Yên Bái: Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải
Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội văn hóa - du lịch Mường Lò, khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022, ngày 25/9, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức lễ mừng cơm mới năm 2022 tại xã La Pán Tẩn.
Trước khi buổi lễ diễn ra là đoàn rước lễ về địa điểm chính. Sau đó, chủ lễ bắt đầu thực hiện nghi lễ.
Nghi thức rước của Lễ mừng cơm mới |
Theo phong tục người Mông Mù Cang Chải, vật cúng là thịt lợn hoặc thịt gà |
Theo phong tục người Mông Mù Cang Chải, vật cúng là thịt lợn hoặc thịt gà; cơm phải nấu từ gạo mới, nồi mới; mâm cúng có thêm bát canh, hoa quả và rượu trắng. Tùy theo từng dòng họ mà trên âu cơm làm lễ sẽ cắm nhiều chiếc thìa và càng nhiều hơn càng tốt. Người trực tiếp thực hành nghi lễ cúng mừng cơm mới là ông chủ trong gia đình.
Lễ mừng cơm mới còn là dịp để các thành viên trong gia đình, dòng họ, láng giềng đoàn tụ thể hiện sự gắn bó, tình đoàn kết. |
Lễ cúng cơm mới là để tỏ lòng thành kính, cảm ơn tổ tiên, các vị thần linh. Đồng thời, cũng mời gọi hồn lúa sau một năm ở đồng ruộng về nhà để nghỉ ngơi và cầu mong vụ mới lại tiếp tục nhận được sự phù hộ của tổ tiên, thần linh để mùa màng bội thu.
Lễ cúng cơm mới là để tỏ lòng thành kính, cảm ơn tổ tiên, các vị thần linh. |
Ngoài ý nghĩa tâm linh, Lễ mừng cơm mới còn là dịp để các thành viên trong gia đình, dòng họ, láng giềng đoàn tụ thể hiện sự gắn bó, tình đoàn kết.
Lễ mừng cơm mới của đồng bào Mông Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021. Việc tổ chức Lễ mừng cơm mới nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của di sản vừa để quảng bá, giới thiệu đến du khách khám phá và trải nghiệm trong mùa du lịch tại Mù Cang Chải.