Tag

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật…

Bạn đọc 31/01/2024 22:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.
Tấn công mạnh tội phạm buôn lậu, hàng giả trên địa bàn Thủ đô Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp cuối năm Chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại Triệt phá đường dây buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật quy mô lớn
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Công điện nêu: Ngày 6 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp, đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia và Lào. Thực trạng này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh: Lở mồm long móng, viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh, cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, nguy cơ ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6 tháng 12 năm 2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm và Công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2022 về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động sản xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới và đất liền; tập trung ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam, trong đó triển khai một số nhiệm vụ cụ thể.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam. Khi phát hiện nhập lậu trái phép, cơ quan chức năng phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm, tác hại của việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; vận động người dân không tham gia, tiêu thụ và tiếp tay cho việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tăng cường kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép tiêu thụ trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Cơ quan chức năng thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản vào Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu đế xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam dẫn tới tình trạng phát sinh dịch bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định về nhập khẩu để đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhập khẩu chính ngạch động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản được phép nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung phục vụ thị trường trong nước, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh, các bệnh dịch nguy hiểm khác có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tập trung xây dựng thành công các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản trên tuyến biên giới; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, buôn lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới. Các đơn vị lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới, hợp thức hóa nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật, giấy tờ kiểm dịch động vật để xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật.

Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không rõ nguồn gốc trên thị trường theo đúng quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông về tác hại, ảnh hưởng của việc buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới và nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó chống nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi, thủy sản qua biên giới theo quy định.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm