Tag
Công việc “tạm bợ” và nỗi ám ảnh của cử nhân thất nghiệp

Bài 1: Cử nhân làm “xe ôm công nghệ”

Xã hội 14/12/2019 18:16
aa
TTTĐ - Lời toà soạn: Do tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhiều cử nhân phải đối mặt với thực trạng thất nghiệp. Cất bằng đại học, làm dịch vụ bán thời gian, chạy “xe ôm công nghệ” là việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn lúc “chờ thời”.

Bài 1: Cử nhân làm “xe ôm công nghệ”

Chạy “xe ôm công nghệ” là việc được nhiều cử nhân lựa chọn lúc “chờ thời”

Bài liên quan

Khoa Quốc tế (ĐHQGHN) trao bằng tốt nghiệp cho hơn 400 Cử nhân, Thạc sĩ

Thủ khoa Hoàng Anh: Đừng sợ sai lầm, quan trọng là bạn đứng lên như thế nào…

Xúc cảm bức thư gửi thầy giáo cũ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Cậu bé 9 tuổi tốt nghiệp đại học

Thầy giáo trẻ mang “công nghệ số” đến học sinh Khmer

Học gì để không thất nghiệp chắc chắn là điều mà các bậc phụ huynh và học sinh cần quan tâm để chọn cho mình hướng đi đúng đắn nhất…

“Lấy ngắn nuôi dài”

Thi thoảng, tôi hay gọi “xe ôm công nghệ” để đi làm, “book” dịch vụ giao đồ ăn nhanh trên các ứng dụng như grab food, now... Hầu hết các tài xế xe ôm tôi đã gặp đều là thanh niên. Những người trẻ ấy không ngại ngần chia sẻ với người khách lạ câu chuyện của mình…

Đó là Minh, Thành hay Tuấn… đến từ nhiều miền quê khác nhau từ đồng bằng Bắc Bộ cho đến các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hoặc các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Họ có điểm chung là từng ôm ấp bao giấc mơ tươi đẹp, mang theo cả niềm kì vọng của gia đình, dòng họ khi cầm trên tay tờ giấy báo đỗ đại học.

Trong rất nhiều câu chuyện được nghe kể, tôi ấn tượng mãi với những tâm sự của Thành Nam (quê Nam Định). Nam hiện làm “xe ôm công nghệ” ở khu vực quanh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chàng trai sinh năm 1996 đã tốt nghiệp đại học được hơn 2 năm nhưng vẫn chưa kiếm được công việc ổn định ở Thủ đô. Nam chia sẻ: “Ai cũng biết không thể chạy xe ôm mãi, chị à. Cả gia đình em đã dồn góp tiền của cho em có tấm bằng đại học, với hi vọng em sẽ đổi đời và được mát mặt với hàng xóm, láng giềng. Em không thể quay về quê được nên chỉ còn cách bám trụ ở thành phố”.

Gương mặt Nam khắc khổ vì mỗi ngày ngược xuôi hàng trăm cây số trong thành phố đầy bụi bặm và kẹt xe. Ngày nắng cực khổ kiểu ngày nắng nhưng những ngày gió bấc sương muối rét mướt mới thực sự là cực hình. Đôi bàn tay tê buốt trong sương lạnh cùng bao hiểm nguy rình rập luôn là nỗi ám ảnh mà Nam cố nén lại để mưu sinh chốn thị thành. Tấm bằng đại học ngành kế toán- tài chính giấu sâu đâu đó trong vali quần áo, như cất giấu một ước mơ. Hơn 2 năm, chàng trai trẻ nhiều lúc gần như đã quên hẳn cái nghề mà mình tốn bao công lao theo đuổi.

Cũng giống như Nam, sau nhiều ngày tháng “vác” hồ sơ đi xin việc khắp nơi không thành, Tuấn (quê Thanh Sơn, Phú Thọ) “bất đắc dĩ” “bén duyên” với nghề xe ôm.

Đứng đợi khách ở cổng siêu thị Big C Hà Đông, Tuấn chia sẻ: “Hồi mới ra trường, em tính về quê vì nghĩ về quê sẽ dễ xin việc hơn thành phố nhưng thực tế không phải vậy. Gia đình em đã hỏi han khắp nơi nhưng chỗ nào cũng chỉ hứa hẹn. Chờ mấy tháng không có kết quả, em lại quay lại Hà Nội để mong tìm kiếm cơ hội khác. Trong thời gian đợi tuyển dụng, em đi làm xe ôm grab để trang trải chi phí sinh hoạt”.

Theo Tuấn, làm “xe ôm công nghệ” khá phù hợp với cử nhân đang chờ việc như anh, bởi thời gian làm việc linh hoạt. “Hôm nào em không phải đi phỏng vấn thì sẽ chạy từ sáng đến khuya. Hơn nữa, trong thời gian chạy xe có thể “ngó nghiêng” chỗ nọ chỗ kia để tìm việc làm. Hôm nào có hẹn với bạn bè thì tắt máy nghỉ”, Tuấn cho biết.

Mỗi ngày, chàng trai chạy được khoảng 20 chuyến. Trừ hết chi phí đi, Tuấn cũng kiếm được từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Số tiền ấy không phải là ít so với người làm công việc tự do, thoải mái về thời gian.

Không xác định lâu dài

Trong nhóm chạy xe ôm của Tuấn, nhiều tuổi nhất là anh Hoàng Anh Tuấn – tốt nghiệp Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã được 7 năm. Anh Tuấn cũng “kinh qua” đủ thứ nghề: Làm tiếp thị bột giặt, tiếp thị sữa, bỉm, đồ gia dụng. Năm ngoái, anh lại chuyển sang làm tiếp thị cho hãng nước rửa bát. Tuy nhiên, công việc nhận thu nhập theo doanh số ấy không mang lại cho Anh Tuấn mức thu nhập tốt. Anh phải chạy thêm xe ôm để lo tiền bỉm sữa cho con.

Kể về mình, Tuấn cho biết, tính đến nay đã “bén duyên” với Grab được hơn 6 tháng. Tuấn thường chạy vào ban đêm, đường không bị kẹt, giá cước cũng cao hơn. “Tuy nhiên cái gì cũng có cái giá của nó, chạy xe đêm hôm rất nhiều nguy hiểm rình rập. Nhiều người say rượu lên xe là ngủ gục. Mình phải đi xe bằng một tay, tay kia giữ, sợ khách ngã xuống đường thì mình cũng khổ. Tài xế chạy ban đêm thường sợ nhất gặp cướp nên dù có nhiều “cuốc” nhưng mình không dám nhận”, Tuấn kể.

Cũng như nhiều tài xế grab khác, Tuấn cho biết, bản thân không xác định gắn bó lâu dài với công việc này. Tuấn tâm sự: “Nói thật ban đầu mình phải giấu gia đình đi làm xe ôm. Những người hiểu thì không sao còn lại đa số đều có những lời bàn ra tán vào. Mọi người không kì thị với công việc mà chê bai là “có ăn có học” lại đi làm lao động phổ thông. Tận sâu thẳm trong lòng, mình vẫn nuôi hi vọng sẽ có ngày kiếm được công việc bằng tấm bằng đại học đã cất kỹ bao lâu nay cho bõ những ngày đèn sách”…

(còn nữa)

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm