Tag

Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn

Môi trường 16/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Để giải quyết bài toán rác thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung thì việc phát triển ngành công nghiệp tái chế là một trong hướng đi tất yếu song hành cùng việc tiết giảm và tái sử dụng. Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp tái chế gồm 2 yếu tố cốt lõi: Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và phân loại rác tại nguồn. Công cụ EPR đã có và đang trên tiến trình triển khai, thế nhưng việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang “rối như tơ vò”.
Hình thành thói quen phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cho người dân Xây dựng phương án thí điểm phân loại rác tại nguồn ở xã, phường Cần sớm ban hành hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn chung của thành phố

Bài 1: Vì sao cần phân loại rác?

"Số phận" của rác sẽ không phải là thứ thải bỏ, bốc mùi, ngập ngụa, trở thành “vấn nạn” của toàn xã hội mà trở thành nguồn tài nguyên quý trị giá hàng tỷ đô la và nhiều hơn thế nếu như chúng ta phân loại tại nguồn.

Giảm tải lượng lớn rác thải ra bãi rác

Từ năm 2015 đến nay, Hà Nội đã trải qua gần 20 lần “ngập” trong rác thải rắn sinh hoạt bởi các khu xử lý chôn lấp rác thải lớn nhất của thành phố là Nam Sơn và Xuân Sơn lần lượt bị quá tải.

Phân loại rác tại nguồn - Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn
Năm 2020, dư luận từng vô cùng bức xúc khi khu đất trống của dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy "bất đắc dĩ" trở thành bãi tập kết rác khi bãi rác Nam Sơn bị chặn

Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10-16%/năm.

Vì thế, nếu không xử lý tận gốc vấn đề rác thải rắn sinh hoạt từ bây giờ sẽ tiếp tục làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại các bãi chôn lấp, gây bức xúc trong xã hội. Các chuyên gia môi trường cho rằng, giải pháp cấp thiết hiện nay là cần phải tổ chức tốt việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

PGS.TS. Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, để giải quyết vấn nạn rác thải rắn sinh hoạt phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tái chế, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn bằng cách quản lý chất thải như một nguồn tài nguyên có giá trị. Thế nhưng, ngành tái chế chỉ phát triển được khi phân loại rác được thực hiện tốt.

Việc phân loại rác sẽ góp phần giảm lượng chất thải cần xử lý, chôn lấp; Tăng lượng chất thải tái chế; Tận dụng chất thải thực phẩm sản xuất phân bón vi sinh; Giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm; Từ đó góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

"Việc phân loại rác sẽ giúp cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Bằng cách này, rác thải sẽ trở thành những nguyên liệu tái chế để làm ra những vật dụng có ích, phục vụ cho cuộc sống của con người. Không chỉ gia tăng lượng rác tái chế, việc phân loại rác còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên", PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), giai đoạn từ 2021-2022 dưới sự hỗ trợ của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác “Phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và tái chế rác thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội”, Công ty Urenco đã triển khai thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn 5 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm. Trong giai đoạn này, lượng rác tái chế được phân loại, thu gom đạt 2.472 tấn, tương đương với khối lượng thu gom trung bình đạt 5 tấn/ngày.

Tính riêng năm 2022, theo số liệu thống kê đến tháng 11/2022, khối lượng rác tái chế thu gom đạt 998 tấn (giấy đạt 644 tấn, chiếm 64%; Nhựa đạt 275 tấn, chiếm 35%; Kim loại đạt 79 tấn, chiếm 6%). Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm, công tác thu gom, phân loại đạt 528 tấn; Quận Nam Từ Liêm, trong khoảng thời gian này khối lượng thu gom rác tái chế đạt khối lượng 127 tấn; Quận Ba Đình thu gom đạt 16 tấn; Quận Hai Bà Trưng đạt 94 tấn; Quận Đống Đa đạt 233 tấn.

Còn tại hệ thống thu gom của Công ty Cổ phần VietCycle, một doanh nghiệp đang thực hiện nhiều dự án thu gom, tái chế và phát triển kinh tế tuần hoàn thì tổng khối lượng thu gom rác tái chế năm 2022 là trên 16.000 tấn.

Từ số liệu trên cho thấy, lượng rác tái chế được phân loại đã giảm thiểu rất nhiều lượng rác thải ra bãi rác.

Tính riêng năm 2022, hệ thống thu gom rác tái chế của Công ty Cổ phần VietCycle đã thu được trên 16.000 tấn
Tính riêng năm 2022, hệ thống thu gom rác tái chế của Công ty Cổ phần VietCycle đã thu được trên 16.000 tấn

Hoàn thiện những "lỗ hổng", vướng mắc về cơ chế

Thực tế, rác thải sinh hoạt hiện đang được xử lý bằng năm phương pháp chính: Chôn lấp, tái chế làm compost, thiêu hủy, đốt chất thải rắn để phát điện, khí hóa.

Theo thống kê, trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, khoảng 71% đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% được xử lý bằng phương pháp đốt.

Việc xử lý bằng phương pháp chôn lấp tiêu tốn mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng và chiếm dụng nhiều diện tích cho việc xây dựng bãi chôn lấp mà hiệu quả lại không cao. Chưa kể, những chất hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… bị chôn vùi trong đất mà hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy hoặc nếu đem đốt lại thải khói độc ra môi trường.

Mặc dù các nhà máy điện rác được kỳ vọng sẽ coi chất thải là tài nguyên theo hướng đốt rác phát điện, giúp giảm tỉ lệ chôn lấp rác của thành phố nhưng việc rác thải chưa được phân loại như hiện nay chính là lãng phí nguồn tài nguyên lớn.

Tại các bãi chôn lấp ở Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Xuân Sơn (ở Sơn Tây, Hà Nội) hay tại lò đốt của nhà máy điện rác vừa mới được đưa vào vận hành tại khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn… những “núi rác” vẫn là rác hỗn hợp, chưa được phân loại.

Theo các chuyên gia môi trường, muốn biến rác thành tài nguyên, không phát sinh thêm những hệ lụy đối với môi trường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân loại rác tại nguồn, loại bỏ những tạp chất tồn đọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, môi trường sống và nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý.

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (trực thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam) chỉ ra rằng, nếu không thực hiện phân loại rác từ nguồn tốt thì rất khó phát triển ngành công nghiệp tái chế. Chỉ tính riêng nhựa, mỗi loại nhựa đã có hàng trăm sản phẩm khác nhau, cần các cách xử lý khác nhau chứ không thể trộn chung lại được. Hàng chục loại nhựa ứng với hàng nghìn mẫu nhựa khác nhau, thách thức những công nghệ phân loại tiên tiến nhất.

Theo thống kê, tính riêng năm 2021, ngành nhựa phải nhập khẩu 11 tỷ USD hạt nhựa nguyên sinh và 8 tỷ USD nhựa thành phẩm, bán thành phẩm. Lý do các cơ sở thu gom, tái chế tại Việt Nam nhập khẩu một lượng rác lớn từ nước ngoài về vì rác thải nhập khẩu được xử lý, phân loại, đóng thành từng khối lớn, rất dễ để đưa vào dây chuyền quy mô lớn.

Trong khi đó, rác thải nhựa ở Việt Nam vẫn còn tạp nham, không được phân loại kỹ, dính đủ loại tạp chất, chỉ phù hợp để tái chế ở quy mô nhỏ, tự phát. Đây còn là nguồn cơn của biết bao chuyện buồn ngành tái chế, khi bị lên án về chất lượng sản phẩm, về việc xả thải ra môi trường…

Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn
Rác được xử lý, phân loại, đóng thành từng khối lớn, rất dễ đưa vào dây chuyền quy mô lớn

“Rác sinh hoạt chủ yếu là rác hữu cơ nên rất dễ bốc mùi khi để ngoài môi trường lâu ngày và rất khó để xử lý vấn đề mùi. Việt nam hiện tại chưa có quy chuẩn nào quy định về vấn đề mùi của rác thải. Các sản phẩm nhựa sẽ bị giảm khả năng tái chế khi bị vứt chung với rác hữu cơ do các hạt nhựa của sản phẩm đã bị ám mùi, không thể mất đi dù đã trải qua quá trình tái chế. Những sản phẩm tái chế từ đồ nhựa lẫn trong rác hữu cơ thường có giá thành rất rẻ”, ông Vượng nói.

Rác thải sinh hoạt đã trở thành vấn đề “nóng” được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2021, khi có 2 nghị quyết (gồm Nghị quyết số 32/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và Nghị quyết số 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025) đề cập tới vấn đề này, trong đó đặt ra mục tiêu: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89-90%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022, cũng đã đưa ra các quy định nghiêm khắc về việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu phí - giá dịch vụ theo khối lượng rác hoặc thể tích chất thải.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất là ngày 31/12/2024, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Từ nay đến 31/12/2024 là khoảng thời gian giúp cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, làm quen với việc phân loại rác thải hàng ngày; Hiểu và xem việc phân loại rác như một tập quán trong đời sống hằng ngày, xem rác như một nguồn tài nguyên, có lợi cho chính họ và cộng đồng xã hội.

Sau ngày 31/12/2024, hộ gia đình không thực hiện phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt và chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Vì thế, với hơn 1 năm đếm ngược còn lại chính là thời điểm vàng để hoàn thiện những "lỗ hổng", vướng mắc về cơ chế, chính sách khi thực thi luật cũng như thúc đẩy các chương trình thí điểm, tuyên truyền, thúc đẩy sự hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ hơn từ người dân trong việc phân loại rác, bảo vệ môi trường.

Ông Vượng cho rằng: “Có thể thời gian đầu, việc phân loại rác sẽ khiến chúng ta cảm thấy phiền hà nhưng nếu không xử lý triệt để vấn đề rác thải bây giờ thì chỉ ít năm nữa thôi, rác sẽ ngập đến tận cửa nhà và chẳng ai chịu được cái mùi hôi thối ấy. Nếu ví đất nước như một ngôi nhà thu nhỏ thì chẳng vị khách nào muốn đến thăm nhà khi trước cửa nhà họ đầy rác. Thế giới đang đánh giá thước đo văn minh của một đất nước dựa trên cách họ xử lý rác thải”.

(còn nữa)

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm