Tag
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ hai - khóa XII

Xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh vững vàng

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 14/04/2023 09:59
aa
TTTĐ - Tổ chức Đoàn các cấp cần sử dụng tốt mạng xã hội, bắt kịp nhu cầu, thị hiếu để tạo “sức đề kháng” lan tỏa lối sống tích cực, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội Cựu chiến binh cần phát huy công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Xây dựng thế hệ trẻ Thủ đô thời đại mới có bản lĩnh, khát vọng, tiên phong, đoàn kết và sáng tạo
Đ/C Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh cần tạo “sức đề kháng” cho thanh thiếu niên chủ động sàng lọc, các thông tin xấu, độc, tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng (ảnh Đ.Minh)
Đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh cần tạo “sức đề kháng” cho thanh thiếu niên chủ động sàng lọc, các thông tin xấu, độc, tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng (Ảnh Đ.Minh)

Tại Đà Nẵng, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ hai, khóa XII tiếp tục góp ý về kế hoạch triển khai chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030” và Đề án “Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”.

Xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng

Trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Internet và mạng xã hội chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, tác động mạnh mẽ lên xã hội về mọi mặt. Không loại trừ những hành vi bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà thanh thiếu niên là đối tượng sử dụng Internet, mạng xã hội nhiều nhất và cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nếu không được định hướng đúng đắn.

Theo đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, bên cạnh việc tạo dựng hành lang pháp lý; các biện pháp bằng khoa học - kỹ thuật trong quản lý thì cần có giải pháp căn cơ, lâu dài để tạo “sức đề kháng” cho thanh thiếu niên chủ động sàng lọc, nhận diện được các thông tin xấu, độc, tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng.

Các đại biểu đã đóng góp ý kiến tâm huyết để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng.

Đồng chí Phan Thị Thanh Phương - Bí thư Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đề xuất cần hình thành cơ chế để cảnh báo từ xa những thông tin xấu, thông tin độc hại, hạn chế những thông tin tiêu cực. Thực tế hiện nay, khi vấn đề xảy ra thì mới được đưa ra bàn luận, phân tích, còn việc ngăn ngừa vẫn chưa được chú trọng.

“Ngoài ra, cần xây dựng các kênh thông tin trên không gian mạng để giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên thông qua các hình thức “số hóa” các bảo tàng truyền thống của Đoàn Thanh niên, Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam... nhằm tiếp cận gần hơn với thanh niên”, Bí thư Thành đoàn TP Hồ Chí Minh nói.

Đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư Thành Đoàn Hà Nội góp ý về tổ chức các cuộc thi trực tuyến để tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng (ảnh Út Vũ)
Đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư Thành Đoàn Hà Nội góp ý về tổ chức các cuộc thi trực tuyến để tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng (Ảnh Út Vũ)

Góp ý về tổ chức các cuộc thi trực tuyến để tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đồng chí Chu Hồng Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho rằng, hiện hệ thống giải pháp vẫn đang tập trung chủ yếu vào các nội dung về lịch sử, văn hóa, chủ nghĩa Mác - Lê Nin... Thành đoàn cần chủ động để tham mưu cơ chế, chính sách cho địa phương nhằm phát huy tài năng trẻ.

Trong đó nhóm tổ chức các cuộc thi trực tuyến liên quan các hoạt động thu hút thanh thiếu niên nhi đồng, các hoạt động này trước hết phải hấp dẫn, nếu như không mở rộng các cuộc thi khác liên quan đến thị hiếu của thiếu nhi, các vấn đề khác mà thanh, thiếu nhi quan tâm thì có lễ dần dần các bạn sẽ ít quan tâm đến các cuộc thi trên mạng của tổ chức Đoàn.

“Vì vậy, tôi đề xuất bên cạnh các cuộc thi mà chúng ta đã nêu trong dự thảo kế hoạch. Bên cạnh đó, các cấp Đoàn, Hội tăng cường tổ chức các cuộc thi trực tuyến, mà phù hợp với tâm lý, thị hiếu của thanh, thiếu nhi và đảm bảo yếu tố lành mạnh”, đồng chí Chu Hồng Minh đề xuất.

Xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh vững vàng

Phát huy tài năng trẻ, xây dựng nguồn lực chất lượng cao

Các đại biểu cũng góp ý về các chỉ tiêu trong đề án “Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”, cũng như đề xuất các Tỉnh, Thành đoàn cần chủ động để tham mưu cơ chế, chính sách cho địa phương nhằm phát huy tài năng trẻ.

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án là phát hiện, tôn vinh tài năng trẻ. Cụ thể, tổ chức các sân chơi học thuật, năng khiếu, tài năng trên từng lĩnh vực để thanh niên có môi trường bộc lộ tài năng. Tổ chức các giải thưởng, cuộc thi, hội thi phát hiện và tôn vinh tài năng trẻ tiêu biểu trên các ngành, lĩnh vực.

Chú trọng phát hiện tài năng trẻ là: Lãnh đạo quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, vận động viên, văn nghệ sĩ, nghệ nhân truyền thống, lực lượng vũ trang, người dân tộc thiểu số và tài năng trẻ Việt Nam ở nước ngoài; Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong việc triển khai, tổ chức các giải thưởng, cuộc thi năng khiếu, tài năng…

Các Tỉnh, Thành đoàn cần tổ chức các cuộc thi trực tuyến liên quan các hoạt động thu hút thanh thiếu niên nhi liên quan đến thị hiếu và vấn đề khác mà thanh thiếu nhi quan tâm (ảnh Út Vũ)
Các Tỉnh, Thành đoàn cần tổ chức các cuộc thi trực tuyến liên quan các hoạt động thu hút thanh thiếu niên nhi liên quan đến thị hiếu và vấn đề khác mà thanh thiếu nhi quan tâm (Ảnh Út Vũ)

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, đánh giá các đại biểu đã có nhiều đóng góp xác đáng cho kế hoạch thực hiện các chương trình đề án phát triển thanh niên giai đoạn 2021 - 2030 và một số nhiệm vụ quan trọng khác của nhiệm kỳ và yêu cầu ngay sau kỳ họp, trong vòng 1 tuần, các kế hoạch vừa được thảo luận cần được ban hành.

“Chủ trương và các chính sách bàn bạc ở Hội nghị là cơ sở để các Tỉnh, Thành đoàn có căn cứ tham mưu cho các cấp, chính quyền ban hành các kế hoạch cụ thể hóa chương trình, đề án của Thủ tướng. Như vậy mới có nguồn lực, kinh phí để thực hiện, các đơn vị cần bắt tay hành động sớm với phương pháp làm việc nhanh chóng, linh động, khoa học”, đồng chí Bùi Quang Huy nhấn mạnh.

Ngoài ra, các Tỉnh, Thành đoàn cần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh vững vàng, giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa, có ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng, chủ động sàng lọc, nhận diện các thông tin xấu, độc, tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh Nhịp sống trẻ

Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh

TTTĐ - Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu 250 ý tưởng, sáng kiến được hiện thực hóa.
Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình Bản tin công tác Đội

Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - “Dẫu cho hành trình phía trước còn dài, nhiều thử thách và đổi thay nhưng các em hãy tiếp tục phát huy tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", để viết tiếp những trang sử đẹp, góp phần xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và đất nước Việt Nam hùng cường!”.
Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Gia đình anh Triệu Tiến Quý và chị Lý Thị Hằng từ lâu đã phải sống trong cảnh cơ cực, công việc không ổn định khiến thu nhập của họ bấp bênh, không đủ lo cho cuộc sống hàng ngày. Ngôi nhà cũ dựng tạm bợ bằng tre nứa, phủ bạt bên ngoài, không đủ che chắn trước những cơn mưa gió hay cái nắng gay gắt của mùa hè…
Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung ương Đoàn, trong tuần 3 của Tháng Thanh niên 2025, các cấp bộ Đoàn đã triển khai thực hiện 4.950 công trình thanh niên các cấp (104 công trình thanh niên cấp tỉnh, 568 công trình thanh niên cấp huyện và 4.278 công trình thanh niên cấp cơ sở), tổng trị giá hơn 95,2 tỉ đồng.
Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Oanh là “cô gái vàng” của điền kinh Việt Nam khi chinh phục hàng loạt huy chương ở SEA Games và các giải quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau những thành tích xuất sắc đó, không ít lần Oanh phải đối diện với chấn thương, thậm chí cô từng suy sụp khi phải dừng thi đấu, chống chọi với bệnh tật…
Những Bí thư Chi đoàn nhiệt huyết Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những Bí thư Chi đoàn nhiệt huyết

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của phong trào Đoàn, những Bí thư Chi đoàn đã và đang viết tiếp câu chuyện về sự nhiệt huyết, trách nhiệm, sáng tạo của tuổi trẻ Thủ đô. Họ là những thủ lĩnh bản lĩnh, tiên phong trong các hoạt động phong trào, từ tình nguyện vì cộng đồng đến khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số… Chính sự nỗ lực không ngừng ấy đã góp phần lan tỏa tinh thần xung kích, đưa phong trào Đoàn ngày càng phát triển, thiết thực hơn.
Để tồn tại, phát triển trong nghề, nhà báo trẻ phải thực sự giỏi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để tồn tại, phát triển trong nghề, nhà báo trẻ phải thực sự giỏi

TTTĐ - Với vai trò là Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô trong một thời gian dài, nhà báo, giảng viên, TS Nguyễn Quang Hòa đã trải qua nhiều thách thức và có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của tờ báo. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập báo Tuổi trẻ Thủ đô, 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về những kinh nghiệm và sự thay đổi của báo chí trong kỷ nguyên số hiện nay.
Thế hệ trẻ "hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội" Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thế hệ trẻ "hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội"

TTTĐ - Lãnh đạo thành phố Hà Nội mong muốn và nhấn mạnh, cần tiếp tục bồi dưỡng cho đoàn viên, thanh niên truyền thống cách mạng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ, như tình yêu quê hương đất nước, thể hiện cụ thể qua tình yêu Hà Nội, "hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội"…
Niềm tự hào góp phần làm rạng danh đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Niềm tự hào góp phần làm rạng danh đất nước

TTTĐ - Niềm tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến là động lực để người trẻ không ngừng nỗ lực và đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học. Những thành tích đó của họ đã góp phần làm rạng danh đất nước, vươn tầm quốc tế.
Xem thêm