Tag
Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn

Bài 5: Cần thiết lập vững chắc “3 chân kiềng”

Môi trường 23/08/2023 08:53
aa
TTTĐ - Nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, để triển khai thành công việc phân loại rác tại nguồn, phải thiết lập vững chắc "3 chân kiềng": Sự bắt tay đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong triển khai; Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; Thực thi nghiêm các quy định về chế tài xử phạt của pháp luật.
Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn Bài 2: Ở đâu có rác, ở đó có phụ nữ tiên phong Bài 3: Người dân phân loại rác, đơn vị thu gom lại trộn chung Bài 4: Gỡ rào cản, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn

Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương

Bất cập lớn nhất trong xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở các địa phương suốt nhiều năm nay là chủ yếu chôn lấp, dẫn đến việc nhiều bãi rác quá tải, gây ô nhiễm thứ cấp.

Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương, nhà chức trách chưa thật sự coi vấn nạn rác thải như một bài toán về quản lý đô thị. Lý do chính là không có ai chịu trách nhiệm, không có lãnh đạo, cán bộ nào bị khiển trách, kỷ luật liên quan đến việc quy hoạch, quản lý các bãi rác.

Ở nhiều địa phương, rác thải chủ yếu chôn lấp, gây ô nhiễm thứ cấp
Ở nhiều địa phương, rác thải chủ yếu chôn lấp, gây ô nhiễm thứ cấp

Theo ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, sau khi xuống các địa phương tìm hiểu về phân loại rác, ông nhận thấy các cơ quan quản lý hiện đang khá lúng túng, khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 không quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương phải đưa ra những đầu việc cụ thể về phân loại rác để người dân thực hiện. Như vậy, luật không đi vào cuộc sống, không tạo nên chuyển biến trong vấn đề phân loại rác tại nguồn.

Tại phiên “giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt” do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức ngày 19/12/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề nghị các địa phương cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; Bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch; Bố trí đủ kinh phí cho việc đầu tư xây dựng,vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, sẽ quy định rõ trách nhiệm của các địa phương trong việc thực hiện vấn đề xử lý rác thải rắn sinh hoạt.

Tại Hà Nội, trong Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý 2/2023, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã yêu cầu, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố, các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo UBND các quận huyện, thị xã nâng cao vai trò, chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn; Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; Quản lý chặt chẽ năng lực các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường và xem xét, đề xuất, giải quyết kịp thời các khó khăn của đơn vị nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn…

Nâng cao tính chịu trách nhiệm của lãnh đạo địa phương là yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ trong công tác chỉ đạo, điều hành mà còn cần thiết trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; Đặc biệt là trong việc áp dụng những quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường, việc phân loại rác tại nguồn, thu phí rác thải theo khối lượng…

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (trực thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam) cho rằng, thời gian đầu triển khai phân loại rác tại nguồn rất cần sự giám sát, tuyên truyền từ chính quyền địa phương. Ví dụ, tại các phường thì có thể phân công tổ dân phố kết hợp cùng công nhân môi trường hướng dẫn cách phân loại, đồng thời giám sát, hộ nào không phân loại đúng thì không thu gom và có biện pháp nhắc nhở, xử phạt. Có như thế, việc phân loại rác mới thực hiện được.

Bài 5: Vướng đâu gỡ đấy
Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (trực thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam) cho rằng, thời gian đầu triển khai phân loại rác tại nguồn rất cần sự giám sát từ chính quyền địa phương

Đồng bộ quy trình từ gốc đến ngọn

Các chuyên gia cho rằng, muốn triển khai phân loại rác hiệu quả cần phải có sự đồng bộ, thống nhất từ “thượng nguồn” đến “hạ nguồn” của rác, từ người dân, chính quyền đến đơn vị xử lý, thu gom.

GS.TS Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, cần phải đồng bộ hóa các khâu từ thu gom, vận chuyển đến lựa chọn công nghệ xử lý cho từng loại rác đã được phân loại.

Để đồng bộ, việc làm cần kíp trước mắt là rà soát toàn bộ quy hoạch, nhà máy rác, từng điểm tập kết rác, xử lý sơ bộ, trung chuyển rác... xuyên suốt, từ điểm nhỏ nhất đến điểm cuối cùng.

Đồng quan điểm, ông Trần Văn Hiếu - Phó Giám đốc Công ty CP Lagom Việt Nam cho rằng cần quy hoạch hệ thống thu gom hoàn chỉnh và chính thống.

“Để triển khai tốt công tác phân loại rác thì cần các yếu tố: Giáo dục chính sách, hướng dẫn triển khai; Hệ thống thu gom đồng bộ với việc phân loại; Công tác vận chuyển các loại rác đến các nhà máy xử lý, tái chế phải hiệu quả… Thực tế hoạt động, chúng tôi thấy chi phí thu gom là chi phí lớn nhất vì liên quan đến công tác vận chuyển. Vì thế để tiết kiệm và hiệu quả hơn thì nên chia ngày thu gom rác. Ví dụ, rác hữu cơ sẽ thu hàng ngày, rác vô cơ và tái chế sẽ chia ngày để thu”, ông Hiếu chia sẻ.

Bài 5: Cần thiết lập vững chắc 3 chân kiềng
Ông Trần Văn Hiếu - Phó Giám đốc Công ty CP Lagom Việt Nam cho rằng cần quy hoạch hệ thống thu gom hoàn chỉnh và chính thống

Để giải quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt, theo ông Vượng phải có sự đồng thuận, Nhà nước, Nhân dân cùng làm. Trong đó, lãnh đạo thành phố như “nhạc trưởng”, chỉ đạo chung, đưa ra quy hoạch tổng thể, có chiến lược bài bản từ phân loại, thu gom tái chế, vận chuyển đến cơ sở hạ tầng xử lý, tái chế. Ngoài sử dụng các doanh nghiệp nhà nước hiện có cần kết hợp thêm cùng doanh nghiệp tư nhân trong nước và ngoài nước để đầu tư về công nghệ, tài chính cũng như kinh nghiệm xử lý.

“Ngoài ra, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội nên xây dựng mô hình thành phố thông minh về rác thải. Dựa trên nền tảng công nghệ để điều hành, kết nối. Ví dụ, đặt thùng rác thông minh tại các điểm thu gom, khi đầy hệ thống sẽ báo để công nhân gần điểm thùng rác nhất sẽ đến thu gom, như thế sẽ giảm chi phí, thời gian di chuyển”, ông Vượng đề xuất.

Chia sẻ về định hướng, dự thảo đề án phân loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nội, bà Lưu Thanh Chi - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho hay, hiện thành phố Hà Nội đang xây dựng phương án thí điểm phân loại rác tại nguồn, đảm bảo đồng bộ, theo mô hình vòng tròn khép kín. Theo đó, thành phố sẽ xây dựng các điểm thu gom riêng chất thải cồng kềnh cho người dân; Xây dựng cơ chế giám sát trên địa bàn quản lý; Có cơ chế khen thưởng đối với những nơi đã thực hiện tốt và khắc phục những nơi chưa tốt...

Bài 5: Vướng đâu gỡ đấy
Đại diện Công ty CP Lagom Việt Nam giới thiệu các sản phẩm thân thiện môi trường

Giải quyết bài toán tài chính từ thực thi tốt công cụ EPR

Về bài toán thiếu kinh phí đồng bộ hóa hệ thống thu gom rác thải thì theo ông Vượng, công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt này.

EPR yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu gom, tái chế hoặc đóng phí tái chế bắt buộc đối với một số loại rác thải phát sinh từ sản phẩm của doanh nghiệp. Công cụ EPR mang hàm ý bắt buộc doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng dễ thu gom, tái chế; Thiết lập các cơ sở phục vụ hoạt động thu gom, tái chế cũng như bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động này.

“EPR sẽ bù đắp chi phí xử lý rác thải, đồng thời góp phần nắn dòng chảy của phế liệu ra khỏi làng nghề tái chế ô nhiễm. Các cơ sở tái chế tại các làng nghề nếu không thay đổi thì sẽ phá sản. Bởi khi EPR tăng dần theo lộ trình thì giá phế liệu sẽ lên cao. Để “sống sót” họ cần tập trung lại đi vào cụm công nghiệp làng nghề cùng đầu tư nhà máy, công nghệ đảm bảo các yêu cầu về môi trường, nước thải, khí thải…, từ đó mới có thể lấy được chi phí EPR bù đắp phần chênh lệch”, ông Vượng nhận định.

Tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã nêu rõ các đối tượng và mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải.

Theo đó, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đơn vị được ủy thác tiếp nhận các khoản đóng góp và chi trả hỗ trợ liên quan đến trách nhiệm tái chế và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, xuất khẩu được quy định tại Điều 54 và 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Ngoài ra, việc triển khai thu phí rác thải theo khối lượng cũng sẽ có thêm phần kinh phí cho hoạt động xử lý rác thải, đồng thời đề cao trách nhiệm của chủ nguồn thải.

