Tag

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nguồn tài nguyên nước

Xã hội 02/05/2021 00:00
aa
TTTĐ - Đại dịch COVID-19 đang có những tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đối với môi trường nước. Việc con người hạn chế di chuyển, nhà máy ngưng hoạt động trong thời gian giãn cách đã giúp giảm bớt chút ít khí thải tuy nhiên lượng rác thải khổng lồ sau cuộc chiến với đại dịch như dụng cụ y tế, khẩu trang... đang đe doạ nguồn nước trên toàn thế giới.
3 hình thức giám sát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước Triển khai quy định giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước Việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần có tính đột phá Phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia

Lượng rác thải nhựa "khổng lồ" đe doạ tài nguyên nước

Dịch COVID-19 đã có những tác động đáng ngạc nhiên đối với môi trường. Trong đó, nhờ lệnh giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới, phương tiện giao thông giảm, các nhà máy tạm ngưng hoạt động kéo theo lượng khí thải ô nhiễm môi trường cũng giảm mạnh.

Cùng với sự thiếu vắng khách du lịch, đặc biệt là tại các vùng biển Địa Trung Hải, lần đầu tiên nước tại các dòng kênh ở Venice (Ý) trong xanh lạ thường. Trước đây, các dòng kênh này thường bị bẩn do lượng rác thải từ khách du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh chút ít tác động tích cực đến môi trường, dịch COVID-19 đang ảnh hưởng xấu với tài nguyên nước với lượng rác thải khổng lồ. Trong năm 2021, các nhà khoa học đã công bố một nghiên cứu mới ước tính trên 25.000 tấn rác thải là trang bị bảo hộ cá nhân (PEE) và các loại rác thải nhựa liên quan COVID-19 đã bị xả ra đại dương.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nguồn tài nguyên nước
Ảnh minh hoạ

Đáng lo ngại hơn, phần lớn đây là các loại rác thải nhựa y tế do các bệnh viên, khu điều trị bệnh nhân COVID-19 thải ra môi trường gồm khẩu trang, găng tay dùng một lần, đồ bảo hộ y tế, dụng cụ xét nghiệm, bao bì nhựa, tấm chắn giọt bắn...

Trước đó, nhận thức được mối nguy hiểm của rác thải nhựa đối với tài nguyên nước, Việt Nam ban hành nhiều văn bản quan trọng như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (năm 2015), Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và đặc biệt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.

Tuy nhiên dưới tác động của đại dịch COVID-19, các sản phẩm bằng nhựa được sử dụng tăng cao đột biến. Những chính sách, quy định về hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa trong y tế cũng khó lòng triển khai để đảm bảo yếu tố an toàn cho xã hội.

Thậm chí, nhiều sản phẩm nhựa được khuyến cáo sử dụng tăng cao như khẩu trang y tế, găng tay dùng một lần, tấm chắn giọt bắn, quần áo bảo hộ. Ngoài ra, việc áp dụng bán hàng mang về cũng vô tình khiến cho lượng túi nilong bảo quản, hộp nhựa đựng thức ăn tăng lên nhanh chóng.

Nâng cao ý thức vứt rác thải đúng nơi quy định đảm bảo quy định phòng dịch COVID-19

Hiện tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng rác thải nhựa sinh hoạt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 nhưng chắc chắn lượng rác thải nhựa từ những vật dụng bảo hộ phòng dịch đang thải ra môi trường đang có sự gia tăng đáng kể.

Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều đang sẽ chịu ảnh hưởng lâu dài với lượng rác thải trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 thải ra gây ô nhiễm nguồn nước.

Thậm chí, cuộc chiến chống rác thải nhựa sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và nhân loại nặng nề hơn dịch bệnh COVID-19.

Tác hại của lượng rác thải nhựa này sẽ tác động đến môi trường nước, sự an toàn của sinh vật biển, nguồn nước ngầm và ảnh hưởng tới chính sức khoẻ của người dân kéo theo nhiều hệ luỵ môi trường khác.

Do đó, chúng ta phải có những hình thức tuyên truyền, nêu cao ý thức của người dân khi tiêu dùng các sản phẩm từ nhựa mà vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch.

Mỗi người tiêu dùng cần có ý thức tự giác hạn chế dùng rác thải nhựa như hạn chế dùng hộp nhựa loại dùng một lần để đựng đồ ăn uống thay vào đó là các loại vật liệu an toàn cho môi trường, vật liệu có thể tự phân hủy sinh học hoặc có thể tái sử dụng.

Rác thải sinh hoạt, đặc biệt rác thải liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cần phải được phân loại.

Xử lý, thu gom rác thải COVID-19 đúng quy định
Xử lý, thu gom rác thải COVID-19 đúng quy định

Hiện nay, nhiều địa phương đã phân loại thu gom các loại rác thải này và xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp... đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp).

Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải của Chính phủ tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015. Sau đó, phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đọc thêm

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà Đô thị

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà

TTTĐ - Chiều 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở) trên địa bàn TP.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Xem thêm