Tag
Học Bác lòng ta trong sáng hơn

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Văn hóa 21/05/2020 08:45
aa
TTTĐ - Công chức, viên chức luôn là người đi đầu, là lực lượng chủ chốt để tạo ra những đột phá cho xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Từ việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác tại nơi công sở, tinh thần này sẽ được lan tỏa về khu dân cư nơi họ sinh sống, đến gia đình, con cái để tạo nên những giá trị mới cho văn hóa Hà Nội.

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý và Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, tháng 11/1959 (Ảnh tư liệu)

Bài liên quan

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Bài 3: Gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ

Bài 4: Biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu

Nhân lên những “tấm gương”

Dễ dàng nhận thấy phẩm chất nổi bật, tạo nên phong cách, tư tưởng của Bác Hồ chính là việc phải nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nêu gương có một vai trò to lớn và là một giá trị trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Người nói “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Bác suốt cả cuộc đời giản dị, cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân chính là một tấm gương vĩ đại mà chúng ta soi mãi càng thấy sự trong sáng, cao cả của Người. Bác nhân văn, có tầm nhìn và tầm lãnh tụ ở chỗ, Người chỉ ra phải nêu gương và người cũng chỉ ra phương pháp để nêu gương.

Đó chính là nói phải đi đôi với làm. Phải tự mình làm trước thì mới trở thành tấm gương để người sau noi theo, nói theo, làm theo. Người đúc kết rằng: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước.”

Vì thế, Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên không những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt mà còn phải làm gương trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.

Bác nhấn mạnh nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu không chỉ nói miệng. Muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm”. Ðây là nguyên tắc trước hết, cực kỳ quan trọng của việc nêu gương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tự mình nêu gương trong mọi lời nói, hành động
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tự mình nêu gương trong mọi lời nói, hành động

Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, để giải quyết nạn đói đang hoành hành, Bác đã kêu gọi đồng bào cả nước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.

Một lần đi công tác, mấy Bác cháu được bố trí ăn cơm ở nhà một cơ sở. Dạo đó thiếu thốn nên cơm phải độn nhiều sắn, khoai. Vì thương Bác nên gia đình đã nấu thêm nồi cơm gạo trắng và sắp một mâm riêng.

Khi vào bữa, Bác bưng bát cơm trắng, gắp thêm mấy miếng thức ăn ngon đến mời cụ cố đang ngồi bên bếp lửa gian trong, Bác nói rành rọt: "Cơm này là để dành cho người già nhất ăn", rồi Bác lấy bát xới cho mình một bát cơm độn và ngồi cùng ăn với cả nhà.

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Bác Hồ cũng là người luôn khuyến khích, đề cao việc học tập, thu nạp kiến thức, nhất là việc học tập ngoại ngữ để làm “chìa khóa” vươn ra thế giới. Bác cũng chính là tấm gương tiêu biểu cho việc tự học, học ngoại ngữ suốt đời. Ngay cả khi tuổi đã cao, sức đã yếu Bác vẫn chăm chỉ ghi từng từ mới ra những hộp thuốc lá để có thể luôn nhìn thấy và học cho nhớ.

Còn vô vàn những tấm gương, những bài học mà Bác để lại như một di sản vô tận và quý giá mà chúng ta có diễm phúc được thừa hưởng, nhất là những công chức, viên chức của Thủ đô hiện nay.

Thực tế cho thấy, cán bộ nói nhiều hơn làm, nói không đi đôi với làm thì không bao giờ được dân tin tưởng. Mà đã mất niềm tin của nhân dân là mất tất cả. Bởi thế, người cán bộ, công chức bắt buộc phải tự mình nêu gương, phải nói đi đôi với làm thì mới hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình và nhân lên những tấm gương trong toàn xã hội.

Khẳng định giá trị người Hà Nội

Khi mới giải phóng Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của Hà Nội, hướng tới xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành một thành phố vững mạnh toàn diện. Người căn dặn Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội phải có trách nhiệm: “Giữ vững và phát triển thuần phong mỹ tục làm cho Thủ đô ta ngày thêm tươi đẹp phồn thịnh và trở nên một thành phố gương mẫu cho cả nước”.

Mọi việc bắt đầu từ con người, vì thế, một trong những công việc quan trọng hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ Hà Nội là phải quan tâm công tác cán bộ.

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ TP Hà Nội (25/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở: “Đảng viên, đoàn viên bất cứ ở đâu, bất cứ làm công việc gì, phải thật gương mẫu. Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các Đảng bộ khác. Đảng bộ Hà Nội gương mẫu sẽ góp phần đưa miền Bắc tiến lên CNXH, làm cơ sở vững mạnh đấu tranh giành thống nhất nước nhà”.

Vì thế, không chỉ riêng với công cuộc học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, những tác phong, tâm thế mà chúng ta học được từ Người còn góp phần to lớn vào công cuộc khẳng định giá trị của người Hà Nội hiện nay, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, công sở của Hà Nội có thể nói là những “tinh hoa” của Hà Nội. Bởi lẽ, họ có trí tuệ, có bản lĩnh, lại đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống Hà Nội.

Trong khi đó, họ đều là thành viên trong các gia đình, các tổ dân phố, là nòng cốt để đột phá, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc xây dựng văn hóa người Hà Nội hiện nay. Mỗi lời nói, việc làm, hành động, tư duy của công chức, viên chức sẽ có tác dụng lan tỏa sâu rộng ra với quần chúng, để quần chúng làm theo.

Điều này cũng khẳng định giá trị của người Hà Nội trong giai đoạn mới hiện nay. Tốt đẹp để vững vàng đối mặt với tất cả những nguy cơ, thử thách mà dịch bệnh Covid-19 chính là một minh chứng.

Trong chương trình
Trong chương trình "Tuổi trẻ Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", Thành đoàn Hà Nội đã phát khẩu trang và nước rửa tay miễn phí cho người dân

Với vai trò đầu tầu gương mẫu, cán bộ, công chức nhà nước của Hà Nội thời gian qua đã thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế, cơ quan chức năng, chính quyền thành phố Hà Nội về các phương pháp đảm bảo sức khỏe, tránh lây lan để phòng, chống dịch Covid-19. Trong thời gian cách ly xã hội, công chức Hà Nội tuyệt đối tuân thủ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chặn mọi nguồn lây lan trong cộng đồng.

Trên khắp địa bàn Hà Nội, nhiều cơ quan đã đứng ra phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí cho cộng đồng, rồi những cây ATM gạo, hành động góp tiền ủng hộ người nghèo... để không một ai bị bỏ lại phía sau.

Y, bác sĩ, những người có trách nhiệm và cả các tình nguyện viên cũng đã làm việc ngày đêm, không quản ngại khó khăn gian khổ, đối mặt với vô vàn nguy cơ lây nhiễm, cho thấy trách nhiệm gánh vác lớn lao và sự hy sinh vô tư, hết mình của những người ở tuyến đầu chống dịch.

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Điều đó cho thấy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở Hà Nội vẫn từng ngày, từng bước học theo từng góc nhỏ trong tấm gương vĩ đại của Bác Hồ. Chỉ cần mỗi người một góc nhỏ ấy sẽ ghép thành những tấm gương lớn hơn, khiến cho cả thành phố soi vào, cả đất nước soi vào.

Điều này cũng góp phần xác lập những giá trị nền tảng để văn hóa ứng xử Hà Nội là văn minh, là bất biến dù trong đại dịch có nhiều xáo trộn, biến động hay trong cuộc sống thường ngày.

“Theo Bác lòng ta trong sáng hơn” chính là để chúng ta được vinh dự, tự hào khi có Người soi đường, chỉ lối, để ta có tấm lòng vô tư phục vụ nhân dân, cũng là để chính ta được thừa hưởng thành quả mà mọi người và bản thân mình cùng nhau vun đắp.

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm