Tag
Học Bác lòng ta trong sáng hơn

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Văn hóa 13/05/2020 18:21
aa
TTTĐ - Đây là một trong những tác phong nổi bật của Bác khi xưa. Dù đất nước ngày nay đã giàu có hơn, to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như Bác từng mong mỏi sau hai cuộc chiến tranh giữ nước nhưng không có nghĩa là chúng ta lãng phí, thiếu tính toán.

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Công chức, viên chức, người lao động Hà Nội tích cực học tập tác phong giản dị của Bác Hồ, thực hiện tốt Bộ Quy tắc ứng xử tại cơ quan để tạo môi trường công sở văn minh

Bài liên quan

Những câu chuyện dung dị, sâu sắc trong cuốn sách "Suốt đời học Bác"

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ tự hào và thi đua lập nhiều thành tích

Học theo gương Bác để thành công dân có ích

Làm theo lối sống giản dị của Người…

Trong tác phẩm “Thăm cõi Bác xưa” Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn / Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”.

Ngay từ lúc dựng ngôi nhà này, Bác đã dặn dò kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh là: “Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng". Người nhắc nhở: "Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học”.

Được một thời gian, nghe anh em cảnh vệ kể lại, những đêm làm việc khuya nghe tiếng phất muỗi của Bác, trong lòng ông Ninh thương Bác vô cùng, bởi đèn sáng giữa một khu vực nhiều cây cối và gần hồ nước nên nhiều muỗi. Đây cũng là điều mà kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh chưa thể lường hết được, ông vô cùng xúc động và ân hận.

Sau nhiều lần bàn tính cuối cùng ông đã đưa ra phương án tối ưu là dùng lưới đồng nhỏ căng lên các ô cửa sổ, vừa ngăn muỗi mà vẫn có gió mát. Công việc trên làm khi Bác vắng nhà, vẫn sợ khi Bác về lại phê bình là tốn kém.

Hay những câu thơ “Còn đôi dép cũ, mòn quai gót / Bác vẫn thường đi giữa thế gian” (Theo chân Bác, Tố Hữu) cũng cho ta thấy lối sống giản dị đến mức đơn sơ của Người.

Không gian làm việc giản dị, đơn sơ của Bác Hồ
Không gian làm việc giản dị, đơn sơ của Bác Hồ

Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sinh hoạt đời thường, Bác Hồ còn chỉ thị cho những người phục vụ: Vá khăn mặt cho Bác, vá áo lót cho Bác, vá chiếu nằm cho Bác. Có lần, khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng. Bác cầm đôi tất xoay chỗ rách vào bên trong người Bác, rồi cười: Đấy có trông thấy rách nữa đâu...

Mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm, mền bông xẹp xuống không ấm nữa. Nhưng không ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ mền bông đi, chỉ nghĩ đến việc thay vỏ ngoài. Vì dùng mãi vỏ áo đã đứt chỉ ở khuỷu tay và ở cổ, Bác bảo mạng nó lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai, đến khi nó rách lần 2, đồng chí phục vụ xin cho thay vỏ ngoài Bác cũng không đồng ý.

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác.

Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Bây giờ thăm Khu di tích Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, chúng ta vẫn được gặp lại đôi dép lốp mòn vẹt, chiếc áo, chiếc mũ sờn thân thương mà lòng trào dâng lên niềm kính yêu vô hạn.

Như vậy, những câu chuyện như vậy về Bác là minh chứng rất chân thực cho việc đừng cố thể hiện bản thân qua vẻ hình thức bề ngoài. Bác là nguyên thủ quốc gia, Bác lo bao nhiêu công việc trọng đại của đất nước, Bác cũng phải tiếp khách quốc tế nhưng Người cho thấy rằng mình làm được thì tất cả những người khác, ai cũng có thể làm được.

Trong bối cảnh đất nước bấy giờ còn khó khăn, tiếng súng vẫn nổ ra ở miền Nam, đất nước chưa được thống nhất, bộ đội hành quân đánh trận thiếu thốn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam nên Bác càng phải nêu gương về sự tiết kiệm.

Ngày nay đời sống đã khá giả hơn xưa, quan niệm về thời trang, cái ăn cái mặc không còn là “ăn no, mặc ấm” nữa mà là “ăn ngon, mặc đẹp”, dù có thể mua được quần áo từ khắp các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, công chức, viên chức cũng vẫn nên giản dị, tiết kiệm trong môi trường công sở.

Công chức, viên chức tại các cơ quan, công sở ở Hà Nội ăn mặc giản dị cũng là phù hợp với bộ quy tắc ứng xử của viên chức, công chức, tạo nên môi trường công sở văn minh.

Giản dị là để tránh những phiền toái cho chính bản thân mình. Bởi lẽ, khi quá mất thời gian cho việc chăm chút vẻ bề ngoài, chúng ta sẽ phần nào lơ là bớt công việc được giao, không đảm bảo thời gian và năng suất lao động. Bên cạnh đó, giản dị cũng không tạo nên khoảng cách giữa những người trong cùng cơ quan, giảm sự chú ý, đố kị từ người khác, tạo sự hòa đồng giữa đồng nghiệp với nhau.

Là người của nhà nước, càng giản dị, tiết kiệm chúng ta cũng càng nêu gương về lối sống tích cực, tránh tạo nên các “dấu hỏi” về chi phí cho trang phục, quần áo, phụ kiện từ nhân dân.

… để tập trung hiệu quả cao nhất cho công việc

Công sở không phải là “sàn diễn thời trang”, càng không phải là nơi “sáng cắp ô đi tối cắp về”, gửi chân, “đánh trống ghi tên” để rồi làm những việc của cá nhân. Khi đã là người của Nhà nước, ăn lương nhà nước thì công chức, viên chức, người lao động phải làm việc, phải phục vụ nhân dân, vì thế, “thương hiệu” của mỗi người là hiệu quả công việc chứ không phải ở bề ngoài, mặc cái gì, sành điệu hay ăn diện ra sao.

Khi đã đến công sở, chúng ta sử dụng của công để làm việc, vì thế dễ có tâm lý “của chùa thì dùng cho thoải mái”. Nhiều năm nay điều đó đã có những tồn tại đáng lên án, vì thế, trong công cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, công chức, viên chức càng phải lắng nghe những câu chuyện về Người để lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động, tâm thế của mình.

Năm 1957, Bác sang thăm một số nước Đông Âu. Sau buổi tiệc do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Ba Lan, Bác hài lòng khen anh em tổ chức tiết kiệm và trang trọng, các món ăn không thừa, không thiếu. Người nói: "Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người được vinh dự dùng cơm với Bác nhiều lần nhất từng kể lại rằng bữa ăn nào Bác cũng ăn tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm.

Những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ Người dùng tiền công quỹ.

Buổi khánh thành ngôi nhà sàn, Bác Hồ mặc bộ quần áo nâu, đi đôi guốc mộc. Bác chiêu đãi kiến trúc sư và thợ thi công bằng bữa “tiệc ngọt” tân gia, Bác nói vui: “Kẹo thuốc hôm nay là tiền nhuận bút của Bác bỏ ra mua, không phải của công đâu, Bác khao đấy, các chú cứ thoải mái, không ăn hết thì mang về”.

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Trong sử dụng của công, Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần”.

Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam, còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến 2, 3 lần. Làm được những việc nhỏ thì sẽ thành cái to như Bác đã chỉ rõ “nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều”.

Công chức, viên chức nhà nước sử dụng tiết kiệm và biết bảo vệ của công cũng là tự hạn chế mình trước mọi cám dỗ, giữ cho tâm thế người lao động đi làm thật trong sáng và đàng hoàng. Có như thế chúng ta mới biết xây dựng cho tập thể, vì tập thể và cư xử với tài sản của cơ quan, công sở như tài sản của gia đình mình, gìn giữ và trân trọng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Văn hóa

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ Nghệ thuật

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ

TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” Nghệ thuật

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”

TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Huyền - cô gái đến từ Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp cả nước trong đêm chung kết để giành ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.
Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa Văn hóa

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.
Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn Nghệ thuật

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn

TTTĐ - Từ ngày 2 - 8/11 tại Art Space - Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật cá nhân mang tên “Khoảng trống III” của họa sĩ Trần Lưu Mỹ.
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.
NTK Trần Phương Hoa ra mắt bộ sưu tập mới tại Vancouver Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

NTK Trần Phương Hoa ra mắt bộ sưu tập mới tại Vancouver Fashion Week

TTTĐ - Eleven S và nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập (BST) "Radiant Symphony - Bản giao hưởng rạng ngời" tại Canada trong sự kiện Vancouver Fashion Week Xuân Hè 2025.
Xem thêm