Tag
Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu ở Vĩnh Phúc

Bài 3: Cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc

Nông thôn mới 07/09/2023 09:00
aa
TTTĐ - Sự vào cuộc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và chính quyền các cấp, Sở ban ngành liên quan đã khơi dậy niềm tin, tạo sự đồng lòng ủng hộ của người dân Vĩnh Phúc trong triển khai xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu.
Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu ở Vĩnh Phúc - Bài 1: Những mô hình độc đáo, sáng tạo Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu ở Vĩnh Phúc - Bài 1: Những mô hình độc đáo, sáng tạo
Bài 2: Nỗ lực từ sự đồng thuận, đồng lòng của Nhân dân Bài 2: Nỗ lực từ sự đồng thuận, đồng lòng của Nhân dân

Huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị

Trong triển khai xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của người dân để triển khai mô hình hiệu quả.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghị họp bàn về phát triển kinh tế xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai truyền thông trực quan; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống loa truyền thanh; Tuyên truyền trên mạng xã hội và đặt hàng các đơn vị nghệ thuật xây dựng kịch bản, sân khấu hóa các chủ trương xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh; Tổ chức các cuộc thi, công diễn các chương trình nghệ thuật về xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với việc triển khai thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy khẩn trương hoàn thành việc xây dựng quy trình lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể để các địa phương, thôn, làng, tổ dân phố thực hiện.

Cùng với đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cần lồng ghép nội dung xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu vào nội dung sinh hoạt chi bộ các thôn, tổ dân phố hằng tháng nhằm huy động sức mạnh của Nhân dân; Đồng thời, lựa chọn được các đơn vị chỉ đạo điểm và rút kinh nghiệm thường xuyên.

Đối với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu rà soát, xây dựng lại kế hoạch tuyên truyền vận động thực hiện theo hướng Nhân dân là chủ thể chính trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu để người dân tự giác, tự nguyện, chủ động tham gia; Tăng cường vận động, tuyên truyền, phát huy sức mạnh, nguồn lực trong Nhân dân.

Đặc biệt, để người dân hiểu rõ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu là cơ hội để nâng cao đời sống cả về vật chất, tinh thần và văn hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy cần rà soát, xây dựng nội dung của quy chế dân chủ ở cơ sở và lồng ghép quy chế dân chủ vào trong các hương ước, quy ước của thôn, làng.

Tính đến ngày 14/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc có 14 Sở, ban, ngành đã ban hành kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc triển khai thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, gồm: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Trong đó, 13 Sở, ngành đã ban hành hướng dẫn triển khai các tiêu chí, chính sách hỗ trợ thuộc lĩnh vực phụ trách: Ủy ban MTTQ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải; Sở Công thương; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Các Sở, ngành đã thành lập tổ công tác xuống trực tiếp thôn được phân công phụ trách để phối hợp, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chính sách theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu; Triển khai thực hiện các mô hình đã đăng ký tại 30 Làng văn hóa kiểu mẫu được phê duyệt.

Khánh thành 3 - 5 khu thiết chế văn hóa, thể thao

Bà Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu cho biết, tỉnh đã khánh thành 3 - 5 khu thiết chế văn hóa, thể thao dịp Quốc khánh 2/9.

Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Thụ Ích dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 27/8/2023.
Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Thụ Ích khánh thành vào ngày 27/8/2023

Cuối tháng 8/2023, thôn Thụ Ích (xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) và tổ dân phố Tam Quang (thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên) khánh thành khu thiết chế văn hóa, thể thao.

Trong tháng 9 có thêm 2 thôn của huyện Yên Lạc, 3 thôn của huyện Lập Thạch và 1 thôn của huyện Vĩnh Tường khánh thành khu thiết chế văn hóa, thể thao.

Về tiến độ thực hiện 14 tiêu chí của Làng văn hóa kiểu mẫu, hiện có 4 tiêu chí, gồm: Quy hoạch kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ, hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, phát triển kinh tế, 100% thôn, tổ dân phố chưa đạt. Đối với 10 tiêu chí còn lại, các thôn, tổ dân phố mới đạt một phần và đang tiếp tục triển khai thực hiện.

Công trình nhà văn hóa Tổ dân phố Tam Quang, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình xuyên
Công trình nhà văn hóa Tổ dân phố Tam Quang, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên

Đối với triển khai các chính sách hỗ trợ đặc thù, đến nay có 21/28 thôn, tổ dân phố xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu đăng ký thực hiện 93 mô hình kinh doanh dịch vụ, thương mại; 8 thôn, tổ dân phố có tổ chức, cá nhân đăng ký mô hình homestay, farmstay; 22 thôn, tổ dân phố có tổ chức, cá nhân đăng ký mô hình vườn sản xuất.

Hiện, toàn tỉnh có 14 thôn, tổ dân phố đăng ký đào tạo nhân viên y tế; 14 thôn, tổ dân phố có hộ dân đăng ký tự nguyện dừng hoạt động chăn nuôi trong khu dân cư; 100% huyện, thành phố đã thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho gần 450 hộ gia đình vay với tổng số tiền gần 81 tỷ đồng; Giải ngân hết 100 tỷ đồng cho vay trong tháng 8/2023.

Phát biểu trao đổi, thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đề nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn trong tổ chức thực hiện các tiêu chí.

Cùng với đó, các đại biểu cũng đánh giá cụ thể đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các Ban xây dựng Đảng, Sở, ngành, địa phương, nhất là vai trò của người đứng đầu.

Từng cơ quan được giao phụ trách các tiêu chí rà soát lại hướng dẫn, cụ thể rõ lộ trình, tiến độ thực hiện từng tiêu chí; Có các giải pháp để duy trì tiêu chí hạ tầng năng lượng và chiếu sáng; Tiêu chí về hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự xã hội; Giải pháp xây dựng con người văn hóa, nếp sống văn hóa…

Việc xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết số 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

 Khu thiết chế thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân đúng dịp lễ 2/9.
Khu thiết chế thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đánh giá cao nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các tiêu chí, nhất là những đổi mới, sáng tạo của các địa phương trong công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân; Việc lựa chọn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, cảnh quan, môi trường, các mô hình du lịch cộng đồng…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện như tiến độ một số tiêu chí còn chậm do chưa có hướng dẫn cụ thể, nhất là về trình tự, thủ tục xây dựng các mô hình kinh tế, hình thành các sản phẩm mẫu; Việc thực hiện tiêu chí môi trường, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư…

Đặc biệt là người dân cũng chưa chủ động trong lựa chọn, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế và các địa phương chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư phát triển các mô hình…

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, Thường trực Tỉnh ủy sẽ ban hành kế hoạch phân công, phân cấp nhiệm vụ thực hiện từng tiêu chí cụ thể trong thời gian tới. Chậm trong tháng 11/2023 phải hoàn thành tất cả các khu thiết chế, văn hóa, thể thao của các Làng văn hóa kiểu mẫu.

UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tiêu chí 13 về hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự xã hội; xây dựng cơ chế xây dựng khu chăn nuôi tập trung để thực hiện di dời chăn nuôi ra khỏi khu dân cư từ tháng 9/2023.

Về mục tiêu, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương xây dựng các Làng văn hóa kiểu mẫu trở thành nơi đáng sống, phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh; Giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc; Người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc. Cùng với đó, tỉnh sớm hoàn thành các mục tiêu về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Phấn đấu đến hết năm 2030, Vĩnh Phúc có tối thiểu 60 làng được xây dựng đạt các tiêu chí của Làng văn hóa kiểu mẫu do cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó: Đến hết năm 2025, hoàn thành 30 làng và đến năm 2027, hoàn thành 60 làng với các đặc trưng cơ bản về cấu trúc không gian, kiến trúc cảnh quan được bảo tồn và chỉnh trang kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; Cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; Môi trường cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; Đời sống văn hoá, tinh thần của người dân lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tự quản.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, dự kiến cơ cấu nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa của đề án là 2.610 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 2.475 tỷ đồng; Nguồn ngân sách cấp huyện xã và nguồn xã hội hóa 135 tỷ đồng. Đối tượng hưởng lợi từ đề án là người dân trên địa bàn tỉnh; Trước mắt là người dân các làng thực hiện trong giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn tiếp theo đến 2030.

Về Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, đối tượng áp dụng là các làng, thôn, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, tiểu khu được lựa chọn thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh; Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến tổ chức triển khai, thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết.

Nghị quyết này gồm 16 chính sách đặc thù hỗ trợ, trong đó có 1 chính sách hỗ trợ thông qua hình thức cho vay vốn được ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, 2 chính sách hỗ trợ để thực hiện các dự án đầu tư công. Các chính sách còn lại chủ yếu thực hiện hỗ trợ một lần sau khi đối tượng được hỗ trợ đã hoàn thành mô hình, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hàng loạt hoạt động hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất Nông thôn mới

Hàng loạt hoạt động hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954- 13/7/2024), địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Buổi lễ chính thức sẽ diễn ra vào tối 12/7, cùng với lễ gắn biển công trình vườn hoa Phùng Khắc Khoan.
Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Huyện Đan Phượng đã tiến hành đánh giá 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia huyện Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Đan Phượng đã đạt 9/9 tiêu chí, đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận “Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao”.
17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội Nông thôn mới

17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

TTTĐ - Vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội có 17 đội tham gia, trong đó, thị xã Sơn Tây góp mặt tới 10 đơn vị.
Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Xem thêm