Yêu cầu ngăn chặn, xử lý tình trạng xe tải "cày" nát đê
Cần xử lý nghiêm những xe quá tải "cày" nát mặt đê
Bài liên quan
Đà Nẵng: Cá chết nổi lềnh bềnh cạnh Nhà máy xử lý nước thải Phú Lộc
Vụ việc Trung úy CSGT bị ô tô đâm và kéo lê trên đường: Cần xử lý nghiêm tài xế để làm gương
Đà Nẵng: Dự án Khu liên hợp xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn sẽ thi công vào tháng 9/2020
Sau vụ cháy khu cảng Đức Giang: Triển khai các biện pháp xử lý triệt để về môi trường
Công văn số 4671/BNN-PCTT nêu rõ, những năm vừa qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã quan tâm bố trí kinh phí cho các địa phương thực hiện duy tu, tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều, trong đó có việc sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê bị hư hỏng, xuống cấp.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xe quá tải đi trên đê diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, đặc biệt là những đoạn đê qua các khu đô thị, khu tập trung dân cư, khu vực có mỏ vật liệu và bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu, làm hư hỏng nghiêm trọng mặt đê, trong đó có những tuyến đê mới được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.
Thực hiện quy định của pháp luật về đê điều, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 7/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, để đảm bảo an toàn đê điều, bảo vệ thành quả đầu tư, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đê, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Bên cạnh đó, các địa phương cần bố trí ngân sách để xử lý, khắc phục những hư hỏng của đê do tình trạng xe quá tải đi trên đê gây ra, đảm bảo an toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ công tác ứng cứu hộ đê trong mùa mưa lũ năm 2020 và các năm tiếp theo.
Theo thông tin Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cung cấp tại Hội nghị trực tuyến Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2020, hệ thống đê điều hiện nay có 9.018km đê từ cấp III trở lên. Trong đó, đê điều cấp đặc biệt do địa phương quản lý khoảng 2.000km.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho biết hiện nay toàn quốc có 230 trọng điểm đê điều xung yếu, nguy cơ uy hiếp an toàn đê điều bất cứ lúc nào.
Trong khi đó các vi phạm pháp luật về đê điều ngày càng tăng. Ước tính hiện còn hơn 7.000 vụ vi phạm đê điều chưa được xử lý. Đáng lo ngại là các vụ vi phạm đê điều không giảm đi mà ngày càng tăng lên và nghiêm trọng hơn.
Trên thực tế là vì lâu rồi không có lũ lớn nên một số địa phương chủ quan. Trong bối cảnh đó đê điều vẫn tu bổ nhưng để thử sức chịu đựng thì chưa có điều kiện tổng thể.
Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho đê khi mùa mưa bão đang bắt đầu các địa phương cần phải nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử lý vi phạm đê điều do các xe quá tải gây nên.