Theo ông Tùng, để triển khai việc thu phí rác thải theo khối lượng thì có thể sử dụng các túi rác có dung tích xê dịch 5,10, 20 lít... Người dân dùng các túi ấy để phân loại rác và chuyển về nơi xử lý. Như vậy họ đã trả đầy đủ các loại phí: Phí túi, phí thu gom, phí vận chuyển và phí xử lý rác. Túi phải tái chế được và nên có một số loại túi trong suốt để nhìn được bên trong. Chúng ta cần làm thử nghiệm một số địa phương sau đó phổ biến đại trà vì việc phân loại rác ở mỗi địa bàn có đặc điểm khác nhau, nông thôn khác thành thị, nhà cao tầng khác nhà mặt đất.

Về phí thu gom rác hiện do Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố tự quyết định. Thí dụ như Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức phí thu gom 6 nghìn đồng/người/tháng, đối tượng xả nhiều hay ít cũng trả chừng ấy tiền. Số này chỉ đủ cho việc thu gom từ hộ gia đình đến điểm trung chuyển. Còn vận chuyển và xử lý rác sau đó hoàn toàn do Nhà nước chi trả. Như vậy, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mà Luật Bảo vệ môi trường quy định chưa được áp dụng trong xử lý rác thải hiện nay.

Chia sẻ quan điểm về đề xuất của doanh nghiệp trong việc tăng phí thu gom, xử lý rác thải, một số người dân cho biết, họ không ngại trả thêm phí nhưng cần minh bạch và hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Hồng Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Nếu công ty môi trường muốn tăng thêm phí thu gom, xử lý rác thì cần cho chúng tôi biết rõ những việc họ sẽ làm được. Chúng tôi không ngại việc đóng thêm vài trăm nghìn đồng nếu đóng góp đó giúp môi trường sống thực sự sạch hơn. Vấn đề là tính minh bạch và hiệu quả trong xử lý rác”.

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Thời gian thu gom rác cũng phải hợp lý. Nếu cứ áp dụng khung giờ 16h30 hằng ngày để thuận tiện cho công nhân môi trường thì nhiều người dân chưa đi làm về, làm sao có thể phân loại rác. Tôi đề xuất thu gom rác vào khoảng 8 giờ tối. Như thế, việc thu gom rác mới hiệu quả vì có sự tương tác giữa hai bên”.

Nhìn ra thế giới

Phân loại chất thải đã trở thành “văn hóa” ăn sâu vào nếp sống của người dân tại một số nước. Điển hình trong số đó là Na Uy với 97% chai nhựa được tái chế. Việc bố trí các máy thu gom tự động và áp dụng phương pháp “đặt cọc tiền” đã khuyến khích người dân thu gom, đem đổi các sản phẩm nhựa để nhận lại tiền hoặc tích điểm cho lần mua sắm tiếp theo…

Còn tại Nhật Bản, nổi tiếng với văn hóa “gói quà” - sử dụng bao bì quá mức cần thiết nhưng chỉ có khoảng 1% rác thải bị thải ra môi trường nhờ thực hiện việc tái sử dụng tối đa và phân loại nghiêm ngặt trước khi đem thiêu hủy bằng công nghệ hiện đại…

Bài 5: Vướng đâu gỡ đấy
Giám đốc Trung tâm Sống, học tập vì môi trường và cộng đồng Đỗ Vân Nguyệt cho rằng, để triển khai phân loại rác tại nguồn cần truyền thông ngay từ giai đoạn đầu và có thông điệp cụ thể đến từng nhóm đối tượng

Ở nhiều nước tiên tiến, việc giáo dục môi trường, trong đó có phân loại rác tại nguồn, được đưa vào chương trình giáo dục. Quy định về phân loại rác tại nguồn cũng như công nghệ xử lý được triển khai một cách linh hoạt theo từng địa phương, dựa trên đặc điểm về địa hình, dân cư, sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu mô hình phân loại rác tại một số nước, Giám đốc Trung tâm Sống, học tập vì môi trường và cộng đồng Đỗ Vân Nguyệt cho rằng, để triển khai phân loại rác tại nguồn cần truyền thông ngay từ giai đoạn đầu và có thông điệp cụ thể đến từng nhóm đối tượng. Điển hình như Trung Quốc, họ phổ biến kiến thức phân loại rác cho học sinh; Hướng dẫn phân loại rác trên ứng dụng điện thoại, mạng xã hội; Áp dụng điểm tín nhiệm xã hội đánh giá kết quả phân loại rác của chủ nguồn thải…

