Tag

Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã

Môi trường 05/09/2020 13:00
aa
TTTĐ - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh Việt Nam trong việc bảo vệ các động vật hoang dã bị cấm buôn bán trái phép, những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với các cơ quan tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh nhằm giảm nhu cầu sử dụng các loài động vật hoang dã bị buôn bán trái phép tại Việt Nam.

Hào hứng với tiết học về động vật hoang dã

Việc đưa bộ tài liệu “Giáo dục bảo tồn động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cho học sinh tiểu học” vào nhà trường sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của các em trong việc nói không với các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm bị buôn bán trái pháp luật, nhằm góp phần bảo tồn các loài khỏi mối đe doạ tuyệt chủng.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Ý tưởng xây dựng bộ tài liệu “Giáo dục bảo tồn động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cho học sinh tiểu học” được Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) phối hợp Cơ quan quản lí Cities Việt Nam, Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Giảm nhu cầu sử dụng các loài động vật hoang dã bị buôn trái phép tại Việt Nam”.

Tại Hà Nội, để thực hiện đại trà Dự án, Bộ GD&ĐT đã thí điểm tại một số trường như trường Tiểu học Quỳnh Lôi, Phan Đình Giót, Bà Triệu, Đồng Nhân…

Ở trường Tiểu học Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), từ năm học 2018 - 2019, nhà trường đã thí điểm 3 đợt dạy học sinh (mỗi đợt gồm 7 đến 9 tiết học) về bảo vệ động vật hoang dã. Tại các tiết học, học sinh thể hiện niềm yêu thích với các thói quen, đời sống của động vật. Từ đó hình thành niềm yêu thích và có nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ các loài này.

Tương tự, trường Tiểu học Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thí điểm 2 đợt (tháng 4 và tháng 5) từ năm học 2018 - 2019 dạy học sinh về động vật hoang dã. Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các tiết dạy về động vật hoang dã được lồng ghép vào các môn học. “Dạy học sinh về bảo tồn động vật hoang dã” là chương trình mang tính nhân văn. Trong các tiết học, lớp sôi nổi trò chuyện, xem hình ảnh về những loài động vật, và vô cùng hào hứng. Thông qua mỗi buổi học, học sinh hiểu và hình thành ý thức bảo vệ động vật, biết yêu thiên nhiên, động vật, đồng thời tuyên truyền đến những người khác không được săn, bắn, sử dụng sản phẩm động vật…

1023 hoc sinh bao ve dong vat
Học sinh tiểu học ở Hà Nội thích thú với các tiết học về động vật hoang dã; Ảnh: Thu Ngà

Không chỉ có ở trường Tiểu học Quỳnh Lôi, Tiểu học Bà Triệu, bộ tài liệu bảo tồn các loài ĐVHD đã được dạy thử nghiệm tại một số trường tiểu học trên cả nước. Theo thống kê gần nhất, trong năm học 2019 - 2020, hơn 8 triệu học sinh đã được học chương trình này.

Báo cáo Hội nghị tổng kết Dự án giảm nhu cầu sử dụng các loài động vật hoang dã bị buôn bán trái phép tại Việt Nam của Bộ GD&ĐT phối hợp với Cơ quan quản lí Cities Việt Nam, Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật tổ chức cuối năm 2019 chỉ ra rằng: Chỉ tính riêng hai giai đoạn thử nghiệm bộ tài liệu này tại 10 tỉnh và thành phố (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắk, Đồng Nai, Khánh Hoà, Đà Nẵng và Cần Thơ), bộ tài liệu với các thông điệp bảo tồn thiên nhiên đã tiếp cận được hơn 50 trường với hơn 15.000 học sinh tiểu học.

Theo đó, nghiên cứu đối chứng giữa các trường tham gia dạy thử nghiệm bộ tài liệu với những trường chưa có cơ hội tiếp cận, trước và sau thời gian thử nghiệm, đã cho thấy rằng các em được học có kiến thức và thái độ tốt hơn về các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm, hiểu rõ hơn các mối đe dọa đang đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Quan trọng hơn, các em sẵn sàng nói chuyện với ông bà, bố mẹ, người thân về việc không nên sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Giáo dục tình yêu thương

Ông Bùi Văn Linh-Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Dưới góc độ quản lý giáo dục, chúng tôi đánh giá cao bộ tài liệu trong việc giáo dục các em học sinh về bảo vệ môi trường, đặc biệt là động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm. Việc giáo dục các nội dung nói trên sẽ giúp học sinh tiếp cận đến những vấn đề quan trọng của toàn cầu, nhân loại đang quan tâm, giáo dục công dân toàn cầu như tinh thần của SDG4 đã đề cập; là hoạt động thiết thực minh chứng nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết về Công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (CITES). (SDG4 là mục tiêu bền vững số 4 về chất lượng giáo dục. Trong đó nội dung quan trọng nhất là “đảm bảo đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”).

Tôi tin rằng bộ tài liệu không chỉ nâng cao nhận thức hướng tới thay đổi hành vi của các em học sinh mà còn cho cả các thầy, cô giáo và người thân của các em trong việc bảo vệ các loài hoang dã và không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã trong thời gian tới”.

Đánh giá về dự án này, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam khẳng định: Thông qua việc biên soạn tài liệu giáo dục ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã ở bậc tiểu học, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới lồng ghép bảo tồn vào giáo dục, thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với các bộ/ngành khác”.

Không chỉ là nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu thương giữa con người với động vật mà việc giáo dục pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, giáo dục bảo tồn hướng tới thay đổi hành vi cùng với các chiến dịch giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh với tội phạm động vật hoang dã.

Được biết, tại Việt Nam, nhiều nỗ lực bảo tồn và quản lý săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã được thực hiện thông qua việc tham gia, thực thi các Công ước quốc tế liên quan như Công ước đa dạng sinh học (CBD), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITE); hoàn thiện thể chế, chính sách và thực thi các quy định pháp luật quốc gia liên quan đến bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành, tổ chức quốc tế, địa phương tập trung đẩy mạnh các giải pháp quan trọng.

Về cơ chế chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh thực thi các văn bản liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã bao gồm: Luật đa dạng sinh học, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch quốc gia về đa dạng sinh học, Chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ v.v. ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo tồn loài và đa dạng sinh học như hoàn thiện hồ sơ dự án Luật bảo vệ môi trường, xây dựng các hướng dẫn thực hiện Luật đa dạng sinh học và chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học… nhằm mục tiêu củng cố hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn động vật hoang dã nói riêng và đa dạng sinh học nói chung.

Về hoạt động thực tiễn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức về bảo tồn các loài hoang dã và đa dạng sinh học; Xây dựng quan hệ đối tác và huy động sự tham gia của các bên và cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài hoang dã..., góp phần nâng cao ý thức cộng đồng cũng như ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực này.

Dịp lễ tết hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành công văn đề nghị các cơ quan, bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài nguy cấp.

Đặc biệt, trước tình hình bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (Covid-19), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn gửi đến các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về vấn đề tăng cường quản lý động vật hoang dã và kiểm soát việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép nhằm tránh nguy cơ không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm