Tag
Nỗi đau mang tên “bóng cười”

Bài 2: Cú sa ngã của sinh viên đại học

Nhịp sống trẻ 16/09/2019 17:44
aa
TTTĐ - Nhiều lý do người trẻ nghiện hút bóng cười. Đó có thể do cha mẹ thiếu quan tâm, bản thân bạn trẻ thiếu bản lĩnh trước những vấp ngã hoặc đua đòi...Khi đã "sa chân, lỡ bước", việc đoạn tuyệt với bóng cười cũng đầy gian nan, chẳng khác gì cai nghiện ma túy...

Bài 2: Cú sa ngã của sinh viên đại học

Nhiều bạn trẻ hít bóng cười tại Heys clup trên phố Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm

Bài liên quan

Bài 1: "Vết trượt" của 10X

Thiếu sự quan tâm của mẹ, cha

Nguyễn Hoàng Anh nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội. Hiện Anh đang học năm thứ 2 trường ĐH Đại Nam. Bạn trẻ này đã nghiện bóng cười từ một năm nay. Nhà Hoàng Anh giàu có, là chủ một xưởng sản xuất vật liệu xây dựng tại Quảng Ninh. Hoàng Anh là con một. Vì bận công việc, bố mẹ ít khi về thăm con, một mình Hoàng Anh ở trong ngôi nhà 3 tầng rộng rãi khang trang. Hàng tuần cậu đều được chu cấp tiền để học hành,tiêu pha.

Nhiều lúc buồn bã, ở một mình, lại thêm tiền sẵn trong túi, Hoàng Anh đến quán café, quán bar để "giải sầu". Mỗi lần có mặt ở đây, nhìn bạn bè hít bóng, cậu lân la hỏi han. Rồi việc gì đến cũng đến...

Vì những "thành tích" hít bóng, Hoàng Anh được "kết nạp" vào hội hít bóng cười trên mạng xã hội. Có Facebook của nhau, thi thoảng cả hội lại rủ rê nhau đi hít. Chàng trai cho biết: “Em cũng đã tìm hiểu trên mạng, em thấy bóng cười không nguy hiểm như ma túy, vì thế nên em gật đầu đi cùng các bạn. Mới đầu em chỉ hút 1,2 quả, lâu dần, tăng số lượng lên và bây giờ em phải hút ít nhất là 10 quả mới đủ độ "phê”.

Tại Heys clup trên phố Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, tối nào cũng nườm nượp khách trẻ tuổi đến, có lẽ đông nhất là vào tối thứ 7 và Chủ nhật. Dưới ánh đèn mờ ảo, khách lẻ hay nhóm đều ngồi lặng lẽ mỗi người ôm 1 quả bóng. Nhiều bạn hít đủ, vẻ mặt rất "phê pha", có bạn nằm gục xuống bàn nhưng miệng vẫn cười nói rôm rả.

Khách đến đây thường gọi theo combo đồ uống kèm bóng, nếu gọi nhiều bóng thì giá sẽ ưu đãi hơn, trung bình cho nhóm gọi từ 10 quả trở lên là 70 nghìn đồng/1 quả.

Còn Thanh Hương, hiện đang là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Thăng Long. Nhà cô gái ở phố Nguyễn Khuyến, quận Ba Đình, Hà Nội.

Thanh Hương cho biết, em thường xuyên hít bóng cười. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mất sớm, mẹ là lao động tự do. Chán nản vì kinh tế luôn thiếu trước, hụt sau, nghe theo lời dụ dỗ của bạn bè, Thanh Hương tìm đến bóng cười lúc nào không hay. Chỉ biết rằng, mỗi khi hít bóng, Thanh Hương "lý luận": thấy cuộc đời nhẹ nhàng bay bổng, vui vẻ, không còn mặc cảm, không phải suy nghĩ nhiều.

Chỗ tụ tập của Thanh Hương với bạn bè để tha hồ hít bóng là phố café Nguyễn Hữu Huân. “Thường thì em chỉ hít 2 quả, hôm nào vui hay lên bar thì em "chơi" nhiều hơn. Giá mỗi quả bóng lẻ từ 80 đến 100 nghìn đồng.”, cô gái cho biết.

Cười trước, khóc sau...

Hai tháng trước, khi hút bóng cười xong, Hoàng Anh thấy choáng váng, khó thở, bạn bè liền "áp tải" cậu từ quán café vào bệnh viện. “Bác sỹ có bảo em cần hạn chế và bỏ hít bóng cười, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, lần sau sẽ bị nặng hơn nữa. Tuy nhiên không đi hít bóng em thấy chán nản, chân tay buồn bã, thèm cảm giác "phê" bóng”, cậu cho biết.

