Tag
Trân trọng nguồn nước sạch - trân trọng tương lai

Bài 1: Những kí ức giếng làng, giếng phố về nguồn nước sạch

Muôn mặt cuộc sống 28/04/2023 15:24
aa
TTTĐ - Là thành phố trong sông, người Hà Nội quý trọng nguồn nước sạch như một phần tâm hồn mình. Nước không chỉ là sự sống mà là môi trường, là tương lai. Chính vì thế, trong suốt chiều dài phát triển của Thăng Long xưa, Hà Nội nay, người dân nơi đây luôn trân trọng nguồn nước sạch cho bản thân và cho con cháu đời sau.
Gỡ "điểm nghẽn" cấp nước sạch, nâng cao chất lượng sống cho người dân

Giếng làng, giếng phố không chỉ là nơi cung cấp nước sạch cho cả cộng đồng dân cư mà còn là nơi diễn ra nhịp sinh hoạt, là một phần văn hóa, ăn sâu vào tâm hồn con người của những vùng đất ấy.

Nhịp phố

Nếu là người phố cổ, các bạn sẽ không lạ gì với việc hàng chục chiếc giếng vẫn còn tồn tại song hành với đời sống hiện đại ở nơi đây. Giếng ở phố Hàng Chỉ, Hàng Trống, Phủ Doãn, Hàng Bút hay 39 Lý Quốc Sư… như tô điểm thêm sự cổ kính của 36 phố phường.

Bây giờ đã có nước sạch bơm đến tận nhà nhưng người dân vẫn trân trọng giữ gìn những cái giếng, coi nó như một phần của không gian sinh hoạt nơi phố xưa nhà cổ. Không chỉ là di chứng của một thời, giếng cũ còn tham gia vào đời sống của người phố để giếng vẫn như là một phần trong cuộc sống hiện đại.

Những chiếc giếng trong lòng phố từng là nguồn cung cấp nước dùng cho người Hà Nội một thời
Những chiếc giếng trong lòng phố từng là nguồn cung cấp nước dùng cho người Hà Nội một thời

Người dân phố cổ, đặc biệt là những người già vẫn hàng ngày dùng gầu, dùng dây thừng kéo nước đổ vào thùng, vào chậu, vào xô. Nước này không còn để nấu ăn mà chỉ là tưới cây, giặt giũ, rửa xe, lau nhà hay làm những việc đơn giản khác.

Người lạ đi qua chứng kiến những cảnh ấy sẽ thấy một Hà Nội thong thả hơn bao giờ hết. Những người lớn tuổi múc nước như tập thể dục, lại vừa chuyện trò tâm tình những câu chuyện đời thường. Thời gian như ngừng lại nơi đây, bên bờ giếng rêu dấu thời gian, bên những căn nhà thâm nâu mưa nắng.

Hà Nội vẫn còn những góc bình dị như thế, mặc kệ những ồn ào, xô bồ, những chen lấn xô đẩy, những cao ốc cửa kính sáng choang ngoài kia. Bên giếng xưa, biết bao câu chuyện được người đời trước kể lại cho đời sau.

Chẳng hạn, giếng trên phố Hàng Bút vẫn thường được người dân ở đây gọi là “giếng liên khu 1” vì nó được Đội tự vệ thành ngày xưa đóng quân ở đây đào lấy nước ăn. Hay như giếng ở số nhà 39 Lý Quốc Sư được đào khoảng năm 1960, lúc đó, mỗi nhà trong xóm phải góp 5 đồng để trả công thợ.

Đến nay giếng vẫn tham gia vào đời sống người dân
Đến nay giếng vẫn tham gia vào đời sống người dân

Thậm chí đã có hẳn một quán cà phê mang tên Giếng cổ trong ngõ Hàng Chỉ. Điều lạ là, để gợi nhớ hương vị xưa cũ, khách còn “đòi” pha đồ uống bằng nước múc lên từ giếng này. Dăm ba chiếc bàn nhỏ cạnh giếng, ngồi nhâm nhi tách cà phê, có lẽ không gian nơi đây giành cho người ưa hoài niệm. Còn chuyện kì lạ nhất có lẽ phải kể đến lẽ là giếng cổ trong đền Bạch Mã - một trong tứ trấn Thăng Long. Trước kia giếng đầy nước, sau khi tu bổ xây bờ, lát sân, giếng bỗng cạn khô không lý do. Rồi một đêm, giếng bỗng đầy nước như chưa bao giờ cạn và nước trong vắt.

Sự “tham gia” của những chiếc giếng vào đời sống hiện đại của nhịp phố phường còn kể đến chiếc giếng trên ngõ Tạm Thương trở thành điểm check-in lý tưởng cho các bạn trẻ. Hay nhiều người vẫn giữ thói quen cũ, uống trà, cà phê phải pha bằng nước giếng. Thậm chí, sự cầu kì, tinh tế của người Hà Nội còn thể hiện ở chỗ hàng năm cứ Tết đến, có người vác bình nước vào giếng trong phố cổ xin nước về dưỡng hoa thủy tiên…

Bài 1: Những kí ức giếng làng, giếng phố về nguồn nước sạch

Điều đó cho thấy, những chiếc giếng này không chỉ là kí ức mà còn là một phần văn hóa, sự coi trọng nguồn nước và giữ gìn nó qua nhiều năm tháng của người Hà Nội.

Hồn làng

“Dâu bãi lưa thưa lược chải trời/ Tháng giêng sông Đáy tháng giêng nơi/ Giếng chiều gánh nước nghe ai hát/ Líu ríu mưa xuân gió rét đài”. Cứ nghĩ đến giếng nước là tôi nhớ đến câu thơ không rõ của ai mà mình thuộc lòng từ tấm bé. Giếng - không gian sinh hoạt làng xã đặc trưng của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Những chiếc giếng cổ ở ngoại thành Hà Nội
Những chiếc giếng cổ ở ngoại thành Hà Nội

Đã biết bao bài thơ, áng văn kể về làng thì có lẽ cũng có ngần ấy tác phẩm nhắc về giếng nước. Cùng với cây đa, cổng làng, bến nước, sân đình, giếng nước gắn bó thiết thực với đời sống người dân bởi đây không chỉ là nơi cung cấp nước sạch mà còn là không gian sinh hoạt chung của cả làng.

Rộn rã nhất tại giếng làng ấy là lúc cuối năm. Bao nhiêu người ra rửa lá dong, đãi đỗ, ngâm gạo để gói bánh chưng. Rồi bóng bà, bóng mẹ quẩy nước nhịp nhàng về nhà để trữ dùng cho những ngày đầu năm mới.

Giếng - không gian sinh hoạt chung đong đầy kí ức
Giếng - không gian sinh hoạt chung đong đầy kí ức

Trong kí ức về làng xã xa xưa, giếng chiều 30 Tết còn là một cuộc hội tụ nho nhỏ, một nghi lễ đối với phụ nữ của làng. Các bà, các cô, các chị cúi người khoe chiếc lưng thon mặc yếm đủ màu sắc để gội đầu. Những mái tóc dài quanh năm vấn quanh đầu, chít khăn mỏ quạ nay được bung xõa ra như dòng suối. Hương sả, lá bưởi, hương nhu, bồ kết… cùng làn khói mờ ảo càng nhân lên vẻ đẹp của người con gái xứ Bắc. Đây không chỉ là phút tắm rửa gột hết bụi bẩn muộn phiền năm cũ mà như một lễ hội nho nhỏ với những người đàn bà quanh năm tảo tần.

Giếng như tác phẩm nghệ thuật theo thời gian
Giếng như tác phẩm nghệ thuật theo thời gian

Với rất nhiều kỉ niệm ấy, nhiều người gọi giếng làng là “mắt làng” bởi nó chứa đựng nỗi nhớ nhung, mong ngóng da diết của người con đi xa khi hướng về cố hương. Ở vùng Thạch Thất, Tết đến người ta còn cắm hương xung quanh giếng như một ước vọng rất tâm linh. Cái giếng chứa đựng nguồn nước, sự sống của cả làng. Bởi thế, với mỗi người, giếng rất thiêng liêng và quan trọng.

Bài 1: Những kí ức giếng làng, giếng phố về nguồn nước sạch

Xứ Đoài bây giờ còn rất nhiều chiếc giếng đẹp như tác phẩm nghệ thuật. Huyện Hoài Đức xưa có vùng Kẻ Giá (nay thuộc xã Yên Sở) còn gọi làng Dừa, từ xưa nổi tiếng với “Đình không xà, làng bảy mươi ba cái giếng”. Hiện xã chỉ còn gần 20 cái giếng cổ.

Bài 1: Những kí ức giếng làng, giếng phố về nguồn nước sạch

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với những chiếc giếng đá ong và đặc biệt là giếng Chuông Sa - nơi được ví như nguồn sữa mẹ. Sản phụ không có sữa chỉ việc đến đây đặt lễ, đánh chuông, xin nước giếng này về đun làm nước uống, nấu cháo, nấu cơm canh… thì sữa lại về tràn trề.

Hay như ở xóm Mát và xóm Tròn (thôn Yên Duyệt, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ - Hà Nội) có hai chiếc giếng với hình thù “bàn chân khổng lồ” gắn liền với truyền thuyết về một vị Thánh trên trời.

Bài 1: Những kí ức giếng làng, giếng phố về nguồn nước sạch

Dù không dùng giếng làm nơi sinh hoạt cộng đồng nữa nhưng không vì thế mà giếng mất đi vai trò của mình với đời sống hiện đại. Trong hành trình phát triển du lịch các vùng ngoại thành, giếng sẽ là một phần để khai thác du lịch với những câu chuyện và hình ảnh vô cùng đẹp, đặc trưng cho văn hóa xứ này.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Vừa qua, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) phối hợp cùng trại giam Hồng Ca (Yên Bái) tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các tổ chức quần chúng và tổ chức tặng quà đối với trường Mầm non Họa Mi thuộc trại giam Hồng Ca.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội

TTTĐ - Cần thiết ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Song, cần có bổ sung các báo cáo đánh giá toàn bộ việc sử dụng tài sản công của TP Hà Nội thời gian qua nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được và chưa được trong quản lý, sử dụng tài sản công...
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng Muôn mặt cuộc sống

Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng

TTTĐ - Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng sẽ phải chứng minh đã sử dụng sản phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội.
Quận Hoàng Mai: Khen thưởng các tập thể, cá nhân "Dân vận khéo" Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàng Mai: Khen thưởng các tập thể, cá nhân "Dân vận khéo"

TTTĐ - Ngày 8/11, Quận ủy Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận.
Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật Muôn mặt cuộc sống

Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật

TTTĐ - Sinh ra khỏe mạnh, bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa, năm 15 tuổi, căn bệnh viêm khớp dạng thấp đã khiến Nguyễn Thị Thanh Thanh (Ba Vì, Hà Nội) phải gắn liền cuộc sống với chiếc xe lăn. Từng đau đớn vì tuyệt vọng, từng nghĩ đến những điều tiêu cực khi không thể đi lại, mọi hoạt động phụ thuộc vào người khác, chị đã tìm được ánh sáng cuộc đời qua những trang sách.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Yên Bái lần thứ IV Muôn mặt cuộc sống

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Yên Bái lần thứ IV

TTTĐ - Trong 2 ngày (13 - 14/11/2024), tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Xem thêm