Tag
Thắp lửa tri ân - nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học

Người Hà Nội 20/07/2023 12:33
aa
TTTĐ - Giáo dục truyền thống lịch sử, tấm gương các anh hùng liệt sĩ đã được đưa vào nhiều trường học; Đặc biệt là những tấm gương liệt sĩ, thương binh người Hà Nội để thế hệ trẻ ngày nay thêm tự hào và biết ơn sự hy sinh của thế hệ cha anh.
Bài 1: Mạch ngầm truyền thống dạt dào dòng chảy

Giúp học sinh thấu hiểu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Để giúp các em học sinh hiểu thêm về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thời gian qua, trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm) luôn triển khai đa dạng các hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh, qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Ban Giám hiệu trường THCS Nguyễn Du thăm gia đình chính sách

Không chỉ thông qua những bài học lịch sử, trường THCS Nguyễn Du còn thường xuyên đưa các em đến địa chỉ đỏ, những triển lãm, bảo tàng để được chứng kiến, lắng nghe thế hệ trước kể chuyện; Được gặp người thật, việc thật và hình ảnh để hình dung rõ nét, sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước, cống hiến cho Tổ quốc.

Hằng năm, cứ mỗi dịp tháng 7, nhà trường lại tổ chức dâng hương, quét dọn đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ; Thăm, giúp đỡ các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng… Những việc làm đó đã giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về những chặng đường lịch sử của dân tộc, trân trọng và tự hào về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Thầy trò trường THCS Nguyễn Du thắp hương tại đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ làng Trung Văn, quận Nam Từ Liêm

Đặc biệt, trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa cũng như lồng ghép vào trong các tiết học truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Cô Nguyễn Thị Lý, Hiệu trường trường THCS Nguyễn Du cho biết: “Việc cho học sinh, đoàn viên tham gia các hoạt động này nhằm giúp các em ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Hiểu rõ hơn về những chiến sĩ anh hùng, các chiến công hiển hách của lực lượng vũ trang Nhân dân; Biết trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời, các hoạt động này giúp rèn luyện cho học sinh tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tăng vốn hiểu biết và kỹ năng trong cuộc sống.

Thông qua những việc làm thiết thực, ý nghĩa đã góp phần tạo ra môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức trong sáng. Từ đó, nhân lên những tấm gương điển hình trong học tập, lao động… ở các em học sinh trường THCS Nguyễn Du".

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Một giờ học lịch sử, tái hiện truyền thống hào hùng của dân tộc

Nhà tù Hỏa Lò - điểm đến ý nghĩa cho học sinh, sinh viên

Không chỉ thông qua những bài học, các trường còn thường xuyên đưa học sinh đến địa chỉ đỏ, những triển lãm, bảo tàng để chứng kiến, lắng nghe thế hệ trước kể chuyện; Được gặp người thật, việc thật và hình ảnh nhằm hình dung rõ nét hơn, sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước, cống hiến cho Tổ quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023), thư viện trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm) kết hợp với Ban Thiếu nhi tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò - nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Cô trò trường tiểu học Hồng Hà tại di tích Nhà tù Hỏa Lò

Là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực và gian lao, Nhà tù Hỏa Lò biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Bên cạnh việc giáo dục kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, nhà trường cũng quan tâm chú trọng giáo dục lòng yêu nước, biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã cho mình sống trong hòa bình như hôm nay.

Đối với học sinh tiểu học, ngoài việc học các kiến thức tại nhà trường, việc được đi tham quan và tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế còn giúp các bạn nhỏ mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình. Đây cũng là cơ hội để giúp các em phát triển toàn diện, thêm hiểu và yêu môn Lịch sử.

Đặc biệt, đến di tích Nhà tù Hỏa Lò, các học sinh được nghe kể những câu chuyện về lòng yêu nước, về tinh thần vượt khó, về ý chí vươn lên của những người cách mạng dù đang phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của chế độ nhà tù thực dân.

Trước mỗi hiện vật trưng bày như: Bát ăn cơm làm từ vỏ quả dừa khô, đôi đũa được chế tác từ cành bàng, nụ hoa angtigon là chiếc ngòi bút xinh xắn… các em vô cùng ngạc nhiên và liên tục đăt ra những câu hỏi cho hướng dẫn viên. Để rồi khi nhận được sự giải thích và câu trả lời, các em lại ồ lên thích thú. Nghe kể chuyện, các bạn nhỏ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong mỗi em học sinh, câu chuyện về lòng biết ơn đã đang được thắp sáng lên.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Những hiện vật vô giá tại Nhà tù Hỏa Lò đã đem lại cho các em học sinh sự xúc động và khâm phục tinh thần đấu tranh, ý chí sắt đá của những tù nhân yêu nước

Tại đây, qua lời dẫn của hướng dẫn viên, các em được quay ngược dòng thời gian, trở về ký ức một thời hoa lửa bi hùng của dân tộc với những hình ảnh, biểu tượng đi cùng năm tháng. Đó là chiếc mũ cối đặt ngay ngắn trên trang sách trắng tinh, anh lính tân binh gửi lại ngày lên đường nhập ngũ; Là “Một thoáng Trường Sơn” nơi đại ngàn xanh thẳm, dưới tán cây rừng cánh võng mắc vội cho phút chợp mắt, ngả lưng nhanh; Là hình ảnh chiếc xe không kính nhọc nhằn băng lửa đạn; Người lính dừng nghỉ tại quán lá giữa rừng, nhấp một chén trà xanh, ăn một thanh kẹo lạc, ngân nga câu hát theo tiếng đàn ghi-ta… Mỗi phân cảnh đều được lồng ghép âm thanh sống động: Tiếng bước chân hành quân, tiếng còi báo hiệu thông đường cho xe qua, tiếng bom rơi, đạn nổ…

Đoàn được tham quan phòng trưng bày, mô hình Nhà tù Hỏa Lò, dấu tích, nơi trưng bày tội ác của thực dân Pháp đối với tù nhân cách mạng, từ những hiện vật thể hiện chế độ ăn uống khắc nghiệt như: Thùng tôn, chậu gỗ… hay những hiện vật thể hiện chế độ giam cầm hà khắc là phòng giam tối tăm chật hẹp, cùm sắt, máy chém, đến những hiện vật phản ánh tinh thần quả cảm của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam: Cửa cống ngầm, cờ do tù chính trị tự tạo trong tù… đều tạo cho các em những hiểu biết thêm về lịch sử của dân tộc.

Các em học sinh được tham quan các phòng giam tù nhân, xà lim tử hình… Trong đó phải kể đến “cỗ máy chém”, một công cụ tra tấn đưa Nhà tù Hỏa Lò trở thành “địa ngục trần gian”, lọt vào top 10 nhà tù đáng sợ nhất thế giới và top 5 điểm đến đáng sợ nhất Đông Nam Á.

Nếu máy chém là vũ khí tra tấn tàn nhẫn nhất thì “ngục tối” là nơi đáng sợ nhất, được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”, với những cái tát nảy lửa, những trận đòn ghê rợn, bị gông, cùm, ăn ở, vệ sinh, đều chỉ trong một không gian chật hẹp và tăm tối, không thể nằm ngủ… Cùng với đó là những dụng cụ tra tấn dùng để khủng bố tinh thần lẫn thể xác người tù cộng sản... Các học sinh đã rất xúc động và khâm phục tinh thần đấu tranh, ý chí sắt đá của người tù yêu nước trước đòn roi của kẻ thù.

Chuyến tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò là một trải nghiệm thú vị không chỉ với các em học sinh trường Tiểu học Hồng Hà mà với rất nhiều đoàn học sinh, sinh viên được nhà trường tổ chức đến tham quan nơi này. Tại đây, các em đã hiểu rõ hơn một phần lịch sử của dân tộc ta trước sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, xót xa trước những hy sinh, đau đớn nhưng cũng khâm phục ý chí kiên cường, khí phách hiên ngang của những chiến sĩ cách mạng. Qua đó, các em xác định cần phải học tập, lao động, rèn luyện, cống hiến cho đất nước để xứng đáng với sự hi sinh, giành độc lập của các thế hệ cha ông đi trước.

(Còn nữa)

Khánh Vy
Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Xem thêm