Tag
Hồi sinh bản vùng cao sau “cơn thịnh nộ” của “mẹ thiên nhiên”

Bài 2: Chung tay xoa dịu nỗi đau

Kinh tế 24/02/2020 06:37
aa
TTTĐ – Bản Sa Ná được thành lập từ những năm 1930-1931. Từ ngày thành lập bản đến nay, đây là lần thứ 2 lũ về Sa Ná nhưng lại là cơn lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản. Để khắc phục khó khăn, xây dựng cuộc sống mới, những người dân nơi đây đã cùng nhau chung sức, đồng lòng vượt qua những nỗi đau để tìm kiếm tương lai tươi sáng.

Bài 2: Chung tay xoa dịu nỗi đau

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tặng cây giống cho bà con nhân dân bản Sa Ná

Nỗi đau chưa nguôi

Dưới chân dãy núi Luốc Mu, Sa Ná là nơi sinh sống của 79 hộ người dân tộc Thái với 3 khu dân cư. Bao nhiêu năm qua, ngày họ lên nương, lên rẫy, tối quây quần đầm ấm bên bữa cơm gia đình. Dòng suối Son vẫn hiền hòa uốn lượn, đem nước mát về cho bản làng, bỗng một ngày nổi cơn thịnh nộ, càn quét khu 3 của bản làng, 38 ngôi nhà nơi đây đã bị trận “đại hồng thủy” san bằng (27 nhà dân bị lũ cuốn trôi, 11 ngôi nhà bị sập hoàn toàn), 44 hộ bị ảnh hưởng. Sau hơn nửa năm, khu vực này giờ chỉ còn lại những vũng bùn lầy, những bãi đá trơ trọi, vài chiếc cột, kèo, quần áo... còn mắc lại giữa đống đổ nát. Những lo lắng, đau thương hằn rõ lên từng khuôn mặt của đồng bào nơi đây.

Chúng tôi gặp lại anh Hà Văn Vân (29 tuổi, dân tộc Thái, bản Sa Ná) người bị thiệt hại nặng nhất trong trận lũ lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái. Nhìn dáng người gầy gò, làn da đen sạm, khuôn mặt vẫn chưa hết hốc hác, thẫn thờ khi mất tới 6 người thân trong cơn lũ kinh hoàng khiến ai nấy đều đồng cảm, xót xa. Đến nay, mặc dù đã hơn nửa năm trôi qua nhưng anh Vân vẫn chưa tìm thấy thi thể của bố và cậu con trai nhỏ. Mỗi khi có người hỏi đến hoàn cảnh của mình, anh Vân như trực trào nước mắt. Có lẽ trong suốt quãng đời còn lại, anh Vân sẽ không thể quên được ký ức kinh hoàng của đêm ngày 2, rạng sáng ngày 3/8/2019.

Anh Hà Văn Vân (29 tuổi, dân tộc Thái, bản Sa Ná) người bị thiệt hại nặng nhất trong trận lũ lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái
Anh Hà Văn Vân (29 tuổi, dân tộc Thái, bản Sa Ná) người bị thiệt hại nặng nhất trong trận lũ lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái

Bên trong căn nhà vừa được xây dựng xong, anh Vân tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lâu nay tôi thường đi làm ăn xa, mỗi tháng chỉ về thăm nhà một lần. Tôi nhớ hôm đó, mới đi được một ngày thì hay tin bản Sa Ná và cả gia đình tôi gặp nạn, tôi tức tốc trở về, khi đó, nước sông dâng cao, không thể đi bằng lối mòn, tôi phải băng rừng đi bộ về bản. Về đến nơi, tôi vô cùng đau đớn, tuyệt vọng khi hay tin lũ dữ đã cuốn trôi bố mẹ, chị gái, vợ và hai con nhỏ của tôi.

Cơn lũ ấy là một sự khủng khiếp, tưởng chừng như tôi không thể vượt qua nổi. Sau trận lũ dữ, các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm thường xuyên đến thăm hỏi và hỗ trợ để tôi an cư, ổn định cuộc sống. Sự động viên, khích lệ đó đã giúp tôi vơi đi phần nào nỗi đau buồn, khắc khoải. Giờ đây tôi chỉ mong tìm được thi thể của bố và con trai tôi. Sau này tôi sẽ chăm chỉ làm ăn, sẵn sàng giúp đỡ những người không may gặp cảnh khó khăn bằng chính sức lao động của mình. Mặc dù biết trước cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua để có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Mặc dù được cộng đồng chung tay giúp sức vượt qua khó khăn nhưng anh Hà Văn Vân vẫn không thể quên đi nỗi đau mất tất cả người thân chỉ sau một đêm
Mặc dù được cộng đồng chung tay giúp sức vượt qua khó khăn nhưng anh Hà Văn Vân vẫn không thể quên đi nỗi đau mất tất cả người thân chỉ sau một đêm

Là một trong những hộ có người thân chết và mất tích trong trận lũ, chị Nguyễn Thị Tiếm, giáo viên hợp đồng của điểm trường tiểu học Sa Ná (Trường tiểu học Na Mèo) nghẹn lại khi được hỏi về thiệt hại của gia đình sau cơn lũ kinh hoàng vừa qua.

Chị nói: “Bao nhiêu năm sinh sống tại vùng đất này, đây là đầu tiên tôi chứng kiến trận lũ kinh hoàng đến vậy. Chỉ trong chớp mắt, tôi đã mất đi đứa con trai vừa mới sinh được hơn 2 tháng tuổi và người chị dâu. Chồng tôi cũng bị lũ cuốn trôi nhưng may mắn được người dân cứu kịp thời, hiện trên cơ thể vẫn còn nhiều vết thương chưa hoàn toàn hồi phục. Toàn bộ nhà cửa, tài sản của gia đình tôi cũng bị trôi theo dòng nước lũ”.

Ngay sau khi gia đình chị Tiếm và nhiều gia đình khác bị mất nhà trong trận lũ, chính quyền địa phương đã nhanh chóng bố trí nơi ở tạm tại các nhà dân trong bản để tạm thời ổn định cuộc sống, tiếp tục khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Nhanh chóng ổn định cuộc sống

Từ cõi chết trở về, trên cơ thể vẫn chằng chịt những vết thương, ông Lương Văn Chon (50 tuổi, dân tộc Thái, bản Sa Ná) nhớ lại trận lũ kinh hoàng ấy: Khoảng 5 giờ sáng ngày 3/8, tôi thức dậy, thấy lũ đổ về trên suối Son. Tôi cùng với bà con sống gần con suối này di chuyển đồ đạc lên chỗ cao hơn.

Tuy nhiên, thời điểm đó trận lũ rút khá nhanh nên ai cũng tưởng như mọi chuyện đã yên bình. Khoảng 7h30’ sáng cùng ngày, một khối nước khổng lồ kéo theo biết bao cây rừng lớn nhỏ từ thượng nguồn lao xuống. “Tôi đang chuyển các bao lúa lên chỗ cao hơn thì lũ ào tới, ngập ngang thắt lưng. Vợ tôi đứng gần đó nhảy lên bám vào thành cửa công trình phụ. Rồi lũ tiếp tục tấn công, ngập tới cổ tôi. Tôi cố đưa tay để cứu vợ mà không sao với tới. May mắn sao bà ấy trèo được lên nóc nhà tắm chứ nếu hai vợ chồng nắm được tay nhau chắc nhà tôi chết rồi”, ông Chon bồi hồi nhớ lại.

Ông Lương Văn Chon (50 tuổi, dân tộc Thái, bản Sa Ná) người may mắn sống sót trong trận lũ lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái kể lại những giờ phút kinh hoàng đó
Ông Lương Văn Chon (50 tuổi, dân tộc Thái, bản Sa Ná) người may mắn sống sót trong trận lũ lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái kể lại những giờ phút kinh hoàng đó

Chỉ trong chớp mắt, dòng nước lũ cày nát nhà cửa rồi đẩy ông Chon lẫn trong bùn nước trôi nhanh ra phía dòng sông Luồng. Bị cuốn theo dòng nước lũ, ông Chon may mắn bám được vào bụi cây nằm trên gò sỏi cao ở giữa dòng sông. Sau nhiều giờ chống chọi với dòng lũ dữ, ông Lương Văn Chon đã được “người hùng” Phạm Bá Huy, người dân xã bên liều mình cứu thoát khỏi miệng lưỡi tử thần.

Trải qua cơn “ác mộng” kinh hoàng, đến nay ông Chon vẫn chưa hết sợ hãi và không tin mình có thể may mắn thoát chết trong tình huống nguy hiểm đó. Trong ngôi nhà mới khang trang vừa được chính quyền các cấp hỗ trợ xây dựng, ông Chon cùng gia đình đã mở một quán tạp hóa nho nhỏ để phục vụ bà con dân bản.

Hiện tại, cả gia đình ông Chon đang sống trong căn nhà mới trong khu tái định cư của bản Sa Ná
Hiện tại, cả gia đình ông Chon đang sống trong căn nhà mới trong khu tái định cư của bản Sa Ná

“Quanh bản có 51 hộ dân cùng sinh sống nhưng không có nhà nào kinh doanh buôn bán. Thấy vậy tôi đã mạnh dạn mở một cửa hàng nho nhỏ bán các đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm để phục vụ nhân dân. Ngoài ra, để duy trì cuộc sống, tôi và con trai vẫn đi làm thuê để có nguồn thu nhập ổn định. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, của cả cộng đồng nên người dân chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng”, ông Chon tâm sự.

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, người dân bản Sa Ná đã đùm bọc nhau vượt qua cơn hoạn nạn. Cùng với đó, các cấp chính quyền cùng những nhà hảo tâm đã rất nhanh chóng hỗ trợ người dân vùng lũ, động viên tinh thần và hỗ trợ về nhu yếu phẩm, quần áo… không để người dân thiếu đói. Cũng nhờ có sự chung tay của cộng đồng, các cấp, các ngành, chính quyền tỉnh và cả nước đã phần nào xoa dịu bớt những đau thương, mất mát của người dân vùng lũ Sa Ná, từng bước giúp người dân gượng dậy sau lũ để ổn định cuộc sống mới.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động Lao động - Việc làm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động

TTTĐ - Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố đã có 95.523 sáng kiến của công nhân lao động được công nhận ở cấp cơ sở, 2.086 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Doanh nghiệp

Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2024”.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo Kinh tế

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo

TTTĐ - Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo chuẩn tỉnh.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
Xem thêm