Tag

Ký ức thuở niên thiếu của Bác Hồ trên đất Huế

Xã hội 02/09/2024 00:00
aa
TTTĐ - Khoảng 10 năm (giai đoạn 1895 - 1901 và 1906 - 1909) sinh sống và học tập trên mảnh đất Thừa Thiên - Huế đã góp phần hun đúc trí tuệ lỗi lạc, tâm hồn thanh cao, lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chân dung Bác Hồ được làm từ gần 2.000 bức ảnh hoa sen Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Phát động thi đua “Ngành Y tế làm theo lời Bác Hồ dạy”
Tượng đài Nguyễn Tất Thành tại Trường Quốc học Huế
Tượng đài Nguyễn Tất Thành tại trường Quốc học Huế

Cố đô Huế không những là nơi in đậm bóng hình của Bác, đọng lại những tình cảm sâu nặng, ký ức vẹn nguyên thuở thiếu thời, mà còn là một thành tố quan trọng đối với sự hình thành nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh. Tại Huế, Bác Hồ sinh sống thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người ở tuổi nhi đồng mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi); thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành (16-19 tuổi).

Nhà lưu niệm Bác Hồ (số 112, đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP Huế) là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất từ 1895 - 1901.

Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan, TP Huế
Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan, TP Huế

Đây là một ngôi nhà gỗ nhỏ 3 gian mái ngói, và một chái bếp lợp tranh. Ngôi nhà này đã chứng kiến những năm tháng đèn sách của thân phụ Bác Hồ khi học ôn thi trường tại Quốc Tử Giám, những nhọc nhằn của thân mẫu Bác khi nuôi chồng và con ăn học. Ngôi nhà nhỏ này đã chứa đựng tình cảm và sự cưu mang đùm bọc của người dân xứ Huế với gia đình Bác Hồ.

Trong ngôi nhà hiện nay có một khung dệt, một xa sợi được tái tạo bước đầu theo đúng khung dệt và xa sợi ở nhà Bác tại Kim Liên, chiếc giá sách của ông đồ Sắc, chiếc xa quay, khung cửi, cánh võng, nón lá, yếm, khăn, đôi quang gánh của bà Hoàng Thị Loan, cho đến chiếc đĩa đèn dầu, nồi niêu, bát, đĩa…

): Ngôi nhà tuy đơn sơ, giản dị  nhưng lại chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm tháng thiếu thời trên đất Huế (Ảnh Đ.Minh)
Ngôi nhà tuy đơn sơ, giản dị nhưng lại chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm tháng thiếu thời trên đất Huế (Ảnh Đ.Minh)
Ngôi nhà nhỏ này đã chứa đựng tình cảm và sự cưu mang đùm bọc của người dân xứ Huế với gia đình Bác Hồ
Ngôi nhà nhỏ này đã chứa đựng tình cảm và sự cưu mang đùm bọc của người dân xứ Huế với gia đình Bác Hồ

Trong 6 năm sống tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc ngoài thời gian học tập còn chẩn bệnh, bốc thuốc cho bà con quanh vùng, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) với nghề dệt vải ngày đêm tảo tần canh cửi, cùng chồng nuôi dạy các con nên người.

Hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung tuổi còn nhỏ nhưng tư chất thông minh, ham thích tìm hiểu đời sống hiện thực ở chốn kinh thành, lại thường được nghe cha cùng các bậc cao niên đàm đạo về đời sống của vua quan nhà Nguyễn, sự hách dịch, ngạo mạn của thực dân Pháp, cùng với nỗi thống khổ của nhân dân lao động, đặc biệt về sự kiện thất thủ kinh đô vào ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (ngày 5/7/1885) đã khiến hàng ngàn người dân vô tội mất mạng, làm ly tán biết bao gia đình... những biến động chính trị, xã hội ở đất kinh kỳ đã khắc sâu vào tâm hồn Người, góp phần hình thành nên khát vọng cứu nước, cứu dân sau này.

Gần hai mươi năm nay, chị Thúy Hằng làm thuyết minh viên ở Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mỗi tháng, chị trực luân phiên ở nhà lưu niệm Bác tại 112 Mai Thúc Loan và làng Dương Nỗ 2 tuần. Đã biết bao lần giới thiệu về các di tích này với du khách gần xa nhưng chị vẫn không khỏi xúc động mỗi khi thuyết minh trong dịp Tết Độc lập và ngày sinh nhật Bác.

Chị chia sẻ: “Dẫu là công việc thường nhật nhưng mỗi khi đến ngày Tết Độc lập, trong lòng tôi trào dâng cảm xúc khi nhìn ngắm bao kỷ vật về Bác Hồ. Trên hết là lòng biết ơn vô hạn về sự hy sinh vì lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân của Người”.

Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở làng Dương Nỗ)
Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Cùng chung cảm xúc, đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn viên Hồ Bảo Phúc (trú phường Thuận Hòa, TP Huế) cho biết, sau khi quét mã QR tại di tích, du khách sẽ được nghe thuyết minh, đồng thời trên màn hình điện thoại hiển thị văn bản và hình ảnh về nội dung liên quan với giao diện bắt mắt, dễ hiểu.

Bảo Phúc xúc động chia sẻ: “Dẫu đã quen thuộc thì cảm xúc vẫn rất khác khi đến nơi này vào dịp Quốc khánh 2/9, được lắng nghe những câu chuyện cảm động và tận mắt chứng kiến những di vật gắn với tuổi thơ của Bác Hồ, đã giúp em hiểu rõ hơn quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Người. Là thế hệ trẻ, em luôn nỗ lực rèn luyện tri thức, học tập và làm theo tấm gương của Bác từ những điều nhỏ nhất”.

Trường Quốc học Huế cũng là nơi ghi đậm dấu ấn Nguyễn Tất Thành trong gần một năm học tập ở đây. Tháng 5/1906, cụ Nguyễn Sinh Sắc đem hai con trai Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Tất Thành từ Nghệ An vào Huế để nhậm chức và xin cho hai con vào học trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Sau hai năm theo học, hai anh em đều là những học sinh xuất sắc, nằm trong danh sách 10 học sinh giỏi nhất của trường chuyển thẳng vào trường Quốc học Huế, hệ trung học, niên khóa 1908 - 1909.

Trường Quốc học Huế
Trường Quốc học Huế

Nguyễn Tất Thành đặc biệt học giỏi môn Hán tự, còn Pháp văn sẵn có tư chất thông minh, cộng thêm với mục đích muốn tìm hiểu tận cội rễ về nước Pháp nên chỉ trong thời gian ngắn Người đã có trình độ Pháp văn vững vàng. Tại đây, Người gặp được những thầy giáo rất tâm huyết với dân tộc và học hỏi được rất nhiều điều từ thầy học, góp phần mở rộng tầm nhìn, mở mang tri thức, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Người.

Cũng trong thời gian này, chàng trai Nguyễn Tất Thành đã tham gia vào phong trào đấu tranh chống thuế của Nhân dân Thừa Thiên - Huế trước Tòa Khâm sứ Trung kỳ vào năm 1908. Sau khi rời mái trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã vào Nam, rồi sang phương Tây tìm đường cứu nước năm 1911.

Được biết, Thừa Thiên - Huế hiện có khoảng 20 di tích và điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, năm 2021, hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (gồm 4 di tích) đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt, bao gồm Nhà lưu niệm Bác Hồ (ở đường Mai Thúc Loan), trường Quốc học, Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở làng Dương Nỗ) và đình làng Dương Nỗ tại TP Huế.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

"Nói bao lời cũng không đủ" về sự tri ân các anh hùng, liệt sĩ Xã hội

"Nói bao lời cũng không đủ" về sự tri ân các anh hùng, liệt sĩ

TTTĐ - Chiều 3/5, tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025).
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị Xã hội

Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

TTTĐ - Thành cổ Quảng Trị là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng, không chỉ là Di tích Quốc gia đặc biệt mà còn là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu những trang sử bi tráng nhất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các phương án chuẩn bị cho việc sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong đó, đang lên phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ cho 880 cán bộ, công chức, viên chức từ 2 tỉnh sẽ đến TP Đà Lạt công tác.
Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 2/5, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, tiến tới đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”.
Mức chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Mức chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Từ ngày 1/7/2025 có 3 hình thức chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; còn đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có có 2 hình thức chi trả.
Thời tiết ngày 2/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông Môi trường

Thời tiết ngày 2/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/5, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông vào chiều tối và đêm.
Nỗ lực mang đến sự bình yên và an toàn cho mọi người dân Xã hội

Nỗ lực mang đến sự bình yên và an toàn cho mọi người dân

TTTĐ - Khi cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tận hưởng kỳ nghỉ lễ dài ngày, trên khắp các tuyến đường Thủ đô, những cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông Hà Nội vẫn âm thầm, miệt mài làm nhiệm vụ, mang đến sự bình yên và an toàn cho mọi người dân.
Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá Muôn mặt cuộc sống

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

TTTĐ - Ngày 1/5, Công an Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4 năm 2025 cho một số phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, biết ăn năn, hối cải.
Xem thêm