Tag
Có một Hà Nội nghĩa tình như thế

Bài 3: Những mạch nguồn truyền thống luôn dạt dào vì cả nước

Người Hà Nội 01/03/2021 08:00
aa
TTTĐ - Giúp đỡ, hỗ trợ tất cả vùng miền trên Tổ quốc đã trở thành phản xạ hết sức nhanh nhạy và đầy tính nhân văn của Hà Nội. Vậy nhiều người sẽ hỏi, tại sao Hà Nội lại hình thành phản xạ ấy? Câu trả lời rất đơn giản, đó là bởi, là kinh đô lâu đời của đất nước, Hà Nội đã có sẵn một mạch nguồn truyền thống tương thân tương ái dạt dào chảy bền bỉ qua nhiều đời, nhiều thế hệ như chính cách ứng xử đầy văn hóa của người Hà Nội.
Bài 3: Thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm của người trẻ Hà Nội

Kết tinh truyền thống

Chỉ tính riêng từ những năm kháng chiến chống Mỹ trở lại đây, tinh thần người Hà Nội vì cả nước đã được tổ chức lớp lang, luôn luôn tiếp bước và chưa bao giờ ngừng nghỉ qua các thời kì. Đầu tiên phải kể đến phong trào “Ba sẵn sàng” mà âm hưởng của nó cho đến bây giờ vẫn khiến thanh niên Hà Nội, người Hà Nội tự hào và phát huy truyền thống ấy.

Bài 3: Những mạch nguồn truyền thống luôn dạt dào vì cả nước
Phong trào "Ba sẵn sàng" tại Hà Nội

Năm 1964, khi cả nước đang đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: vừa tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ; Vừa tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III- năm 1960, Thành Đoàn Hà Nội đã phát động phong trào "Ba bất kỳ - Tam bất kỳ" nhằm khơi dậy và phát triển tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của thanh niên Hà Nội.

Hưởng ứng tinh thần đó, tháng 5/1954, Ban chấp hành Đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội họp và thống nhất đổi tên phong trào "Ba bất kỳ" thành phong trào "Ba sẵn sàng". Cũng trong tháng 5/1964, tại nghĩa trang Mai Dịch (Từ Liêm, Hà Nội), Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức phát động phong trào "Ba sẵn sàng" trong tập thể nhà trường, với 3 nội dung là: Sẵn sàng nhập ngũ; Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh; Sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.

Đến khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh thực hiện cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, ngoài việc cùng với toàn miền Bắc trở thành hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, người Hà Nội quyết tâm hành động bằng những việc làm thiết thực hơn nữa.

Tối 9/8/1964, tại hội trường Bộ Công nghiệp nặng - Hà Nội, Ban chấp hành Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng" chống Mỹ, cứu nước trong toàn thành phố. Thắp sáng tinh thần cách mạng của thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” phát triển bừng bừng khí thế. Chỉ ngay trong tuần đầu tiên, tại Hà Nội đã có hơn 80.000 thanh niên đăng ký nhập ngũ vào các lực lượng vũ trang nhân dân và trong khoảng một thời gian ngắn con số này lên đến hơn 200.000 người.

Trước tác dụng chả phong trào “Ba sẵn sàng” của Hà Nội, tháng 3/1965, Trung ương Đoàn đã chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, có bổ sung và nâng cao nội dung: vừa chiến đấu, sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống. Từ một phong trào phát động trong thanh niên Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” đã lan rộng ra các tỉnh, thành phố, vùng Đông Bắc Duyên Hải, Tây Bắc, Việt Bắc, các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và toàn miền Bắc Việt Nam, trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời đó.

Sau năm 1965, phong trào “Ba sẵn sàng” có thay đổi nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đó là: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần.

Bài 3: Những mạch nguồn truyền thống luôn dạt dào vì cả nước

Phong trào "Ba sẵn sàng" có một sức sống vô cùng to lớn, đi vào thực tiễn cuộc sống, trên mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập… trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Phát huy tinh thần "Ba sẵn sàng", trong những năm qua tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ Hà Nội nói riêng đã đẩy mạnh các phong trào thi đua “Năm xung phong”; “Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Khơi nguồn sáng tạo”; “Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Thanh niên tình nguyện”; “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Bên cạnh đó là các phong trào: “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Sáng tạo trẻ”; “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Chung tay xây dựng Nông thôn mới”; “Hướng về biển, đảo quê hương”... xứng đáng là lớp người tiếp bước các thế hệ cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chảy đến tương lai

Vào những năm 1958-1960, hưởng ứng chủ trương lớn của đất nước đưa người miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi Tây Bắc, nhà thơ Chế Lan Viên đã có bài thơ bất hủ “Tiếng hát con tàu”. Lời kêu gọi thiết tha của “con tàu”, biểu tượng của những chuyến đi, của sự chuyển động về nhận thức và dịch chuyển không gian sinh sống, làm việc, biểu tượng của nỗ lực đoàn kết và cống hiến đã thực sự làm nên những “tiếng hát” trong lòng người.

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc / Khi lòng ta đã hóa những con tàu / Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát / Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu / Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng? / Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội / Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi / Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng”. “Tiếng hát” ấy cứ ngân nga trong đầu bao nhiêu thế hệ, thúc giục lớp lớp thanh niên lên đường, đến với mọi miền đất nước, mở rộng tầm mắt, thực hiện khát khao của tuổi trẻ.

Đội bóng chuyền nữ thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng - Ảnh tư liệu của Trần Ngọc Trác
Đội bóng chuyền nữ thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng (Ảnh tư liệu của Trần Ngọc Trác)

Những năm tháng đất nước hòa bình, trước yêu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, một lần nữa những người trẻ của Hà Nội lại rời bước khỏi Thủ đô, đi đến bất cứ nơi nào cần đến sức người, sức của. Thanh niên, Nhân dân Hà Nội đã tình nguyện tới những nơi rừng thiêng, nước độc để làm kinh tế mới và tạo nên những miền quê trù phú.

Để đến bây giờ, nhiều miền trên khắp đất nước ta có người quê gốc Hà Nội. Thanh niên Thủ đô không ngại rời khỏi nơi phồn hoa đô hội để đến với vùng sâu, vùng xa, lập nên những làng người Hà Nội ở những phương trời mới như huyện Lâm Hà (ghép từ Lâm Đồng, Hà Nội) ở tỉnh Lâm Đồng…

Trong khi đó, nhiều người con Hà Nội đã hy sinh ngay trong thời bình để đất nước phồn vinh, góp phần để các địa phương tiến lên cùng Hà Nội trong công cuộc phát triển kinh tế, khơi nguồn tri thức và tiến bộ xã hội. Một điều vô cùng thiếu sót nếu như không nhắc đến, đó là phong trào thanh niên tình nguyện.

Phong trào Thanh niên tình nguyện sôi nổi ở Hà Nội
Phong trào thanh niên tình nguyện sôi nổi ở Hà Nội

Là nơi có nhiều trường đại học, tập trung nhiều thế hệ thanh niên của cả nước tề tựu về đây, mỗi người đều mang đến Hà Nội một nỗi nhớ quê hương, những khát khao cải tạo đời sống. Khởi nguồn từ Hà Nội và lan tỏa ra cả nước, phong trào thanh niên tình nguyện thực sự rất cao cả, ý nghĩa và được hưởng ứng, duy trì, tiếp nối rất nhiều năm nay. Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, thanh niên Thủ đô đã mang tri thức, sức trẻ... đánh thức các vùng quê nghèo ở vùng sâu, vùng xa...

Những ngày này, những người con Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các tỉnh bị Covid-19 hoành hành, ngay cả những sinh viên hay người đã về hưu trong ngành Y cũng tình nguyện lên đường đến nơi có dịch, sẵn sàng lên đường nhập ngũ để bào vệ biên giới, hải đảo... Đó là những bài ca đẹp của ngày hôm nay mà người Hà Nội đang viết nên bởi những việc làm cụ thể tiếp tục nối tiếp truyền thống, lan tỏa tinh thần Hà Nội luôn sẵn sàng vì cả nước.

Các thanh niên ưu tú của Thủ đô phấn khởi lên đường nhập ngũ
Các thanh niên ưu tú của Thủ đô phấn khởi lên đường nhập ngũ

Đó là lí do tại sao không ai ngạc nhiên khi Hà Nội giải cứu nông sản Hải Dương, cũng như hỗ trợ cho các tỉnh thành khác trong cả nước. Chúng ta đã, đang và tiếp tục làm những việc có ý nghĩa đồng bào như vậy. Bởi chúng ta có một sự chỉ đạo, một tinh thần nhất quán từ chính quyền, các cấp lãnh đạo cho đến mỗi trái tim người dân, chúng ta luôn xứng đáng là trái tim của cả nước, một Hà Nội của cả nước và vì cả nước.

Bài 2: Tạo những nguồn động lực bằng giá trị thực chất Bài 2: Tạo những nguồn động lực bằng giá trị thực chất
Bài 1: Những “phản xạ” đậm tính nhân văn... Bài 1: Những “phản xạ” đậm tính nhân văn...

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm