Tag

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 2

Môi trường 21/07/2024 11:00
aa
TTTĐ - Lúc 7 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển Hoàng Sa, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10,
Bão Jelawat suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp Áp thấp nhiệt đới gây mưa to kéo dài
Hướng đi của cơn bão số 2
Hướng đi của cơn bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 21/7, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024.

Lúc 7 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển Hoàng Sa.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/giờ.

Khoảng 7 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển trên đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/giờ.

Khoảng 7 giờ ngày 23/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 108,0-113,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 10 km/giờ đi vào vịnh Bắc Bộ và suy yếu dần.

Trên biển, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin hiện mực nước trên các sông suối vùng thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai ở mức khá cao, có nguy cơ gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông suối, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp tại các sông suối, bãi sông, bờ suối.

Do đó, người dân cần đề phòng khả năng mưa lớn kết hợp với lũ gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp tại địa bàn các huyện Tân Phú, Định Quán thuộc tỉnh Đồng Nai và các địa bàn lân cận. Độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2.

Chiều và tối 21/7, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Từ đêm 21/7, mưa lớn giảm dần. Ngoài ra, chiều và đêm 21/7, khu vực Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Chiều và đêm 21/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.

Tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đọc thêm

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn Môi trường

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Cuộc sống mới tại Trung Châu Xã hội

Cuộc sống mới tại Trung Châu

Những ngày này, xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) đang tất bật như một công trường trên hành trình tái thiết bởi ảnh hưởng khủng khiếp của cơn bão số 3 vừa qua.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập Môi trường

Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập

TTTĐ - Lũ ống xuất hiện bất ngờ trong đêm tại huyện Tương Dương, Nghệ An, khiến hai trường học ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, hơn 80 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông Xã hội

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông

TTTĐ - Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới thành phố Hà Nội gây mưa rào và dông, nhiệt độ giảm.
Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường Môi trường

Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường

UBND tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Bệnh viện TTH Vinh – Chi nhánh Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây không phải lần đầu đơn vị này đối mặt với các hình thức xử phạt.
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm Môi trường

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 57/NQ-HĐND về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường băng cố định kết hợp giao thông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tại khu vực núi Minh Đạm, huyện Long Điền (Giai đoạn 2).
Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế Môi trường

Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế

TTTĐ - Theo quy hoạch, Bình Dương sẽ tập trung phát triển kinh tế xanh hóa nền kinh tế với sản xuất, tiêu dùng, giao thông, hạ tầng, đô thị, nông thôn xanh…nhờ vào khoa học và công nghệ. Với việc áp dụng xu hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đã giúp tạo dựng nền kinh tế hài hòa giữa con người, tự nhiên và xã hội.
Xem thêm