Tag
“Cơn sóng thần” rác thải điện tử: Phải quyết liệt xử lý trước khi quá muộn

Bài 2: Rác điện tử đang được xử lý như thế nào?

Môi trường 04/05/2022 09:00
aa
TTTĐ - Sự lên ngôi của các thiết bị điện tử kéo theo lượng rác thải điện tử xuất hiện khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng thấy các đồ dùng pin, các đồ chơi điện tử và thiết bị điện tử thải bỏ. Vậy người dân đang làm gì với loại rác này?

Chủ yếu để “bán đồng nát”

Câu trả lời của hầu hết người dân là rác điện tử đem “bán đồng nát”.

Chị Hoa ở Khu đô thị mới Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi chủ yếu bán cho những người đi thu mua sắt vụn. Giá cả cũng tùy loại. Về cơ bản là tôi thấy rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng. Các loại rác này chiếm không ít diện tích nên tôi chỉ muốn nhanh chóng bán đi cho đỡ chật nhà”.

Còn chị Mỹ ở phường Định Công, quận Hoàng Mai thì chia sẻ rằng: “Nếu nhà có đồ điện tử nào hư hỏng hoặc cũ không dùng đến, tôi thường cho các chị mua đồng nát. Cũng chẳng đáng bao nhiêu, họ mang đi cho là tốt rồi”.

Khi được hỏi chị có biết ở Hà Nội 5 địa điểm thu gom miễn phí rác điện tử không, chị Mỹ không ngần ngại cho biết: “Tôi có nghe nói nhưng tôi thấy các địa chỉ cũng xa khu mình ở, đồ cũng không nhiều, mang đến đó cũng mất công nên ngại đi lắm”.

Theo ghi nhận, hiện nay rác thải điện tử đa phần được thực hiện qua các nguồn không chính thức như thông qua những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát hoăc hệ thống các cửa hàng sửa chữa. Điểm đến của những nguồn thu gom này là các làng nghề để tái chế như Tề Lỗ (Vĩnh Phúc), Đan, Bùi Dâu, Dị Sử (Hưng Yên) hoặc Tràng Minh (Hải Phòng)...Tại các làng nghề này, các thiết bị điện tử sẽ được tháo gỡ những bộ phận bên trong để lấy những linh kiện cần thiết, phần còn lại chủ yếu bị vứt chồng đống ra ngoài đường hay các khu vực bờ sông.

Bài 2: Rác điện tử đang được xử lý như thế nào?
Rác thải điện tử hiện nay đa phần được thu gom qua những người thu mua "đồng nát"

Theo chia sẻ của bà Mai Thị Thu Hằng, Đại diện quản lý dự án Việt Nam tái chế, khó khăn hiện nay là người dân chưa ý thức được tác hại của rác thải điện tử và chưa biết đến mạng lưới thu gom rác thải điện tử miễn phí.

Còn theo đánh giá của GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, việc tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam hiện mới dừng ở khâu tháo dỡ, phân loại, tách nhựa, đồng, nhôm... một cách thủ công. Rác thải điện tử tại Việt Nam vẫn chủ yếu được thu gom bởi “lực lượng” đồng nát, cơ sở ve chai/phế liệu hoặc cửa hàng sửa chữa và mua bán đồ điện tử. Vì vậy, nếu các nhà sản xuất, nhập khẩu vẫn chưa tham gia nhiệt tình, chưa có động thái tích cực và đưa ra thông báo chính thức rằng sẽ thường xuyên nhận lại pin cũ, rác điện tử từ cộng đồng thì việc giảm thiểu tác hại của rác thải điện tử nói chung và pin nói riêng tới môi trường sẽ không đem lại hiệu quả.

Công nghệ xử lý còn sơ sài

Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” được Liên hợp quốc công bố vào tháng 7/2020, trong số 53,6 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra toàn thế giới trong năm 2019, chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý.

Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã quan tâm đến vấn đề thu gom và xử lý rác điện tử. Từ góc độ pháp lý, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất phải tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ đã bán ra thị trường Việt Nam, qua các điểm thu hồi, sau đó xử lý hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý.

Sau đó năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Khoản 13, Điều 5 và Khoản 1, Điều 9 của Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg. Theo đó, nhà sản xuất phải tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam, thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ nhưng hiệu quả chưa cao.

Theo thống kê, cả nước hiện nay mới có khoảng 30 công ty được cấp phép xử lý rác thải điện tử với công suất từ 0,25 - 30 tấn/ngày nhưng phần lớn cũng mới dừng lại ở tập trung tháo dỡ, phá dỡ. Trong đó, mới chỉ có 4 công ty có đủ dây chuyền công nghệ được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại đa phần sử dụng công nghệ đơn giản để xử lý, với tỷ lệ tái chế rất thấp. Đặc biệt, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất các thiết bị điện tử lại chưa thực sự quan tâm đến việc thu hồi sản phẩm sau sử dụng.

Theo nhận định của Tổng cục Môi trường, hiện nay Việt Nam chưa có những đơn vị có năng lực đủ để xử lý rác điện tử đúng quy củ một cách bài bản, mọi việc mới dừng lại ở phong trào.

Được biết, Hà Nội hiện có 5 điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí: Nhà Văn hóa phường Nghĩa Tân (45 Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy); Ban Quản lý Công trình công ích Hoàn Kiếm (số 1 Trần Quang Khải, Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm); UBND phường Quán Thánh (12-14 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình); UBND phường Thành Công (quận Ba Đình); Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (số 17 Trung Yên 3, Trung Hòa, quận Cầu Giấy) nhưng mọi thứ dường như là không xuể.

Bài 2: Rác điện tử đang được xử lý như thế nào?
Việt Nam cũng có nhiều quy định về xử lý rác thải điện tử nhưng chưa phát huy hết được hiệu quả

Ngoài ra, hiện nay ở Hà Nội đã có một số địa điểm mới thu gom pin cũ. Đầu tiên là Công ty Cổ phần Pin Hà Nội - Habaco ở địa chỉ tại 72 đường Phan Trọng Tuệ, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì. Cho đến nay, đây cũng là đơn vị duy nhất nhận thu gom pin cũ thường xuyên. Habaco nhận tối đa 70 viên pin trên mỗi lần thu gom từ một cá nhân hoặc một nhóm. Tuy nhiên, Habaco nằm khá xa trung tâm thành phố, không thuận lợi cho phần lớn người muốn đi nộp pin cũ. Bên cạnh đó, còn một số địa điểm thu hồi pin khác là các cửa hàng xanh, hệ thống siêu thị AeonMall tại Long Biên và Hà Đông. Theo đánh giá, với một vài điểm như hiện nay rất khó để tạo cho người dân thói quen thu gom và chuyển đến các cơ sở thu gom pin và rác điện tử chính thức.

Năm 2018, Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc từng đặt ra mục tiêu đến năm 2023 tăng tái chế rác thải điện tử từ 17% lên 30%. Tuy nhiên, mục tiêu trên thực tế rất khó đạt được và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết, thế giới có ba hướng tiếp cận với rác thải điện tử. Thứ nhất là tìm cách tái sử dụng. Những máy tính, điện thoại hư có thể được phục hồi và dùng thêm một thời gian nữa. Nhiều sản phẩm sau khi tân trang có chất lượng như mới nhưng giá chỉ khoảng 40-50%. Thứ hai, thiết bị sẽ được bóc tách, tái chế bằng cách nghiền nhỏ hoặc dùng hóa chất xử lý nhằm thu hồi các kim loại quý có trong cấu trúc của vật liệu điện tử như vàng, bạc, bạch kim…Thứ ba là bêtông hóa rác và chôn lấp. Đây là cách đang được áp dụng nhiều tại Việt Nam và theo đánh giá là đang gây lãng phí khá nhiều tài nguyên. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan quản lý, ban, ngành chức năng cần đưa ra những biện pháp mang tính tổng thể, chiến lược và hiệu quả hơn.

(còn nữa)

Thái Lan cấm nhập khẩu rác điện tử và nhựa Cuộc sống trong bãi rác điện tử lớn nhất thế giới

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm