Tag
An toàn giao thông - nói “không” với vô văn hóa

Bài 3: Tăng cường các biện pháp xử phạt và giáo dục

Giao thông 08/12/2020 21:00
aa
TTTĐ - Văn hóa giao thông là kỹ năng mềm, muốn hình thành, phát triển và đi theo con người suốt cả cuộc đời thì càng cần phải giáo dục bài bản, lặp đi lặp lại. Trong khi đó, các biện pháp xử phạt cũng phải được tăng cường, thực hiện nghiêm minh để răn đe và thượng tôn pháp luật.
Bài 2: “Trò chơi điền vào ô trống” vẫn tiếp diễn Bài 1: Có bao giờ bạn tự hỏi khi ngồi lên xe mình đang thiếu thứ gì?

Giáo dục đạt được những kết quả khả quan

Đó đây vẫn còn tình trạng học sinh đi xe máy phóng bạt mạng, không đội mũ bảo hiểm nhưng dường như giáo dục về an toàn giao thông trong nhà trường không còn là hình thức nữa. Hoạt động này đã đi vào thực chất khi tạo nên những lứa học sinh có ý thức chấp hành pháp luật rất tốt.

Chị Tuyết (ở quận Long Biên, Hà Nội) kể, mình thực sự ngạc nhiên và thấy ngượng với các con. Chuyện là một hôm đón con đi học về, trời đang chuẩn bị đổ cơn mưa, chị phóng rất nhanh. Chỗ ngã tư vắng người, đang đèn đỏ nhưng đường thoáng, chị vẫn cứ đi.

Cậu con trai cả hét lên: “Mẹ ơi, đang đèn đỏ mà!”. Cô con gái út cũng nằng nặc: “Sao mẹ lại vượt đèn đỏ. Không có chú công an nào là mẹ đi à?". Nghe đến thế, chị Tuyết dừng ngay lại, may mới chỉ qua vạch trắng một chút.

Cần giáo dục để hình thành nền móng tôn trọng pháp luật, có văn hóa giao thông trong các em học sinh
Các em học sinh cần được giáo dục để hình thành nền móng tôn trọng pháp luật, có văn hóa giao thông từ sớm

Lúc ấy, chị nghe hai đứa con mình nói chuyện với nhau: "Đấy, bao nhiêu người vẫn đứng chờ đằng sau kia kìa. Đèn đỏ có mấy giây nữa thôi mà. Mưa thì mặc áo mưa, không kịp thì ướt một chút cũng có sao đâu. Vượt đèn đỏ là vi phạm giao thông, còn nguy hiểm nữa".

Chị Tuyết vừa cảm thấy xấu hổ vừa vui. Bởi lẽ, hai đứa con chị nghĩ được như vậy, còn dám “đấu tranh” để ngăn chặn hành vi vi phạm của chị, chứng tỏ các con chị không chỉ “học vẹt” mà đã thấm nhuần tác dụng của an toàn giao thông. Tất nhiên, trong việc giữ gìn an toàn giao thông, chúng ta không vi phạm pháp luật là đã có văn hóa giao thông rồi.

Trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều trường học có những hoạt động thiết thực, bổ ích để bồi đắp kiến thức và văn hóa giao thông cho các em học sinh. Tiểu học Văn Yên (phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) là một trong những ngôi trường như thế. Trong năm học 2019 - 2020, Tiểu học Văn Yên đã triển khai chương trình theo chủ đề “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, với tinh thần coi học sinh là chủ thể của sự sáng tạo và trọng tâm của sự thay đổi.

Theo hướng này, những quy định về Luật Giao thông đường bộ được minh họa, cụ thể hóa bằng hình vẽ, tiểu phẩm, hò, vè, đồng dao, thi “Rung chuông vàng”… sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh, do chính học sinh thể hiện, đánh giá.

Trường THCS Tân Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nằm giữa khu vực đông đúc dân cư. Trong số 2.189 học sinh của nhà trường, có khoảng 1/4 đến trường bằng phương tiện cá nhân như xe đạp, xe đạp điện. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức cho học sinh về các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông là một trong những nội dung được nhà trường đặc biệt chú trọng.

Các em học sinh tham gia kí kết không vi phạm an toàn giao thông
Các em học sinh tham gia ký kết không vi phạm an toàn giao thông

Để đảm bảo học sinh đến và về an toàn, trường đã bố trí đội thanh niên xung kích cùng các thầy, cô giáo ứng trực ở cổng trường sẵn sàng phân luồng. Tuy nhiên, cùng với những biện pháp tích cực ấy, cô Chu Thị Xuân Hường - Hiệu trưởng THCS Tân Định đánh giá, việc giáo dục ý thức cho học sinh mới là cốt lõi của công tác ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

“Việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, ý thức tham gia giao thông cho học sinh được nhà trường thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều biện pháp. Cụ thể, ngay từ khi đón học sinh lớp 6 nhập trường, chúng tôi đã dạy các em về nội quy của trường, quy định về đảm bảo an toàn giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh trường học (nhắc nhở học sinh không đi hàng hai, hàng ba, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, không sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi...).

Việc giám sát được thực hiện chặt chẽ. Nếu học sinh ngồi trên xe máy của bố mẹ hoặc tự đi xe đạp điện thì bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Trường áp dụng trừ thi đua nếu học sinh vi phạm. Bên cạnh đó, trong cuộc họp đầu năm, nhà trường cũng truyền tải nội quy này đến phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện”, cô Hường chia sẻ.

Xử phạt cần phải nghiêm minh hơn

Những ngày qua, vụ sau khi tông xe làm 3 cô gái tử vong, tài xế xe 7 chỗ bỏ chạy ở Phú Thọ hay vụ người lái xe đâm chết cảnh sát cơ động ở Bắc Giang khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Những kẻ táng tận lương tâm này không những vi phạm nghiêm trọng về luật giao thông mà còn vô văn hóa, nhẫn tâm tới mức coi thường cả tính mạng người khác.

Còn rất nhiều trường hợp lái xe cán chết người, tài xế bỏ chạy để mỗi năm con số về những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng làm nhức nhối cả xã hội; Là nỗi lo lắng thường trực cho tất cả những ai tham gia giao thông trên đường.

Không ai muốn xảy ra những trường hợp đau lòng như vậy nên càng phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ và có văn hóa khi tham gia giao thông
Không ai muốn xảy ra những trường hợp đau lòng như vậy nên càng phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ và có văn hóa khi tham gia giao thông

Những kẻ như vậy ngồi sau vô lăng đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho tất cả những người không may đi cùng tuyến đường họ đi qua. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn giao thông hơn nữa, giảm thiểu những nguy cơ thiệt hại thì ngoài các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cần phải xử phạt thật nghiêm minh những lỗi vi phạm luật giao thông.

Ở Việt Nam, điển hình là Hà Nội, cứ hễ bị Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra, người ta thường không chú trọng tới việc hỏi xem mình vi phạm lỗi gì để rút kinh nghiệm lần sau mà nhăm nhăm “gọi điện thoại cho người thân”. Lúc ấy, dường như việc duy nhất họ nghĩ đến là tìm xem ai “máu mặt” có thể nói chuyện được với Cảnh sát giao thông mong được bỏ qua hoặc phạt nhẹ đi.

Rõ ràng phải có những ca “trợ giúp từ người thân” như thế thành công nên họ vẫn cứ vi phạm và lại xin tiếp. Hầu hết mọi người không lo giải quyết vấn đề từ gốc, nghĩa là hình thành thói quen tôn trọng, tuân thủ pháp luật, học hỏi để rút kinh nghiệm lần sau mà chỉ cần mắc lỗi thì xin khéo, nhờ người thân... thế là xong.

Tất nhiên, xin xong như thế là “hú vía”, thoát nạn rồi lần sau lại… vi phạm tiếp. Không ai có thể tự rút kinh nghiệm hay cố gắng đi đứng thận trọng khi mà lỗi lầm được bỏ qua nhẹ nhàng như thế. “Của đau con xót”, cứ phạt thật nghiêm, ắt hẳn khi bị “đánh vào kinh tế” thì chẳng ai có thể coi thường luật pháp được nữa.

Bên cạnh đó, cũng cần phải giáo dục cho mỗi người tự thấy xấu hổ, có lỗi lầm, mặc cảm khi mình vi phạm Luật Giao thông. Tại sao kẻ cắp, kẻ trộm, người mang tiền án tiền sự, có “vết”, cảm thấy tội lỗi còn người vi phạm luật giao thông lại cứ “nhơn nhơn”? Bởi dễ được bỏ qua, không được coi đó là lỗi lầm nên người ta mặc nhiên cười xòa, không quá bận tâm, bị phạt rồi là xong.

Bài 3: Tăng cường các biện pháp xử phạt và giáo dục

Cái vòng luẩn quẩn đó còn cứ tiếp diễn mãi nếu vẫn còn cơ chế “xin - cho” ấy. Bởi sự xin - cho đây không còn nằm ở quan hệ cá nhân giữa công an - người vi phạm nữa mà rất có thể nó khiến xã hội mất an toàn. “Cái sảy nảy cái ung” khi những người xem nhẹ pháp luật và thiếu văn hóa giao thông đi lại hàng ngày trên đường.

Vì vậy, cần lắm những biện pháp xử phạt nghiêm minh, không cả nể với tất cả những hành vi vi phạm Luật Giao thông. Có như thế thì mới hình thành văn hóa giao thông một cách thực chất, có bề dày chiều sâu và bền chặt được.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học Hà Nội tăng cường kiểm tra, phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học
Yên Bái: Tăng cường cơ hội việc làm, phát triển thị trường lao động Yên Bái: Tăng cường cơ hội việc làm, phát triển thị trường lao động
Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
Cách di chuyển trên các tuyến đường ngập sâu ở ngoại thành Hà Nội Giao thông

Cách di chuyển trên các tuyến đường ngập sâu ở ngoại thành Hà Nội

TTTĐ - Đối với các vùng ngập sâu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu các phương tiện lưu thông, đồng thời có hướng dẫn hướng di chuyển phù hợp.
Đắk Lắk: Lật xe giường nằm, 8 người thương vong Giao thông

Đắk Lắk: Lật xe giường nằm, 8 người thương vong

TTTĐ - Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại km 1684+600, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Ea Hleo, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk) khiến 4 người bị thương và 4 người tử vong thương tâm.
Hà Nội cấm nhiều loại xe ôtô qua cầu Chương Dương Giao thông

Hà Nội cấm nhiều loại xe ôtô qua cầu Chương Dương

TTTĐ - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu do nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa" Giao thông

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa"

TTTĐ - Sau hơn 1 năm khởi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được thành hình đang tiến tới trải nhựa, đáp ứng đúng theo tiến độ của hợp đồng.
Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Giao thông

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

TTTĐ - Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng sớm được triển khai.
Đội trực thăng Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay Giao thông

Đội trực thăng Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay

TTTĐ -Tập đoàn Airbus và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) đã kỷ niệm một cột mốc quan trọng khi đội máy bay trực thăng Super Puma đạt 75.000 giờ bay, trong đó có 25.000 giờ bay của đội bay H225.
Xem thêm