, nhất là doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng thường xuyên có mặt trên công trường các dự án để kiểm tra, động viên, đôn đốc với tinh thần chia sẻ những khó khăn, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ, vượt qua thách thức để vươn lên, trưởng thành. Cùng với đó là sự tham gia, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, điển hình là dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên).

Các doanh nghiệp đã tích cực chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão, gió", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày Tết, xuyên ngày lễ", "ba ca, bốn kíp", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm". Các nhà thầu chính hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà thầu phụ, doanh nghiệp địa phương tham gia dự án để thúc đẩy, cùng nhau lớn mạnh, trưởng thành, tất cả vì sự phát triển của đất nước.

Các doanh nghiệp, người dân và cơ quan chức năng đã phối hợp, chia sẻ để cùng nhau vượt qua những thách thức, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các dự án đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các dự án cũng còn những tồn tại, hạn chế, bất cập, trong đó có sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng. Các quy định của pháp luật còn bất cập, vướng mắc vẫn chưa được giải quyết triệt để; thiếu định mức, đơn giá xây dựng cho một số công tác xây dựng. Một số định mức ban hành chưa phù hợp với thực tiễn; thủ tục thanh toán vốn còn rườm rà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp xây dựng; việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao kỹ năng nghề còn hạn chế; công tác tổ chức thực hiện chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

6 nhiệm vụ trọng tâm

Để hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, đặc biệt là đến năm 2025, hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, hoàn thành xây dựng một số cảng hàng không, cảng biển, hạ tầng điện, hạ tầng viễn thông,… đáp ứng yêu cầu cao, mong đợi lớn của nhân dân, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, nhận thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia trong tạo không gian phát triển mới, giúp hình thành các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, làm tăng giá trị của đất đai, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, của nền kinh tế. Việc triển khai các dự án hạ tầng chiến lược đã và đang được làm tốt, sắp tới phải làm tốt hơn.

Thứ hai, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hạ tầng chiến lược về giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa… với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thứ ba, tập trung ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến; đào tạo nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực quản trị theo hướng thông minh trong hoạt động của các doanh nghiệp và triển khai các dự án, đặc biệt đối với doanh nghiệp xây dựng.

Thứ tư, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế liên quan giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, quy chuẩn, quy trình, đấu thầu, chỉ định thầu… trong triển khai dự án, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế.

Thứ năm, các doanh nghiệp xây dựng cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ sức mạnh nội sinh, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt thể chế, cơ chế tạo nguồn lực tài chính, nguồn lực về con người và hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ.

Thứ sáu, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp luôn chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu với các khó khăn, thách thức, động viên, khích lệ về những thành quả đã làm được; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, nguồn lực, nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, góp phần phát triển đất nước.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phát huy nguồn lực của người dân, doanh nghiệp

Về nhiệm vụ cụ thể, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương thực hiện tốt yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra và cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Các Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành tập trung rà soát, tổ chức xác định, ban hành kịp thời các định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành theo thẩm quyền; chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư chủ động tổ chức xác định, điều chỉnh định mức để áp dụng cho công trình theo thẩm quyền phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh quyết toán hợp đồng.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch; tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp tình hình để huy động, phát huy nguồn lực của người dân, doanh nghiệp để phát triển hạ tầng chiến lược; phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát quy định về hợp đồng xây dựng trong đấu thầu, rà soát quy định còn chồng chéo, vướng mắc giữa các luật chuyên ngành.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư nhanh chóng

Bộ Tài chính triển khai các chính sách liên quan thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, chính sách tài khóa tạo thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp; thực hiện thanh, quyết toán hợp đồng, quyết toán vốn đầu tư nhanh chóng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất, tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Các ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, góp phần hạ lãi suất, nghiên cứu các gói tín dụng ưu tiên cho phát triển hạ tầng.

Các địa phương, dưới sự lãnh đạo của bí thư cấp ủy, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, đầy đủ điện, nước, vệ sinh môi trường, trường học, trạm xá, quan tâm tạo việc làm, chăm lo sinh kế, đời sống, sản xuất, kinh doanh… của người dân. Các tỉnh chủ động phối hợp, động viên, chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà thầu, không để nhà thầu cô đơn trên công trường; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động công an, quân đội làm những lĩnh vực có thể như xây dựng đường điện 500kV.

Các doanh nghiệp thi công các công trình, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu giám sát phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp các thông tin và đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn; các thông tin, số liệu, dữ liệu về định mức, đơn giá xây dựng công trình để làm cơ sở rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đọc thêm

Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch - Xây dựng

Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

TTTĐ - Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ các tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng...
Khởi công xây dựng đường Liên Phường và cầu bắc qua rạch Mương Kinh Quy hoạch - Xây dựng

Khởi công xây dựng đường Liên Phường và cầu bắc qua rạch Mương Kinh

TTTĐ - Dự án đánh dấu cột mốc quan trọng góp phần gia tăng kết nối giao thông và giao thương khu vực phường An Phú (TP Thủ Đức) nói chung, dự án The Global City nói riêng đến các khu vực dân cư lân cận khu Đông TP Hồ Chí Minh.
“Bình minh mới” cho thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

“Bình minh mới” cho thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Thị trường bất động sản nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng trong 9 tháng năm 2024 đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều dự án cũ sau thời gian dài "ngủ đông" được khởi công, chủ đầu tư đang rốt ráo hoàn tất thủ tục để đưa hàng ra thị trường. Tuy nhiên, lĩnh vực vẫn tồn tại nhiều vướng mắc cần được xem xét và tháo gỡ, cần sự hiến kế của chuyên gia và doanh nghiệp.
Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai có hiệu quả tại địa phương Bất động sản

Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai có hiệu quả tại địa phương

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 105/CĐ-TTg ngày 10/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Quảng Ngãi:  Đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Dung Quất Bất động sản

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Dung Quất

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư phát huy tối đa năng lực, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
Quy định mới về phân lô, tách thửa đất tại Thừa Thiên - Huế Quy hoạch - Xây dựng

Quy định mới về phân lô, tách thửa đất tại Thừa Thiên - Huế

TTTĐ - Từ ngày 3/10/2024 tỉnh Thừa Thiên - Huế quy định diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách thửa ở các phường của TP Huế là 60m2.
Huyện Tiên Lãng cấp 45.454 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 3 năm Quy hoạch - Xây dựng

Huyện Tiên Lãng cấp 45.454 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 3 năm

TTTĐ - Ngày 24/9, Đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng, Trưởng Đoàn giám sát về thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố làm việc với UBND huyện Tiên Lãng. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan.
Quy định mới về chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất Quy hoạch - Xây dựng

Quy định mới về chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất

TTTĐ - Để chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024, bên chuyển nhượng phải có Giấy chứng nhận, đất không tranh chấp, không bị kê biên, còn thời hạn sử dụng, và không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp...
Để Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương... Nhịp sống phương Nam

Để Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương...

TTTĐ - Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 790/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở quan trọng để Bình Dương hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị với nhiều định hướng mang tính đột phá về ý tưởng, chiến lược và tầm nhìn quy hoạch. Đồng thời, quy hoạt cũng tạo động lực xây dựng Bình Dương đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại.
Tỉnh Bình Dương hướng tới phát triển “xanh” Quy hoạch - Xây dựng

Tỉnh Bình Dương hướng tới phát triển “xanh”

TTTĐ - Theo Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương phát triển song hành cùng với công tác bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu “Bình Dương xanh".
Xem thêm