Bài 1: Có bao giờ bạn tự hỏi khi ngồi lên xe mình đang thiếu thứ gì?
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm kỷ luật 2 nhân viên sau sự việc học sinh lớp 3 bị bỏ quên trên xe |
Chắc rằng phần lớn mọi người chỉ nghĩ đến giấy phép lái xe, khi đi xe máy thì thêm chiếc mũ bảo hiểm. Có lẽ rất ít người cho rằng mình cần phải có thêm một thứ quan trọng nữa, đó là văn hóa giao thông.
Thứ vừa nhẹ vừa nặng luôn phải mang bên mình
Nói văn hóa giao thông vừa nhẹ vừa nặng cũng không phải là ví von hay so sánh quá đáng. Nhẹ là bởi nó vô hình, chẳng ai mất công cầm nắm hay nghĩ xem chỗ để ở đâu, đựng vào cái gì, treo trên xe như thế nào, có chiếm mất diện tích của thứ khác hay không?
Nó nhẹ bẫng, bởi nếu được giáo dục tốt, ý thức cao thì chính cái văn hóa giao thông ấy nó đã ở trong tâm hồn, tính cách, trong văn hóa ứng xử chung của mỗi người. Văn hóa giao thông hay văn hóa giao tiếp, văn hóa làm đẹp, văn hóa công sở… hòa chung vào làm thành tổng thể của một con người, giúp chúng ta sống đàng hoàng, tự tin trong các mối quan hệ xã hội.
Nó lại nặng ngàn cân, bởi lẽ, nếu không được trang bị hoặc lơ là điều này, chúng ta trở thành khó coi trong mắt người khác, cản trở quá trình lưu thông trên đường, gây ách tắc giao thông... Trầm trọng hơn nữa thì những người đó vi phạm pháp luật và còn có thể dẫn đến những phiền toái khác.
Những vụ việc oái oăm, coi trời bằng vung, mang cái tôi của mình đặt lên trên tất thảy trong thời gian qua là một minh chứng rõ ràng nhất. Vì không được nhường đường, ông Nguyễn Văn Sướng, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hàm Long, có địa chỉ tại đường Hai Bà Trưng, TP Bắc Ninh đã rút súng đòi “bắn vỡ sọ” tài xế.
Người đàn ông dọa "bắn vỡ sọ" người khác vì không được nhường đường |
Một vụ việc khác được báo chí đưa tin, ngày 8/9 trên quốc lộ 3 đoạn đi qua địa phận huyện Phú Lương (Thái Nguyên), xe buýt số 28 từ TP Thái Nguyên đi thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) liên tục có hành động chèn ép xe buýt số 06 Chợ Thái (TP Thái Nguyên) - thị trấn Chợ Chu (huyện Định Hóa, Thái Nguyên).
Lái xe và phụ xe tuyến 06 liên tục có hành vi chửi bậy, khoảng hơn 1km mới vượt lên được. Sau đó, những nhân viên này đã có hành vi côn đồ, cầm tuýp sắt tấn công và chửi bới thô tục nhân viên của xe buýt số 28.
Nếu dùng từ khóa “án mạng vì va chạm giao thông” tra Google thì sẽ hiện thị 9.320.000 kết quả trong vòng 0,37 giây. Một con số khủng khiếp và ám ảnh với rất nhiều người. Nếu “yếu bóng vía” có khi họ còn chẳng dám ra đường. Bởi đó là những “bóng ma” giữa ban ngày đe dọa an toàn tính mạng mà có khi chẳng làm gì chúng ta cũng gặp tai bay vạ gió.
Chém nhau "như phim chưởng" vì va chạm giao thông |
“Kẻ đánh chết người sau va chạm giao thông ở Bình Dương ra đầu thú”, “Va chạm giao thông, rút dao đâm chết người”, “Nam thanh niên bị đâm chết nghi do mâu thuẫn va chạm giao thông”… đã khủng khiếp, đến “Án mạng sau khi giúp người bị va chạm giao thông” thì còn kinh hoàng hơn. Những đối tượng manh động có thể sửng cồ lên bất cứ lúc nào.
Ở Hà Nội cũng xảy ra nhiều trường hợp đau lòng vì va quệt phải nhau khi đi trên đường. Những vụ lái xe đâm chết người xong bỏ chạy có lẽ không cần phải nhắc lại nữa. Còn những lặt vặt cãi cọ, lao vào nhau thượng cẳng chân hạ cẳng tay khiến người xung quanh phải xúm vào can ngăn thì hầu như ngày nào cũng có.
Thiếu văn hóa thì đừng ngồi lên xe...
Có lẽ văn hóa giao thông là thứ ít người để ý và thường “quên” vì nghĩ rằng nó không quan trọng. Điểm qua những sự vụ ở trên cho thấy, văn hóa giao thông quan trọng không kém những thứ mà chúng ta trang bị khi đi đường.
Ngoài chiếc xe, mũ bảo hiểm, chìa khóa là những vật đầu tiên cần cho một chuyến đi (dù dài dù ngắn), bạn nghĩ xem, mình sẽ mang theo những gì nữa? Cánh đàn ông thì thường sẽ tìm ví, kính, xỏ đôi giầy vào là xong.
Đàn bà kích rích hơn, túi xách, áo chống nắng, bôi kem chống nắng, khẩu trang, quệt tí son, có người còn cầu kì trang điểm kỹ lưỡng, cũng chỉ đến thế.
Nhiều người còn ra đường trong tâm lý vội vàng, cáu gắt, bực dọc, sẵn sàng trút giận lên đầu người khác. Những khi ấy, chỉ một vài va chạm nhỏ, có khi chẳng đáng là gì cũng sẵn sàng gân cổ, lao vào nhau cho hạ hỏa.
Những cô gái mặc hớ hênh trên đường Hà Nội |
Cũng có khi vì vội vàng, vì chỉ muốn được việc của mình, cứ cố tình chen lên, giành phần đi của người khác. Để đến khi chẳng may công an phải vào cuộc, sứt đầu mẻ trán, lúc ấy mới nghĩ lại thì đã muộn.
Nên chăng, mỗi người trước khi lên xe, dù là xe máy, ô tô hay xe đạp điện, xe đạp… cũng đều chỉ dừng lại mấy giây để soát kỹ xem mình có thiếu cái gì không? Văn hóa giao thông là thứ chúng ta chớ nên “bỏ quên” ở nhà hay đâu đó dọc đường.
Có văn hóa giao thông chúng ta sẽ lưu thông trên đường một cách tự tin, đàng hoàng hơn. Bởi lẽ, người có văn hóa giao thông đầu tiên luôn là người tuân thủ đúng pháp luật.
Như vậy chúng ta không vượt đèn đỏ, đi đúng tốc độ quy định, không tranh giành lấn làn của người khác. Như vậy chúng ta chúng ta không phải “mắt trước mắt sau” sợ cảnh sát giao thông “hỏi thăm”.
Tuân thủ pháp luật là chúng ta đã hạn chế rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Trong thành phố đông đúc, nhiều tuyến đường và lượng người tham gia giao thông lúc nào cũng dày đặc như Hà Nội thì không thể thiếu ý thức khi đi đường.
Ảnh minh họa |
Ý thức là để mỗi người tự biết tiến biết lùi, đón ý, quan sát xem những người xung quanh di chuyển ra sao để phối hợp nhịp nhàng, tránh ùn tắc, tránh va chạm, sao cho dòng người lưu thông liên tục để ai cũng được việc của mình. Nếu không có ý thức, mỗi người một phách thì chẳng những vào lúc cao điểm mà ngay cả khi thông thoáng, không ai nhường ai thì cũng sẽ dẫn đến xô xát.
Văn hóa tham gia giao thông còn là cả ở chỗ ăn mặc đúng và phù hợp khi đi đường. Rất nhiều ông đàn ông “nồng nỗng” quần đùi, cởi trần trùng trục phóng xe máy ra đường, trông rất khó coi. Trong khi đó, các chị phụ nữ thì trang điểm diêm dúa, mặc áo hai dây trễ nải, váy hoặc quần sooc quá ngắn, đập thẳng vào mắt người đi ngược lại, khiến mất tập trung, mất an toàn khi lái xe.
Đã đến lúc chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng, văn hóa giao thông cũng như chiếc chìa khóa xe, chiếc mũ bảo hiểm, là thứ bắt buộc cần thiết phải mang theo trên người khi muốn tham gia giao thông. Nếu thiếu một trong những thứ đó chúng ta nhất quyết không ngồi lên xe, chẳng thà ở nhà còn hơn cố đi để rồi có thể gây nguy hiểm cho chính mình và những người khác.
Có như thế mỗi người mới thực sự được tận hưởng một chuyến đi an toàn chứ không phải cứ nơm nớp “thoát” được lần này lại lo lần sau nữa.
(Còn nữa)
Tuyên truyền văn hóa giao thông mở màn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè |
Giúp bạn trẻ có văn hóa khi tham gia giao thông |
Lễ hội Xuân hồng và ngày hội Thanh niên với văn hóa Giao thông |