Năm học vừa qua, Hoàng Anh đã phải trả nợ 3 môn vì mải chơi và hít bóng, lơ là việc học hành. Nếu không thay đổi, năm nay cậu khó có thể theo được chương trình tại trường đại học.

Còn với Thanh Hương: “Mới đầu cũng chỉ là buồn nản, đua đòi dẫn đến hít bóng, bây giờ em muốn dừng lại mà không thể. Bạn bè trên Facebook tìm đủ mọi cách gọi đi suốt”.

Vào đại học, Thanh Hương tự phải kiếm tiền để trang trải cho việc học hành nhưng làm thêm được bao nhiêu tiền cô gái "đốt" sạch vào bóng cười. Vì vậy mẹ em vẫn phải đi dọn dẹp thêm ở các quán đêm để đưa tiền học. Năm đầu kết quả học tập của Thanh Hương ở mức khá nhưng cho đến bây giờ, sức học em đang đi xuống, chỉ đạt điểm qua môn.

Hầu hết các bạn trẻ khi sa vào tệ nạn xã hội bố mẹ đều không hay biết. Theo TS tâm lý Vũ Thu Hương, nhiều bạn trẻ do không được quan tâm, bản thân lại thích đua đòi nên đã thử hít bóng cười, cần sa dẫn đến nghiện.

Nhắn nhủ với các bậc phụ huynh, TS Vũ Thu Hương cho rằng: Dù bận công việc đến đâu, bậc làm cha làm mẹ dành thời gian quan tâm đến con mình. Họ phải vừa là cha mẹ của con nhưng đồng thời cũng là những người bạn thân thiết. Bất cứ khi gặp khó khăn, vướng mắc hay buồn chán, con cái đều có thể chia sẻ, hỏi ý kiến mình. Nền tảng gia đình, cùng với sự cởi mở của mẹ cha và tình yêu con cái sẽ là "pháo đài" vững chắc bảo vệ con bạn trước sự tấn công của tệ nạn xã hội, trong đó có những chất gây nghiện như bóng cười.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội Camera 360 trẻ

Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tác hại của tệ nạn mại dâm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tệ nạn mại dâm.
Gần 3.000 bạn trẻ sẽ hội tụ tại Ngày hội Thanh niên quốc tế Tôi yêu Hà Nội

Gần 3.000 bạn trẻ sẽ hội tụ tại Ngày hội Thanh niên quốc tế

TTTĐ - Sáng 9/11 tại Trường Đại học Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024.
Biểu tượng sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Biểu tượng sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng không chỉ ghi nhận những cá nhân có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc, mà còn trở thành biểu tượng của sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới của thế hệ trẻ Việt Nam.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Đà Nẵng: Thanh, thiếu nhi mong muốn có thêm sân chơi miễn phí Camera 360 trẻ

Đà Nẵng: Thanh, thiếu nhi mong muốn có thêm sân chơi miễn phí

TTTĐ - Phía Tây TP Đà Nẵng là khu vực có diện tích lớn, vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm thành phố nên điều kiện để người dân trên địa bàn tiếp cận các trung tâm văn hóa, sân chơi, khu vui chơi giải trí lớn của thành phố còn hạn chế.
Hơn 217 nghìn lượt bạn trẻ thi tìm hiểu kiến thức pháp luật Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Hơn 217 nghìn lượt bạn trẻ thi tìm hiểu kiến thức pháp luật

TTTĐ - Sau hơn 3 tháng triển khai với 2 chặng, Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, thanh niên” đã thu hút hơn 217 nghìn lượt thí sinh tham gia dự thi với gần 650 nghìn lượt thi thành công.
Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn

TTTĐ - Chiều 7/11, Quận đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 và trao quà tặng các hộ gia đình chịu thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn quận.
Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông Nhịp sống trẻ

Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông gia tăng, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội.
Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài Nhịp sống trẻ

Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô 2024 tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa Thủ đô và đặc biệt là tạo ra các cơ chế ưu việt nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những quy định trong Luật Thủ đô 2024 sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội

TTTĐ - Vụ việc các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn chết người, khiến dư luận bức xúc, lo ngại. Nhiều người dân, chuyên gia tội phạm học và luật sư...đề nghị tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
Xem thêm