Tag
Hồi sinh bản vùng cao sau “cơn thịnh nộ” của “mẹ thiên nhiên”

Bài 3: Ươm mầm sự sống tại một vùng đất mới

Kinh tế 25/02/2020 06:40
aa
TTTĐ - Hình ảnh một Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn,Thanh Hóa) hoang tàn, đổ nát, đau thương sau khi cơn bão số 3 đầu tháng 8/2019 tràn qua sẽ còn ám ảnh tâm trí bao người, nhất là những người dân bản nơi miền biên viễn này. Song với sự chung tay, giúp sức của toàn xã hội, sự vào cuộc kịp thời, nhanh chóng của chính quyền địa phương, Sa Ná đang dần được hồi sinh ở một vùng đất mới.

Bài 3: Ươm mầm sự sống tại một vùng đất mới

Những ngôi nhà mới xây dựng khang trang, sạch đẹp tại khu tái định cư sẽ giúp bà con nhân dân bản Sa Ná nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống

Bài liên quan

Vietravel mang đến "Những vùng đất trong mơ" cho họa sĩ nhí

Mang Tết về với bà con nhân dân bản Sa Ná

Ấm tình mùa lũ

Sa Ná hoang tàn sau cơn lũ dữ

Chung sức cùng nhân dân tái thiết cuộc sống

Sa Ná ngày hôm qua là những đau thương, hoang tàn, mất mát và bi lụy. Sau trận lũ tàn khốc ấy, thật khó có thể quên được những con số khủng khiếp do trận lũ lịch sử gây ra, 10 người chết, 6 người còn mất tích, 30 ngôi nhà bị sập và trôi hoàn toàn, hàng trăm héc-ta hoa màu, vật nuôi bị lũ cuốn trôi... tổng thiệt hại lên đến 121 tỷ đồng. Những con số vượt quá sự chịu đựng của đồng bào nghèo vùng biên viễn. “Mất hết rồi, chết hết rồi” là câu cửa miệng của rất nhiều người dân may mắn còn sống sót sau trận “đại hồng thủy” khi có ai đó hỏi thăm về cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng sau trận lũ lịch sử đó, con đường vào Sa Ná đã được dọn dẹp thuận lợi, phương tiện giao thông có thể tới thẳng trung tâm bản, người dân nơi đây đã có nhà mới, nhà văn hóa khang trang đầy đủ điện, nước... Trong đó, có 33 hộ làm nhà sàn truyền thống theo nguyện vọng và 18 hộ làm nhà cấp bốn, những ngôi nhà mới được dựng san sát nhau rộn ràng tiếng cười, người ra vào nườm nượp. Tiếng đục, đẽo, tiếng gia cố nhà sàn vang vọng khắp từ đầu tới cuối bản, mang đến những hy vọng mới đầy tươi vui, an bình.

Nhớ lại những ngày đầu bắt tay khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ: Ngay từ những ngày đầu khi tiếp cận được bản Sa Ná, với sự chỉ đạo của các ban ngành chức năng chúng tôi đã làm tốt công tác tư tưởng cho bà con nhân dân. Sau khi quan sát tình hình thực tế, chính quyền địa phương đã dựng lán tạm cho bà con nhân dân và ghép những hộ dân bị mất nhà cửa ở nhờ cùng hộ dân còn an toàn. Đồng thời huy động tại chỗ lương thực, thực phẩm cho bà con nhân dân đảm bảo cho bà con dân bản có chỗ ăn, chỗ ở ngay từ những ngày đầu khó khăn.

Nhà văn hóa bản Sa Ná được xây dựng giữa khu tái định cư sẽ là nơi người dân thường xuyên tập trung để hội họp
Nhà văn hóa bản Sa Ná được xây dựng giữa khu tái định cư sẽ là nơi người dân thường xuyên tập trung để hội họp

Dưới sự quan tâm của trung ương, của tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy chúng tôi đã tiến hành tái thiết khu tái định cư cho bà con nhân dân. Đến ngày 28/11 toàn bộ 51 hộ dân thuộc diện trôi nhà, sập nhà và di dời khẩn cấp đã được về nhà ở mới khu tái định cư bản Sa Ná, bước đầu bà con nhân dân đã có chỗ ở rất an toàn.

Theo ông Lữ Văn Hà, khu tái định cư Sa Ná trước đây là đồi trồng cây Pơmu. Đây là một trong những địa điểm mà huyện đánh giá là thuận lợi cho việc xây dựng khu tái định cư bởi có đủ diện tích đảm bảo cho việc xây dựng nhà văn hóa, trường học, đất thổ cư cho bà con nhân dân. Ở đây rất an toàn và không cách quá xa khu cũ nên bà con nhân dân vẫn có thể tiếp tục sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng cũng gặp không ít khó khăn bởi thời gian thi công khá ngắn. Từ khi xảy ra lũ quét đến khi hoàn thành chỉ có ba tháng nhưng mất gần một tháng là trời mưa nên việc giải phóng mặt bằng đến xây dựng nhà ở cho bà con nhân dân và các công trình phụ trợ…chỉ vỏn vẹn trong vòng hai tháng. Không những thế, khâu vận chuyển vật liệu xa trung tâm, đường xá đi lại rất khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của trung ương, của tỉnh, của huyện và của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng lòng chung sức của nhân dân, các hạng mục cũng nhanh chóng được hoàn thành.

Sa Ná sẽ hồi sinh mạnh mẽ

Hiện tại, cơ sở vật chất phục vụ bà con dân bản đã cơ bản hoàn thiện, đời sống của nhân dân cũng đang dần ổn định. Bên cạnh hạ tầng giao thông, trường mầm non, trường tiểu học, nhà văn hoá và hạ tầng giao thông khu tái định cư cũng đang được đầu tư xây dựng đồng bộ. Dự kiến tháng 3/2020, học sinh bản Sa Ná và thôn bản lân cận sẽ được lên lớp trong những phòng học mới khang trang, rộng đẹp hơn...

Bản Sa Ná nói riêng và xã Na Mèo nói chung với đặc thù là xã miền núi, hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng với truyền thống đoàn kết và có lợi thế lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp nên trước khi xảy ra lũ quét, chính quyền địa phương luôn đánh giá cao tinh thần phát triển kinh tế của của bà con nhân dân. Tuy nhiên, với sự thiệt hại lớn như vậy, trước mắt bà con nhân dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn về phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.

Hiện mỗi nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo ở bàn Sa Ná được Nhà nước hỗ trợ 15kg gạo/nhân khẩu nhưng đồng bào nghèo ở bản Sa Ná vẫn đang cố gắng tìm kế sinh nhai để ổn định cuộc sống về lâu dài. Để duy trì cuộc sống, kiếm nguồn thu nhập ổn định một bộ phận người dân nơi đây tập trung khai thác luồng, vầu, tre, nứa… trong rừng sâu để bán cho thương lái. Số khác vào rừng sâu để phát nương, làm rẫy, chăn nuôi lợn gà; hoặc lặn lội đi làm công ở nơi xa, cuối tháng mới về thăm gia đình…

Hiện tại, cơ sở vật chất phục vụ bà con dân bản đã cơ bản hoàn thiện, đời sống của nhân dân cũng đang dần ổn định
Hiện tại, cơ sở vật chất phục vụ bà con dân bản đã cơ bản hoàn thiện, đời sống của nhân dân cũng đang dần ổn định

Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo cho biết, bên cạnh tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào dân tộc khó khăn bản Sa Ná, địa phương đang tích cực phục hồi diện tích canh tác lúa, rau màu, nuôi trồng thuỷ sản ven suối Son. Thời gian tới, sẽ đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lâm nghiệp và khuyến khích bà con khai hoang.

“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm tốt công tác tuyên truyền cho bà con nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về biến đổi khí hậu, cực đoan của thời tiết. Riêng bản Sa Ná chúng tôi nhận định là rất an toàn. Giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát những điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn xã Na Mèo để có giải pháp tốt hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trong thời gian tới”, ông Lữ Văn Hà chia sẻ.

Từng có thời gian kề vai, sát cánh cùng bà con dân bản để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trong năm vừa qua nên ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn hiểu rất rõ về tình cảm của bà con nhân dân trong cơn hoàn nạn. Ông Đạt tâm sự rằng: “Mỗi mảnh đời, mỗi số phận không ai giống ai, dẫu biết rằng cuộc sống với bà con vùng lũ vẫn còn những gian nan ở phía trước, bởi đích đến không phải chỉ là một ngôi nhà mới, một chỗ trú mưa tránh nắng, mà còn phải tạo sinh kế để bà con khôi phục sản xuất, bảo đảm cuộc sống. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng tâm, hợp sức của bà con nhân dân, một ngày không xa Sa Ná sẽ hồi sinh mạnh mẽ”.

Đọc thêm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động Lao động - Việc làm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động

TTTĐ - Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố đã có 95.523 sáng kiến của công nhân lao động được công nhận ở cấp cơ sở, 2.086 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Doanh nghiệp

Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2024”.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo Kinh tế

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo

TTTĐ - Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo chuẩn tỉnh.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
Xem thêm