Tag
Thắp lửa tri ân - nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa

Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy

Người Hà Nội 19/07/2023 14:28
aa
TTTĐ - Có được cuộc sống thanh bình, yên ấm và đầy đủ như ngày hôm nay, ai trong số chúng ta cũng đều hiểu nền hòa bình không đến một cách dễ dàng. Bởi thế, sự hi sinh máu xương của các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ đi trước luôn được con cháu người Việt tri ân.
Phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình hạnh phúc

Giáo dục truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây”

Sáng 17/7/2023, Cấp ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban phụ trách Đội cùng với đại diện học sinh trường THCS Ba Đình phối hợp với UBND phường đã đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Bích, mẹ liệt sĩ Dương Đức Hoàng Quân tại địa chỉ số 130 ngõ 173 Hoàng Hoa Thám. Tại đây, cô trò nhà trường đã thắp hương tri ân liệt sĩ nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ, cũng là dạy các con về truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Đại diện BGH, Công đoàn, Chi đoàn, Ban phụ trách Đội trường THCS Ba Đình cùng học sinh thăm gia đình liệt sĩ Dương Hoàng Đức Quân
Đại diện Ban Giám hiệu, Công đoàn, Chi đoàn, Ban phụ trách Đội trường THCS Ba Đình cùng học sinh thăm gia đình liệt sĩ Dương Hoàng Đức Quân

Truyền thống đó không chỉ được duy trì, tiếp nối trong suốt chiều dài phát triển của đất nước mà còn tiếp tục được nhân lên, phát triển trong thời hiện đại. Là đất nước tươi đẹp, vị trí địa lí thuận lợi, nhiều sản vật quý hiếm, Việt Nam vốn chịu cảnh “sớm chắn bão giông chiều ngăn nắng lửa”. Mấy nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước đã khiến máu xương của bao thế hệ đổ xuống để bảo vệ nền hòa bình, độc lập cho dân tộc mình.

Trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên khắp dải đất hình chữ S, biết bao nhiêu người con Hà Nội đã ra đi và mãi mãi không về. Máu xương họ có khi còn nằm lại đâu đó ở miền quê hẻo lánh, nơi biên ải xa xôi hay có khi cả ở bên nước bạn. Nỗi xót thương chưa nguôi khi nhiều ngôi nhà của Thủ đô còn treo ảnh liệt sĩ. Có những người may mắn trở về với gia đình nhưng một phần cơ thể họ đã khuyết thiếu với bao vết thương còn nhức nhối trong người.

Dù ở nơi nhà cửa san sát, phố phường chật hẹp nhưng mỗi phường ở Thủ đô đều có những nhà bia tưởng niệm liệt sĩ hay các đài tưởng niệm liệt sĩ. Những công trình này đều trang trọng và khiến người dân mỗi khi qua đây kính cẩn nghiêng mình. Điều đặc biệt là rất nhiều gia đình thường đưa con cháu tới đây để giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Bởi thế, những ngày này, tại địa điểm tri ân anh hùng liệt sĩ, không khó để bắt gặp hình ảnh các gia đình nhiều thế hệ đến quét dọn, dâng hương hoa và tưởng nhớ người đã khuất. Có những đôi bạn trẻ thay vì chọn chụp ảnh cưới ở cánh đồng hoa, studio sang trọng lại chọn đài tưởng niệm liệt sĩ để ghi lại khoảnh khắc đánh dấu ngày trọng đại trong đời. Điều đó cho thấy, tất cả mọi tầng lớp Nhân dân của Hà Nội ngày nay chưa bao giờ quên công lao to lớn này. Họ sẽ mang trong mình truyền thống quý báu ấy để gửi đến tương lai cho con cháu mình.

Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy
Đại diện các đơn vị ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"

Những ngày này, hoạt động thăm hỏi các gia đình có Bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ và thương binh khắp Hà Nội đang diễn ra rộng khắp. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đều thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình.

Mới đây, sáng 18/7, Thành đoàn Hà Nội tổ chức hội thu ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2023. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) nhằm thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ Thủ đô với các thương, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, anh hùng liệt sĩ và các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Đoàn Thanh niên thành phố đã kêu gọi và phát động trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cơ quan Thành đoàn cùng các cấp bộ Đoàn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cá nhân, đơn vị, tổ chức Hội... tích cực hưởng ứng và đóng góp công sức tham gia phong trào và xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố. Sự ủng hộ của tuổi trẻ Thủ đô sẽ góp phần cùng Đảng, Nhà nước tập trung nguồn lực hỗ trợ người có công với cách mạng, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Phát động chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ - 2023”

Sáng 24/6, tại Hà Nội, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp cùng Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1405) tổ chức phát động chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ - 2023”.

Đây là năm thứ 12, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ” nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7). Hoạt động nhằm mục đích tạo nguồn kinh phí cho hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Chương trình nhắn tin tri ân liệt sĩ năm 2023 mở cổng từ 0h00 phút ngày 23/6 đến 24h ngày 20/8. Mỗi người dân chỉ cần nhắn tin với cú pháp "TALS" gửi Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1405 là đã đóng góp 20.000 đồng tới Quỹ "Tri ân liệt sĩ".

Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy
Các đại biểu cùng nhắn tin ủng hộ Quỹ "Tri ân liệt sĩ"

Với mỗi tin nhắn chỉ bằng 20.000 đồng nhưng đây là sự thể hiện lòng biết ơn vô hạn của thanh niên Thủ đô với các anh hùng liệt sĩ - những tấm gương sáng mãi, lan tỏa mãi, thắp sáng đêm tối, xóa đi những kí ức đau buồn của chiến tranh. Những tình cảm lớn lao ấy như khiến sức mạnh của dân tộc được kết nối, hội tụ. Tổ quốc sẽ vững mạnh hơn bởi có gốc rễ vững bền ấy chính là truyền thống yêu nước, hy sinh vì đất nước và tri ân nguồn cội luôn tiếp nối qua các thế hệ.

Trong khi đó, tại các khu dân cư, đặc biệt là tại các doanh nghiệp, tiểu thương trong những ngôi chợ cũng vận động nguồn của cải vật chất để thăm hỏi tặng quà động viên thân nhân liệt sĩ, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, trao học bổng cho con em liệt sĩ vượt khó…

Đây không chỉ là hình thức mà là sự tri ân sâu sắc, xuất phát từ tấm lòng của chính quyền, các tổ chức xã hội và cả cá nhân. Mỗi một phần quà, một lời thăm hỏi là nguồn động viên to lớn đối với anh linh liệt sĩ, thân nhân của họ và cả những thương bệnh binh còn đang chịu di chứng của chiến tranh.

Sự thăm hỏi, động viên ấy cũng khiến những người may mắn được thụ hưởng nền hòa bình tự chủ ngày nay sống có trách nhiệm hơn với những gì mà thế hệ cha ông đã tạo dựng. Họ sẽ yêu Hà Nội như yêu quê hương, đất nước mình, tận tâm tận lực để cống hiến cho thành phố phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.

Mạch ngầm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vẫn chảy dạt dào và bền bỉ trong huyết quản mỗi người Hà Nội. Yêu nước, thương nguồn, đó là một phẩm chất không thể thiếu của một người Thủ đô văn minh thanh lịch hôm nay. Đó cũng là lối ứng xử “có trước có sau” của cư dân thành phố này. Điều đó càng khiến chúng ta có cơ sở vững chắc rằng nét thanh lịch văn minh, lối ứng xử đậm đà tình nghĩa vẫn là dòng chảy chủ đạo để hướng Hà Nội tới tương lai.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Xem thêm