Bên cạnh đó, chúng ta cần huy động nguồn lực và sự tham gia của tất cả thành phần trong xã hội. Tại Đài Loan, tư nhân, doanh nghiệp và các tổ chức cộng đồng đầu tư toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý…

“Để phân loại rác thành công, cần thuyết phục và thu hút sự tham gia của chủ nguồn thải, các bên liên quan và cần có quá trình thay đổi từ nhận thức tới hành vi. Cụ thể, đối với người dân thì phải để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân biết là phổ biến đề án, hướng dẫn phân loại, các quy trình thu gom phù hợp và hiệu quả. Dân bàn là có cơ chế thảo luận, góp ý và đối thoại với chính quyền địa phương kịp thời. Dân làm - dân kiểm tra là đào tạo các nhóm nòng cốt địa phương để hỗ trợ chính quyền mở rộng chương trình phân loại; Xây dựng các cơ chế khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ các mô hình phân loại có hiệu quả; Huy động các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, tình nguyện… trên địa bàn hỗ trợ sát sao”, bà Nguyệt nói.

Số phận của rác nằm trong tay chúng ta

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, thực hiện được phân loại rác tại nguồn hay không còn phụ thuộc vào nhận thức của người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đóng vai trò rất quan trọng.

Thực tế, rất nhiều lần khi triển khai một điều luật mới, một chương trình, hành động xã hội đến người dân không thành công, người ta thường dùng từ “thiếu ý thức” để chỉ trích. Thế nhưng, nhìn nhận một cách khách quan, việc truyền tải thông điệp của cơ quan chức năng đến người dân đã thực sự hiệu quả? Nếu các biện pháp “truyền” không đúng, người dân không “thông”, không hiểu thì làm sao được?

Giống như việc tuyên truyền đội mũ bảo hiểm. Cách đây khoảng chục năm, ra đường không ai đội mũ bảo hiểm cả. Họ sợ xấu, sợ nặng đầu và coi đội mũ bảo hiểm như “đội nồi cơm điện”. Đến khi công tác tuyên truyền đúng hướng, thông được tư tưởng người dân, họ hiểu được tác hại cũng như lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm rồi họ chủ động “đội nồi cơm điện” lên đầu. Cũng giống như thế, nội dung và cách thức tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn cũng cần được triển khai bài bản, linh hoạt, sinh động.

Bài 5: Cần thiết lập vững chắc 3 chân kiềng
Các bạn trẻ phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chung tay bảo vệ môi trường

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (trực thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam) cho rằng, để tăng cường nhận thức, thay đổi thói quen của người dân, cần đẩy mạnh tuyên truyền “đến nơi đến chốn” về tầm quan trọng của việc phân loại rác, tái chế. Việc tuyên truyền ấy phải bắt đầu từ chính những người trẻ, để họ tác động ngược đến những người lớn trong gia đình.

Trách nhiệm xử lý rác thải không chỉ thuộc về những nhà quản lý, cơ quan chức năng mà là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Trách nhiệm đó bắt đầu từ ý thức tiêu dùng sản phẩm đến hành động phân loại rác từ mỗi gia đình.

Những đổi thay gần đây đã cho những tín hiệu tích cực về một tương lai giảm ô nhiễm, giảm áp lực diện tích chôn lấp, tăng hiệu suất tái chế rác, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiến tới một khái niệm sống xanh bền vững.

Tuy nhiên, những khởi động manh nha ban đầu vẫn mang cảm tính, hiệu quả trồi sụt, duy trì đứt quãng, chưa tạo thành thói quen ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của mỗi người. Điều này càng thúc đẩy yêu cầu phải xây dựng và làm biến chuyển ý thức trở thành ý thức hệ phân loại rác.

Các chuyên gia nhận định rằng, hiện tại đang là "thời điểm vàng" để chúng ta xử lý “vấn nạn” rác thải sinh hoạt, bắt đầu từ việc thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn. Bởi lẽ, hiện đã có đủ công cụ pháp lý, phương án tài chính từ EPR và sự gia tăng nhanh chóng số lượng các cộng đồng, hiệp hội, khu dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều kiện cần đã có, điều kiện đủ là sự chung tay của cả cộng đồng từ người dân, doanh nghiệp đến sự vào cuộc quyết liệt từ những người lãnh đạo đứng đầu các cơ quan, ban, ngành nhà nước, làm sao để các chính sách pháp luật về môi trường thực sự đi vào cuộc sống.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm