Tag

Xử lý nghiêm phụ huynh giao xe cho học sinh tham gia giao thông

Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông 24/07/2024 13:26
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây có nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do học sinh điều khiển phương tiện gây ra. Để hạn chế tình trạng này, cần kiên quyết xử lý người giao xe cho học sinh sử dụng, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Phát hiện vi phạm giao thông từ sớm qua tin báo Zalo Ngăn chặn tài xế sử dụng ma túy: Cần tăng chế tài xử phạt Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị Tập trung xử lý các vấn đề "nóng", nổi cộm về trật tự, an toàn giao thông Chi tiết phân luồng giao thông thời gian tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tran lan vi phạm

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trên địa bàn Hà Nội, tình trạng học sinh điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ… diễn biến phức tạp.

Trăn trở về hiện tượng học sinh sử dụng xe dưới 50 phân khối trên địa bàn tăng cao, ông Nguyễn Đức Toàn (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng việc các em chưa có kỹ năng điều khiển phương tiện, vi phạm giao thông gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. "Các em đi xe máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng… tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông".

Dẫn chứng về việc học sinh điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, ngày 21/2/2024, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã hoàn tất cáo trạng, truy tố ra trước tòa đối với bị cáo Rơ Mah Pil (sinh năm 1986, trú tại làng Tu, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Xử lý nghiêm phụ huynh giao xe cho học sinh tham gia giao thông
Tình trạng học sinh điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm giao thông ngày càng phổ biến

Trước đó, bị cáo Pil mua xe máy 110 phân khối, giao xe cho con trai là Rơ Mah Tinh (sinh năm 2006, chưa có bằng lái xe) đi lại hằng ngày. Ngày 25/10/2023, Rơ Mah Tinh trong người đã có hơi men, điều khiển xe máy, chở 2 bạn phía sau.

Do không chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ nên đã tông vào xe mô tô đi ngược chiều. Hậu quả, 4 nạn nhân trong vụ va chạm đều tử vong. Kết luận giám định cho thấy, nồng độ cồn trong máu của Rơ Mah Tinh là 170mg/100ml.

Đây chỉ là một điển hình trong số các vụ tai nạn giao thông do học sinh gây ra. Học sinh chưa đủ tuổi đi mô tô, xe máy đến trường, thậm chí có nhiều người chưa đủ tuổi còn được phụ huynh cho lái mô tô phân khối lớn, ô tô… không còn là chuyện hiếm.

Cha mẹ cần nêu gương khi tham gia giao thông

Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình mỗi năm có tới 2.000 thanh thiếu niên thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Học sinh THPT có liên quan tới 90% tổng số vụ tai nạn giao thông kể trên. Tỷ lệ tử vong do tai nạn tử vong của nhóm này có xu hướng gia tăng. Đồng thời, hiện tượng học sinh chưa đủ 18 tuổi sử dụng xe máy trên 50 phân khối cũng ngày càng tăng.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong tình hình mới trên địa bàn thành phố. Trong đó, nội dung xử lý các hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện gây tai nạn được nhấn mạnh.

Cùng với đó, đối với các tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, phải khẩn trương điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật và xác định cụ thể nguyên nhân gây tai nạn, đưa ra các giải pháp phòng ngừa.

Xử lý nghiêm phụ huynh giao xe cho học sinh tham gia giao thông
Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh

Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội Tạ Đức Giang cho rằng: “Để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên, gia đình cần kiên quyết hơn, không giao xe cho con em mình khi chưa đủ điều kiện sử dụng. Khi trẻ vi phạm, gia đình phải đồng hành, cùng các em chịu trách nhiệm cho hành vi ấy, chứ không phải bao che, dung túng hay nhắc nhở qua loa rồi bỏ đó”.

Theo quy chế phối hợp với ngành Giáo dục, tất cả những trường hợp vi phạm đều được Cảnh sát giao thông gửi thông báo về trường nơi các em đang học tập để nhắc nhở. Các đơn vị, trường học khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông báo về học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật về giao thông phải có trách nhiệm mời cha mẹ học sinh đến làm việc thông báo rõ vi phạm và yêu cầu phối hợp quản lý, giáo dục con cái cam kết không tái phạm.

Ngoài việc xử lý, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền 29 buổi tại các trường học với hơn 17.000 học sinh, gần 2.700 giáo viên tham gia; đồng thời, tổ chức cho hơn 5.100 lượt học sinh, giáo viên ký cam kết chấp hành quy định an toàn giao thông, hướng tới xây dựng văn hóa giao thông.

Để ngăn chặn hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đội cảnh sát giao thông phụ trách địa bàn tăng cường xử lý nghiêm các vi phạm.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần nêu gương khi tham gia giao thông, tuyệt đối không chở con em mình khi tham gia giao thông mà vi phạm pháp luật như không đội mũ, sử dụng rượu bia, nghe điện thoại. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, góp phần ngăn chặn, hạn chế và làm giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Đọc thêm

Phối hợp áp dụng các chế tài xử lý vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Phối hợp áp dụng các chế tài xử lý vi phạm giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, lực lượng chức năng đang tích cực duy trì cao điểm xử lý vi phạm, đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, nhà trường.
Phụ huynh nêu gương, học sinh giảm vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Phụ huynh nêu gương, học sinh giảm vi phạm giao thông

TTTĐ - Sau 3 tuần triển khai cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trên địa bàn TP Hà Nội, việc chấp hành pháp luật của học sinh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc chấp hành của một bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế, đây là vấn đề ý thức, trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ đối với sự an toàn của con em mình.
Hiệu quả tích cực từ mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Hiệu quả tích cực từ mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

TTTĐ - Để tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, hiện trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều trường học các cấp đang triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông (ATGT). Hiệu quả của mô hình này rất khả quan khi ý thức của học sinh, phụ huynh về ATGT từng bước được nâng lên.
Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá theo cách của thanh niên Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá theo cách của thanh niên

TTTĐ - Tại Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, chị Đinh Thị Thùy Dung, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã tham luận về chủ đề "Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc".
Thanh niên Thủ đô xung kích trên "mặt trận" giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thanh niên Thủ đô xung kích trên "mặt trận" giao thông

TTTĐ - Tuổi trẻ Thủ đô xác định rõ trách nhiệm và phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục và trở thành ý thức tự thân của mỗi bạn trẻ.
Đổi mới phương pháp tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh Nhịp sống trẻ

Đổi mới phương pháp tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh

TTTĐ - Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành đã đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa tham gia giao thông cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, song ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên hiện nay còn chưa tốt. Để nâng cao ý thức của người trẻ, các cơ quan liên quan cần sự đổi mới trong phương pháp giáo dục và tuyên truyền.
Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông" Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông"

TTTĐ - UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh. Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2024 - 2025.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Xem thêm