Tag
Thắp lửa tri ân - nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim

Người Hà Nội 24/07/2023 17:39
aa
TTTĐ - Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn được tiếp nối, phát huy qua từng thế hệ, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục đền ơn đáp nghĩa công lao của những người đi trước bằng cả trái tim mình.
Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học

Trách nhiệm và tình cảm

Tháng bảy - tháng tri ân, đền ơn đáp nghĩa những thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp tuổi thanh xuân, xương máu của mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Thấu hiểu những mất mát, hy sinh mà họ và gia đình phải trải qua, người Hà Nội cũng như cả đất nước Việt Nam biết rằng có những thứ mất đi mãi mãi không thể lấy lại được. Sự bù đắp về tinh thần, vật chất của Đảng, Nhà nước và thế hệ đi sau là nguồn động viên to lớn để các thương, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ cảm thấy ấm lòng trong vòng tay người dân cả nước.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim

Hội LHPN quận Hoàng Mai thăm, tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thuận Thành, Bắc Ninh

Điều này cũng góp phần viết tiếp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu của dân tộc. Những hành động cụ thể ấy cũng sẽ giáo dục truyền thống lý tưởng cho thanh thiếu niên để cảm nhận được hết ý nghĩa, công lao to lớn mà thế hệ trước đã đổ máu xương máu cho thế hệ hôm nay được thụ hưởng nền hòa bình, độc lập. Lòng biết ơn sâu sắc sẽ khiến mỗi người như được tiếp thêm sức mạnh để củng cố lòng yêu nước, sống có lý tưởng và cống hiến, xây dựng Tổ quốc trong thời đại mới.

Nằm trong dòng chảy đó, không chỉ riêng Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) mà việc đền ơn đáp nghĩa đã diễn ra trong suốt nhiều ngày tháng của 76 năm qua.

Trong suốt 76 năm, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cấp ủy, chính quyền các cấp của TP Hà Nội luôn quan tâm, có nhiều việc làm thiết thực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa” nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ đầu tháng 3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Hiện nay, các địa phương cơ bản đã triển khai xong việc thực hiện thực hiện chi trả quà của Chủ tịch nước và quà của TP đến các đối tượng chính sách theo quy định, bảo đảm kịp thời, chu đáo. Ngoài quà của Chủ tịch nước và TP, các quận, huyện, thị xã, cơ quan, đoàn thể cũng có quà tặng tới đối tượng người có công của địa phương, cơ quan quản lý.

Đến ngày 20/7, số quà tặng đối tượng người có công trên địa bàn Hà Nội là 296.723 suất, với tổng số tiền trên 232,8 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 4.138 suất, kinh phí trên 1 tỷ đồng).

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh Nguyễn Đình Thanh cho biết: “Kỷ niệm ngày 27/7 năm nay, huyện Đông Anh thăm, tặng quà người có công với 12.319 suất, tổng kinh phí hơn 11,5 tỷ đồng. Trong đó, quà của Chủ tịch nước gồm 6.093 suất, tổng số tiền 1,856 tỷ đồng; Quà của TP Hà Nội 6.102 suất, tổng kinh phí 9,355 tỷ đồng; Quà của huyện 124 suất, tổng số tiền 316 triệu đồng”.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng thắp hương tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Giữa cái nắng nóng oi ả những ngày tháng 7, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện hành trình về nguồn, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Vinh (Nghệ An); Viếng, dâng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ, thanh niên xung phong, 10 nữ liệt sĩ đã hy sinh tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh); Dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ đường 9, Di tích Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.

Bên cạnh đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô còn phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quà tới các gia đình chính sách, có công với cách mạng tại xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng trao quà tới Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Dẩm (95 tuổi) tại xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)

Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng tâm sự: “Vào dịp này hàng năm, cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo Tuổi trẻ Thủ đô đều thực hiện hành trình về nguồn để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Điều này thể hiện một phần trách nhiệm, tình cảm của thế hệ trẻ Thủ đô với công lao của cha anh, đồng thời cho thấy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” vẫn xuyên suốt, chảy mãi trong trái tim của người Hà Nội".

Hành trình đi tìm đồng đội

Rất nhiều cá nhân, tổ chức luôn đau đáu với việc hài cốt các liệt sĩ còn nằm rải rác trên các chiến trường khắp cả nước và cả ở bên nước bạn. Công việc này không chỉ là của Đảng, Nhà nước mà còn cần sự chung tay, góp sức của những người có tâm, đền ơn đáp nghĩa bằng những việc làm cụ thể.

Sau 6 năm phối hợp triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo quốc gia 515 và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ với nhiều hình thức mang lại hiệu quả cao; Đã rà soát, hoàn thiện được hơn 900.000 hồ sơ, danh sách liệt sĩ...

Sáng 31/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia 515 và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2017 - 2022; Ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023 - 2030.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim

Cựu chiến binh Mỹ John Cimino trao lại chiếc ví kỷ vật của liệt sĩ Hoàng Quang Lợi cho Ban Liên lạc tìm đồng đội Trung đoàn 209 (Ảnh: Trương Đức Bình)

Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng là lực lượng nòng cốt, cựu chiến binh sẽ phối hợp tích cực thực hiện nhiệm vụ này. Đồng chí cũng đề nghị, thời gian tới các cơ quan liên quan phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất để làm tốt hơn nữa, xác định nhiều chủ trương, giải pháp khả thi, hiệu quả nhất để đáp ứng được lòng mong mỏi của người thân các liệt sĩ.

Là người lính đã từng chiến đấu trên các chiến trường ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế và bảo vệ biên giới, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam lòng nặng trĩu khi nghĩ đến gần 200 nghìn liệt sĩ chưa tìm thấy và gần 300 nghìn mộ liệt sĩ đã quy tập nhưng còn thiếu thông tin. Trong khi đó, việc cung cấp thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập ngày càng gặp nhiều khó khăn. Ông viết thư kêu gọi, gửi các cấp hội, các ban liên lạc truyền thống, cựu chiến binh cả nước. Việc làm đó đã thu được rất nhiều kết quả tích cực.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng kí ức về những trận chiến đấu để giải phóng dân tộc, gìn giữ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc vẫn in đậm trong tâm khảm những cựu chiến binh. Hình ảnh những đồng đội chiến đấu ngoan cường, hy sinh anh dũng đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt luôn đau đáu trong lòng họ. Hơn thế nữa, nỗi niềm mong mỏi của biết bao gia đình liệt sĩ chưa tìm được người thân như mẹ liệt sĩ Đậu Xuân Tứ, nhớ con đến lòa cả đôi mắt…

Tình cảm, sự trân trọng, biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng đã cống hiến, hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc chính là giá trị văn hóa tốt đẹp, đã hun đúc tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực kiên cường của bào thế hệ người Việt Nam.

Muốn tiến tới tương lai phải bền gốc, có sự hiểu biết hiện tại và tri ân quá khứ. Lòng biết ơn, tri ân thế hệ đi trước của người Hà Nội hôm nay sẽ giúp người trẻ tự tin đi tới, là chủ nhân tương lai của Thủ đô và sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa cho thành phố, cho đất nước. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa người Hà Nội hôm nay và trao truyền lại cho các thế hệ trẻ mai sau.

Đọc thêm

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Xem thêm