Tag
TP Hồ Chí Minh:

Nhà ở xã hội sẽ đột phá từ chính sách mới?

Nhịp sống phương Nam 21/11/2024 11:10
aa
TTTĐ - Nhiều chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh đã cùng mổ xẻ những đột phá từ chính sách mới cho nhà ở xã hội, những hạn chế trong phát triển loại hình bất động sản này cũng như đóng góp ý kiến giúp cải thiện và thúc đẩy sự phát triển dự án tại toạ đàm “Nhà ở xã hội: Đột phá từ chính sách mới” do Báo Người lao động tổ chức.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội Cần rút gọn thủ tục trong triển khai dự án nhà ở xã hội Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

Sáng 21/11, Báo Người lao động tổ chức toạ đàm “Nhà ở xã hội: Đột phá từ chính sách mới”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia.

Nhà ở xã hội sẽ đột phá từ chính sách mới?
Toạ đàm “Nhà ở xã hội: Đột phá từ chính sách mới” do Báo Người lao động tổ chức sáng 21/11 (Ảnh: Hoàng Triều)

Thúc đẩy bằng nhiều chính sách mới

Phó Trưởng phòng Nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Phạm Thị Thu Hà cho biết, trong chính sách nhà ở xã hội mới, vai trò của chính quyền địa phương trong việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được nhấn mạnh, chính quyền phải xác định rõ việc xây dựng nhà ở xã hội nằm trong hay ngoài dự án nhà ở thương mại, hoặc yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền thay thế.

Các ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng được luật hóa, được miễn tiền sử dụng đất và không cần thực hiện thủ tục xác định giá đất. Chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% trên diện tích xây dựng nhà ở xã hội và ưu đãi tối đa 20% tổng diện tích đất hoặc sàn xây dựng để phát triển công trình thương mại. Những thay đổi này nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia, tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Luật cũng cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ quản các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê, sử dụng nguồn tài chính từ Công đoàn.

Bên cạnh đó, quy định mới còn mở rộng đối tượng được hưởng nhà ở xã hội như doanh nghiệp, hợp tác xã, và liên hiệp hợp tác xã tại khu công nghiệp.

Theo bà Phạm Thị Thu Hà, Luật Nhà ở 2023 đã cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thu nhập thấp. Luật bãi bỏ điều kiện cư trú khi mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, điều kiện về thu nhập cũng được nới lỏng khi cá nhân độc thân có lương dưới 15 triệu đồng/tháng hoặc gia đình có tổng thu nhập không vượt quá 30 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội; riêng Lực lượng vũ trang Nhân dân, mức thu nhập được tính theo hàm Đại tá.

Ngoài ra, nguồn vốn hỗ trợ cũng có đột phá, chủ đầu tư được vay vốn từ ngân hàng, còn người dân không chỉ được vay để sửa chữa mà còn để mua nhà ở xã hội, giúp thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực này.

block C khu căn hộ EHomeS Nam Sài Gòn - một dự án nhà ở xã hội của Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) đã chính thức cất nóc.
Việc nới lỏng quy định thu nhập cá nhân khi mua nhà ở xã hội kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu từ người dân

TS. Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP Hồ Chí Minh nhìn nhận, nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế, và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.

Riêng tại TP Hồ Chí Minh, chính quyền đã triển khai thêm các chính sách hỗ trợ đối với người mua nhà ở xã hội, các hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ một phần kinh phí mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, với mức hỗ trợ dao động từ 30 - 90 triệu đồng.

Để đạt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, TS. Trần Quang Thắng cho rằng bên cạnh những chính sách mới, TP Hồ Chí Minh cần triển khai các giải pháp linh hoạt, sáng tạo.

Ví như ông đề xuất phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh trung tâm TP Hồ Chí Minh nhằm giảm giá thành nhà ở xã hội, tạo thêm cơ hội cho người thu nhập thấp; đồng thời kết hợp triển khai mô hình TOD, phát triển đô thị gắn kết giao thông công cộng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân cư.

Đầu tư còn nhiều khó khăn

Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP Hồ Chí Minh (HFIC) nhìn nhận, mặc dù chính sách đã có cải thiện, điều kiện thu nhập áp dụng cho đối tượng mua nhà ở xã hội được nới lỏng nhưng cơ bản người không đủ thu nhập để sống thì khó có khả năng trả nợ khi vay mua nhà.

Cùng với đó, mức lợi nhuận tối đa 10% cho chủ đầu tư vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội. “Đây là một hạn chế lớn, cần nghiên cứu thêm các cơ chế ưu đãi khác để khuyến khích đầu tư”, ông Nguyễn Quang Thanh nhấn mạnh.

Một điểm khác theo ông Nguyễn Quang Thanh là do thủ tục đầu tư vẫn còn phức tạp. Dù các dự án đã được chấp thuận chủ trương, nhưng quy trình thẩm định và phê duyệt thủ tục thường kéo dài quá lâu, có dự án mất từ 4 - 5 năm mà vẫn chưa hoàn thành, gây cản trở lớn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí và giảm sức hút của các dự án nhà ở xã hội.

Song song với đó, sau khi được phê duyệt, giá mua nhà ở xã hội thường không đồng nhất với phương án ban đầu, gây khó khăn cho chủ đầu tư, đặc biệt là những doanh nghiệp không có vốn đối ứng đủ mạnh.

“Nếu các vấn đề trên được giải quyết đồng bộ, chắc chắn sẽ tạo động lực lớn để thu hút các nhà đầu tư tham gia, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội”, ông Nguyễn Quang Thanh thẳng thắn.

Nhà ở xã hội sẽ đột phá từ chính sách mới?
Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP Hồ Chí Minh (HFIC) nhìn nhận những khó khăn khi đầu tư nhà ở xã hội (Ảnh: Hoàng Triều)

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh (Hepza), để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, cần đặt mục tiêu chính là đảm bảo cho công nhân và người lao động có nơi ở và sinh hoạt chất lượng, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

“Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như cung cấp các gói tín dụng ưu đãi cho nhà đầu tư và người thuê nhà, đồng thời đơn giản hóa quy trình phê duyệt và rút ngắn thời gian triển khai dự án. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ trách nhiệm cộng đồng của mình trong việc tạo điều kiện cho người lao động có nơi ở ổn định”, ông Nguyễn Thanh Bình nói.

Nhà ở xã hội liệu có đột phá từ chính sách mới?
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đánh giá những điểm bất cập về nhà ở xã hội ở TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Hoàng Triều)

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, mặc dù Luật Nhà ở 2023 có nhiều chính sách mới, tích cực hơn nhưng các văn bản dưới luật vẫn còn nhiều vấn đề cần cân nhắc. Một số doanh nghiệp tự dùng nguồn vốn cá nhân để phát triển dự án nhà ở xã hội mà không nhận bất kỳ ưu đãi nào từ Nhà nước nhưng vẫn bị yêu cầu kiểm toán, gây thêm áp lực...

Cùng với đó, theo ông Châu, nhà trọ được xem như một mô hình nhà ở xã hội, nhưng lại không được công nhận là nhà ở xã hội. Đây là một bất cập cần được xem xét và điều chỉnh.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh ý kiến, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, cần tập trung vào các yếu tố cốt lõi như quỹ đất, hỗ trợ tín dụng và đơn giản hóa thủ tục đầu tư; chi phí mua đất cần được tính toán đúng và đủ, đồng thời lãi suất cho vay nên được giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn...

Đánh giá chung, Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân nhìn nhận, những ý kiến đóng góp là vô cùng cần thiết đối với công cuộc phát triển nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh và cả nước. Báo chí vừa là cơ quan tuyên truyền những chính sách mới, cũng sẽ là cầu nối để đưa những ý kiến của chuyên gia đến các cấp chính quyền để cùng nhau hoàn thiện tốt nhất thể chế, chính sách về nhà ở xã hội cho người dân...

Theo đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021 - 2030) và chương trình phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2021 - 2030), TP Hồ Chí Minh dự kiến phát triển khoảng 69.700 - 93.000 căn nhà ở xã hội, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển 26.200 đến 35.000 căn.

Về kết quả thực hiện, lũy kế từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến tháng 9/2024, thành phố đã hoàn thành 6 dự án (5 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân) với quy mô 2.745 căn hộ và đang thi công 4 dự án với gần 3.000 căn hộ. Kết quả này được nhìn nhận vẫn còn khiêm tốn.

Tin liên quan

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Bình Dương có 2 tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Nhịp sống phương Nam

Bình Dương có 2 tân Phó Giám đốc Công an tỉnh

TTTĐ - Bộ Công an quyết định điều động, bổ nhiệm 2 tân Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương. Theo đó, Thượng tá Bùi Thanh Trực và Thượng tá Phan Huy Văn được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương.
TP Hồ Chí Minh quyết tâm không bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh quyết tâm không bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi

TTTĐ - Nếu để bỏ sót trường hợp trẻ chưa được tiêm vaccine sởi trên địa bàn, lãnh đạo nơi đó chịu trách nhiệm trước UBND TP Hồ Chí Minh.
Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường Nhịp sống phương Nam

Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường

TTTĐ - Khoảng 800.000 người dân cần làm lại giấy tờ, gần 1.000 cán bộ dôi dư sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập 80 phường.
TP Hồ Chí Minh: Kết nối tiềm năng du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Du lịch

TP Hồ Chí Minh: Kết nối tiềm năng du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sắp diễn ra tại TP Cần Thơ kỳ vọng sẽ quảng bá hình ảnh đẹp của các tỉnh, thành phố, kích cầu sản phẩm, dịch vụ du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch vùng.
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiến lược cho hợp tác kinh tế giữa Long An và doanh nghiệp Đức Doanh nghiệp

Chiến lược cho hợp tác kinh tế giữa Long An và doanh nghiệp Đức

TTTĐ - Ngày 18/11, tại Cologne, đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đã tham dự “Hội nghị bàn tròn thương mại đầu tư Long An - Cologne” và xúc tiến các buổi gặp gỡ, trao đổi tích cực với các tổ chức doanh nghiệp và nhà đầu tư hàng đầu tại Đức.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường công tác đấu giá đất trên địa bàn Thị trường

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường công tác đấu giá đất trên địa bàn

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản chỉ đạo đến các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tăng cường công tác đấu giá đất, kế hoạch đấu giá đất trên địa bàn.
Bình Dương: Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới Thể thao trong nước

Bình Dương: Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới

TTTĐ - Sáng 19/11, tại Hội trường Cục Hải quan tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị triển khai Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/1/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới; Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 4356/KH-UBND ngày 9/8/2024 của UBND tỉnh về việc tổ chức Đại hội TDTT các cấp tỉnh Bình Dương năm 2025 - 2026.
Xem thêm