Tag
Đảm bảo an toàn thực phẩm: Trách nhiệm không của riêng ai

Bài 2: Thói quen dễ dãi của người tiêu dùng đã "nuôi dưỡng" thực phẩm bẩn

Xã hội 09/11/2019 15:27
aa
TTTĐ - Thực tế, hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm, thích là mua ăn, không cần biết có an toàn hay không. Thói quen này là một trở ngại lớn trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ở Thủ đô.

Bài 2: Thói quen dễ dãi của người tiêu dùng đã

Một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm

Bài liên quan

Tạo thói quen không sử dụng tiền mặt cho người Việt

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không chỉ là việc của các cấp chính quyền

Kiểm tra công tác an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường

Hà Nội: Gần 1.800 siêu thị, cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm đảm bảo ATTP

Quản lý an toàn thực phẩm phải có sự đóng góp của người dân

Nhức nhối lò mổ tự phát trong khu dân cư

2 giờ sáng, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ đã thức giấc. Cả khu dân cư nhộn nhịp, tấp nập bởi tiếng người nói, tiếng lợn kêu, tiếng dao chặt, tiếng xe vận chuyển từ hàng chục hộ gia đình làm nghề mổ lợn ngay tại nhà.

Mỗi đêm ở đây giết mổ hàng trăm con lợn trong điều kiện không đảm bảo. Cách khu dân cư chừng 200 mét là chợ Gốm, nơi thu gom lợn mổ bán cho thương lái mua lẻ về các chợ dân sinh. Chợ họp từ 3 dến 6h sáng mỗi ngày với hàng trăm phản thịt được bày bán. Điều đáng nói, thịt lợn, đầu lợn thậm chí còn đặt ngay dưới đất, người dân chân đất dẫm lên phản thịt vô cùng mất vệ sinh. Dù được vận chuyển xa hay gần, lợn đều được chất lên xe máy, không hề được bọc hay che đậy, bất chấp quy định của thành phố là phải vận chuyển thịt lợn trong thùng kín.

Tình trạng này cũng diễn ra tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Nơi đây, hiện còn 2 cơ sở giết mổ bò, mỗi đêm tiêu thụ hàng chục con, khiến môi trường xung quanh lò mổ đang ngày một ô nhiễm nhưng dường như, người dân nơi đây đã quen với nó như cơm ăn, nước uống hàng ngày.

Đó chỉ là một trong số hàng trăm những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội không đảm bảo vệ sinh, ATTP gây nhiều bất an trong nhân dân và là mảnh tối của bức tranh ATTP của thành phố Hà Nội.

Hiện, trên địa bàn thành phố có 749 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp; 24 cơ sở giết mổ bán công nghiệp; có tới 718 cơ sở giết mổ thủ công. Trong số này chỉ có 98 cơ sở giết mổ được chính quyền địa phương cho phép, tức là có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, ATTP.

Trên địa bàn TP Hà Nội có tới có tới 718 cơ sở giết mổ thủ công
Trên địa bàn TP Hà Nội có tới có tới 718 cơ sở giết mổ thủ công

Theo Quy hoạch đến năm 2020 trên địa bàn 18 huyện, thị xã của thành phố sẽ có 57 điểm quy hoạch về giết mổ, bao gồm 11 điểm giết mổ công nghiệp và 46 điểm giết mổ tập trung. Tuy nhiên, sau 6 năm, mới có 7/11 điểm giết mổ công nghiệp và 10/46 điểm giết mổ thủ công tập trung được triển khai thực hiện theo quy hoạch, còn lại là những bãi đất trống.

Điển hình phải kể đến khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung có quy mô hơn 4 ha với tổng mức tiền 112 tỷ đồng tại xã xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, 7 năm nay vẫn là bãi đất trống. Khu vực này hiện còn là nơi tập kết chất thải từ các hộ giết mổ nhỏ lẻ trong làng …

Hay khu giết mổ tập trung Tri Thuỷ - Quang Lãng, huyện Phú Xuyên được quy hoạch, với mục tiêu tập trung toàn bộ làng nghề giết mổ bò Quang Lãng từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn là cánh đồng hoang. Hai bên vệ đường giáp khu quy hoạch, chất thải từ làng mổ bò được đổ ra đây, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Lý giải nguyên nhân sự chậm trễ này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, chính quyền một số địa phương chưa chú trọng đến triển khai quy hoạch giết mổ công nghiệp, không bố trí được quỹ đất để xây dựng. Một số vị trí có đủ điều kiện thì lại nằm trong quy hoạch khác.

Ngoài ra, mặc dù được thành phố hỗ trợ nhưng chi phí khi giết mổ tập trung sẽ cao hơn nên các hộ làm nghề giết mổ còn chưa mặn mà. Trong khi đó, người dân lại quen tiêu dùng thực phẩm tươi sống tại các chợ, chưa quen sử dụng sản phẩm cấp đông.

Từ phía địa phương, lãnh đạo huyện Thanh Oai cho biết, dù các cơ sở đã hoàn thành nhưng vẫn còn thiếu nhiều hạng mục, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, hàng rào, đường giao thông vào khu giết mổ. Huyện đã kêu gọi các nhà đầu tư triển khai các hạng mục trong khu hàng rào. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn sơ sài, nên mặc dù đã có một số doanh nghiệp quan tâm, song chưa quyết định đầu tư.

Thích là ăn!

Thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm, thích là ăn, không cần biết có an toàn hay không. Đây cũng là một trở ngại lớn trong công tác đảm bảo ATTP ở Thủ đô.

Khảo sát tại phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm), nơi tập trung trọng điểm các dịch vụ nhỏ lẻ về du lịch, đông dân cư, nơi tập trung các tuyến phố như Gia Ngư, Cầu Gỗ, Đinh Liệt… từ lâu nổi tiếng với những món ngon ẩm thực. Mỗi ngày, các cửa hàng kinh doanh ăn uống nơi đây luôn thu hút một lượng lớn người dân và du khách tới thưởng thức, bất chấp những dấu hỏi về ATTP.

Gánh bún ốc trên đường Phan Ngọc Quyến luôn đông đúc khách
Gánh bún ốc trên đường Phan Ngọc Quyến luôn đông đúc khách

Theo chính quyền địa phương, việc kiểm soát ATTP không dễ. UBND Phường đã thường xuyên quan tâm kiểm tra, kiểm soát, thanh tra xử lý các cơ sở kinh doanh vi phạm. Từ đầu năm đến nay kiểm tra 34/87 cơ sở, xử phạt với các hộ kinh doanh thức ăn đường phố, cửa hàng ăn uống, hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống.

Mặc dù vậy,vẫn còn một số hộ kinh doanh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác vệ sinh ATTP. Và chừng nào, người dân du khách còn tìm đến đây như tìm đến các điểm kinh doanh thức ăn đường phố như tìm đến những tuyến phố ẩm thực phải thưởng thức, thì việc kiểm soát ATTP còn gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp đưa ra trước mắt được chính quyền địa phương đưa ra là tiếp tục ký cam kết về vệ sinh ATTP nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm các hộ kinh doanh; đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận ATTT; kiểm tra xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.

Quận Đống Đa thì “nổi tiếng” bởi chợ cóc. Trên địa bàn quận xuất hiện nhiều điểm họp chợ rải rác trong các khu dân cư, tập thể cũ; cùng 4 chợ cóc tại phố Cầu Mới, Vũ Thạnh, Phan Phù Tiên, ngõ 18 Hàng Bột. Các chợ này có quy mô lớn, giá thành rẻ, rau quả không rõ nguồn gốc xuất xứ và được các tiểu thương vận chuyển về đây, từ đó chia nhỏ ra các chợ cóc nhỏ lẻ trong các tuyến phố, ngõ nhỏ khiến việc kiểm soát ATTP gặp nhiều khó khăn.

Trước tình trạng “lợn 2 chuồng, rau 2 luống”, rau củ, thực phẩm vận chuyển về những chợ đầu mối, chợ cóc không rõ nguồn gốc, chất lượng, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Vũ Nguyên Phong mới đây đã đề nghị, thành phố yêu cầu các sở, ngành tăng cường kiểm tra, nhất là nơi sản xuất chăn nuôi trồng trọt bởi theo ông, đây mới là gốc của vấn đề ATTP.

Tập trung đông sinh viên, người dân từ các tỉnh về sinh sống, học tập, công tác, trên địa bàn quận Cầu Giấy mặc dù không có cơ sở sản xuất thực phẩm lớn nhưng do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên số lượng các cơ sở dịch vụ ăn uống ngày càng gia tăng. Việc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quận rất phức tạp.

Riêng địa bàn phường Nghĩa Tân hiện có 40 hộ kinh doanh thức ăn đường phố. Hiện trước mắt, phường Nghĩa Tân đang triển khai thí điểm phố Tô Hiệu là tuyến phố điểm về đảm bảo ATTP nhằm thay đổi nhận thức trong hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm của người dân. Sau khi thành công sẽ từng bước triển khai rộng rãi ra toàn địa bàn...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Xem thêm