Xuân về trên “cánh đồng” nông thôn mới Lục Nam
Nhân dân xã Chu Điện, huyện Lục Nam tấp nập thu hoạch mùa màng. Ảnh: Đức Quang
Bài liên quan
Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững
Gia Lâm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Để xây dựng nông thôn mới thành công phải làm tốt công tác tuyên truyền
Ba Vì cần chủ động, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch
Hoàn thành chỉ tiêu Nông thôn mới
Vừa gặp chúng tôi, ông Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam, đã hồ hởi khoe: “Năm 2019 vừa qua, huyện Lục Nam đã hoàn thành xây dựng xã Cẩm Lý, Lan Mẫu, Bảo Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới. Thôn Xuân Phú, xã Bắc Lũng cũng đạt chuẩn thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, từ đó nâng tổng số xã đạt chuẩn trên địa bàn huyện lên con số 11, chiếm tỷ lệ 44% tổng số xã”.
Trên đà thành công đó, huyện sẽ tiếp tục rà soát, lựa chọn ba xã: Tiên Nha, Huyền Sơn, Cương Sơn để đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020.
Hòa chung với niềm vui của huyện Lục Nam, chúng tôi được biết 2019 là năm có ý nghĩa quyết định việc thực hiện hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết của HĐND huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 17,12%. Tình hình chung trên địa bàn tiếp tục giữ vững ổn định, lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Lục Nam tại Lễ tổng kết 10 năm thưc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bắc Giang |
Riêng về tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá cố định là 3.280 tỷ đồng, đạt 99,1% kế hoạch và bằng 105% cùng kỳ; theo giá hiện hành đạt 4.737 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch và 105,9% so với cùng kỳ; cơ cấu lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 29,9%; giá trị sản xuất trên một héc-ta đất canh tác là 110 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch.
Về xây dựng Nông thôn mới, đến hết tháng 10/2019, bình quân các xã đạt 15,26 tiêu chí, tăng 0,5 tiêu chí so với năm 2018.
Phát triển đặc sản gắn với thương hiệu “sông Lục, núi Huyền”
Nhắc đến vùng “sông Lục, núi Huyền”, khách phương xa luôn ấn tượng về các đặc sản đã “gây thương, gây nhớ” như: Dê Lục Nam, nhãn Lục Sơn, chim bồ câu Lục Nam, na dai Nghĩa Phương, dứa Bảo Sơn, hạt dẻ Tứ Sơn…
Để đưa những nông sản ấy trở thành những thương hiệu nổi tiếng là sự nỗ lực lớn của chính quyền huyện Lục Nam và người dân. Dù vậy, để những sản vật này thành “tấm danh thiếp” dẫn lối khách du lịch, kích thích sản xuất, mang đến nguồn lợi về kinh tế thì vẫn cần hơn nữa những chiến lược đúng đắn và cụ thể.
Đồng chí Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết, thời gian qua UBND huyện đã rà soát, lập một số quy hoạch chuyên ngành như: Quy hoạch chăn nuôi; vùng sản xuất chế biến, rau an toàn, na, dứa, hạt dẻ...
Huyện cũng ban hành cơ chế hỗ trợ trang trại, các mô hình sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm như: Dê núi, nhãn, củ đậu, khoai lang, khoai sọ...
Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao; nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, huyện cũng tiếp tục xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể các sản phẩm thế mạnh đặc trưng.
Công tác hướng dẫn thành lập mới các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng được huyện chú trọng để tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, gắn với thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Có như thế, việc tiêu thụ nông sản của huyện thuận lợi hơn, giá trị sản phẩm tăng lên, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển chỉ tiêu kinh tế của huyện.