Tag
“Mõ làng” thời hiện đại - "Cánh tay nối dài" của chính quyền cơ sở

Bài 3: Những “nhà báo làng” miệt mài trên mặt trận thông tin

Người Hà Nội 31/08/2021 09:00
aa
TTTĐ - Dù điều kiện cơ sở vật chất tại nơi làm việc còn nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ eo hẹp nhưng những người làm công tác truyền thanh ở các huyện, xã, thôn, xóm trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đang ngày đêm miệt mài thầm lặng, cống hiến. Họ truyền tải đầy đủ, kịp thời những thông tin hữu ích, chủ trương, chính sách, việc làng, việc xã đến Nhân dân nhanh nhất. Người dân thường gọi họ bằng cái tên rất đỗi thân thương: “Nhà báo làng”.
Đà Nẵng: Đề nghị chấn chỉnh việc đăng tải thông tin thiếu chính xác Chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” mang lại hiệu quả tích cực

Thầm lặng góp sức xây dựng Thủ đô

Những ngày toàn dân bước vào "cuộc chiến" chống dịch Covid-19, người dân xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), lại nghe thấy giọng phát thanh truyền cảm của chị Nghiêm Thị Hồng, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã, trên loa truyền thanh. Bất kể trời nắng hay trời mưa, chị Hồng vẫn trực sóng để kịp thời tăng cường thời lượng các bản tin phát thanh lên 4 khung giờ mỗi ngày.

Chị Nghiêm Thị Hồng cho biết, trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Đài Truyền thanh xã đã tăng cường thời lượng các bản tin. Cụ thể, đài phát thanh xã đã tăng thời lượng tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền thanh huyện, lên 4 khung giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết.

Chị Nghiêm Thị Hồng – Phó Bí đoàn kiêm phụ trách Đài truyền thanh xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội miệt mài ngày đêm cập nhật tin tức đến người dân
Chị Nghiêm Thị Hồng, Phó Bí thư Đoàn xã kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, miệt mài ngày đêm cập nhật tin tức đến người dân

“Trước hoặc sau giờ tiếp âm, Đài Truyền thanh xã sẽ tập trung tuyên truyền các nội dung chỉ đạo riêng của địa phương. Ngay khi có thông tin mới về tình hình dịch bệnh, tôi khẩn trương chuyển tải để người dân trên địa bàn xã nắm bắt đầy đủ. Đồng thời, chúng tôi tuyên truyền các biện pháp phòng dịch Covid-19 của Bộ Y tế để người dân tuân thủ thực hiện nghiêm sự chỉ đạo cấp trên. Bên cạnh công việc tuyên truyền hằng ngày, mỗi khi nhận được công điện, thông báo khẩn của các cấp, ngành, tôi lập tức có mặt tại Đài Truyền thanh xã để thực hiện nhiệm vụ”, chị Hồng chia sẻ.

Đã nhiều năm nay, ngày nào cũng vậy, không kể ngày nghỉ hay ngày lễ, Tết, không kể nắng hay mưa, cứ đúng "giờ đài" là anh Phan Văn Toán lại có mặt tại UBND xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) để tiếp sóng phát thanh của đài huyện và điều hành lịch phát sóng của đài xã.

Đặc biệt, vào những ngày toàn dân đang bước vào "cuộc chiến" chống Covid-19, anh Toán lại càng bận rộn hơn. Anh cho biết, từ ngày 27/4 đến nay, đài xã đã nâng lên 4 buổi phát thanh trong ngày với 60% thời lượng phát thanh có nội dung về công tác phòng, chống dịch; Tuyên truyền các Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Thanh Trì về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Các khuyến cáo của Bộ Y tế, tin tức về tình hình dịch bệnh…

Không học qua trường lớp báo chí, phát thanh nào nhưng với niềm đam mê, những câu chuyện, thông tin phát trên hệ thống loa xã do anh biên tập và đọc từ lâu đã quá đỗi thân thuộc với bà con trong xã.

Công việc của đài phát thanh xã tưởng chừng như nhàn nhã với một ngày hai buổi phát thanh sớm chiều nhưng để có những buổi phát thanh ấy là những giờ anh "vắt óc" chọn lọc văn bản và biên tập làm sao cho những văn bản khô cứng trở nên dễ hiểu, dễ gần với bà con mà không mất đi những thông tin quan trọng nhất muốn truyền đạt.

Anh Toán cho biết, với địa bàn dân cư rộng, trình độ trí thức không đồng đều nên anh luôn cố gắng viết câu chữ ngắn gọn để mọi người dân nghe đều hiểu, biết. Người dân xã Vĩnh Quỳnh mê giọng của anh cũng một phần do anh thường lồng các văn bản luật, điều lệ, chuyện xử phạt vào những câu chuyện nho nhỏ nhưng lại rất gần gũi và thân quen với người dân hoặc là những gương thực tế để mọi người dễ nắm bắt. Đối với các văn bản, điều lệ luật khó hiểu, anh sẽ chủ động phát đi phát lại kèm với những thông tin cập nhật, để người dân hiểu. Chỉ cần người dân hiểu được như thế là anh thấy vui và hạnh phúc rồi.

Những ngày này khi cả nước căng mình chống dịch, người dân xã Vĩnh Quỳnh, xã Phượng Dực và rất nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô dường như yên tâm hơn mỗi khi nghe thấy giọng của các phát thanh viên trên mỗi bản tin sáng, trưa, chiều, tối. Qua đó, bà con tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng đồng lòng nâng cao tinh thần chống dịch, sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trăn trở trong nghề của những người “vác tù và hàng tổng”

Anh Toán chia sẻ, những ngày đầu làm phát thanh đã gặp không ít khó khăn. Đài phát thanh xã Vĩnh Quỳnh thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, không đủ trang thiết bị, hệ thống loa lại hay gặp trục trặc... trong khi mức phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ đài xã lại quá thấp. Mặt khác do đặc điểm địa hình xã rộng, đường giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nên việc đưa thông tin tuyên truyền về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân để họ hiểu và làm theo không hề dễ dàng.

Giống như anh Toán, với chị Hồng, bên cạnh những thuận lợi như sự ủng hộ từ phía lãnh đạo cũng như các thông tin từ tuyến trên gửi về nhanh chóng thì Đài truyền thanh xã vẫn gặp một số khó khăn.

“Tôi hiện tại đang kiêm nhiệm hai nhiệm vụ, làm cán bộ Đoàn kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã. Hiện nay, công việc của đài truyền thanh cơ sở có một người nên cũng khá vất vả, vừa phải cập nhật thông tin mới nhất, các văn bản cũng như các chỉ đạo của địa phương, vừa làm cả các chương trình phát thanh của đài. Ngoài số lượng các bản tin, tôi cũng phải làm sao để Nhân dân nắm được thông tin nhanh, chính xác nhất, Biên tập lại nội dung sao cho gần gũi dễ hiểu nhất đối với người dân. Công việc thì nhiều mà phụ cấp chỉ bằng một nửa so với định mức của Đài Truyền thanh xã khi chưa có tinh giản biên chế”, chị Hồng trải lòng.

Thực tế, tại nhiều địa phương, hầu hết các cán bộ đài truyền thanh cơ sở chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Sau khi sắp xếp lại, tinh giản biên chế, phần lớn các đài truyền thanh chỉ có một nhân viên phụ trách. Vì thế có những đài phát thanh của xã không tự sản xuất được các chương trình riêng nên thông tin cung cấp đến người dân còn thiếu và yếu.

Bài 3: Những “nhà báo làng” miệt mài đưa thông tin đến người dân
Những người làm phát thanh cơ sở đang rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa để thực hiện tốt nhiệm vụ

Theo đại diện Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn, mặc dù rất nỗ lực và cố gắng đào tạo nguồn nhân lực cho các đài phát thanh của xã, tuy nhiên hiện nay cơ chế, chính sách đãi ngộ dành cho cán bộ, nhân viên truyền thanh ở cơ sở còn thấp; Đồng thời cán bộ phụ trách đài cũng thường xuyên thay đổi nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác truyền thanh cơ sở... Chế độ đãi ngộ thấp cũng khiến cho việc thu hút nguồn nhân lực trẻ không hề dễ dàng.

Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, thiết nghĩ đã đến lúc Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách đầu tư cho sự phát triển sự nghiệp truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xã; Quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách phụ cấp đặc thù cho viên chức lĩnh vực truyền thanh, đặc biệt là chính sách cho cán bộ chuyên trách đài truyền thanh cấp xã. Song song đó, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động đối với hệ thống đài truyền thanh, truyền hình cơ sở giai đoạn 2021-2025 phù hợp với sự phát triển của công nghệ số.

Được biết, hiện thành phố Hà Nội đã giao quyền chủ động, các địa phương cần tích cực, sáng tạo, linh hoạt hơn để việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh phường, xã, thị trấn thêm sát, đúng và trúng hơn nữa; Đáp ứng yêu cầu ngày một nâng cao của người dân; Biến những thông tin cơ sở trở thành “món ăn tinh thần không thể thiếu” hằng ngày.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” Người Hà Nội

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên”

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức lễ gắn biển công trình “Tu bổ, tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” (phường Vĩnh Hưng).
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem thêm