Tag

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển

Người Hà Nội 16/11/2021 08:00
aa
TTTĐ - Nhà văn Văn Giá từng rất tâm đắc khi nói về đào tạo nguồn nhân lực kế cận, xây dựng nên một nền văn học đô thị, điều rất cần thiết cho mỗi thành phố, đặc biệt thành phố có truyền thống văn hiến và đang hội nhập mạnh mẽ như Hà Nội. Nền văn học ấy mang khuôn mặt, tâm hồn của cư dân thành phố, điều đó cũng góp phần cho người Thủ đô soi chiếu những điều mình làm, xem đã đẹp chưa, xứng đáng với thành phố mình đang sống hay chưa?
Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học

Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương cũng từng viết: “Đô thị vì vậy gắn chặt với sự hiện đại hóa văn chương: đô thị là đề tài đồng thời cũng là thuộc tính của văn chương hiện đại. Sáng tác văn chương về đề tài đô thị tức là sáng tác văn chương dựa trên chất liệu đô thị, đô thị là thực thể có trước, có sẵn, văn chương biểu hiện nó trong sáng tác”.

Đời sống đô thị của thành phố sôi động như Hà Nội là chất liệu vô tận cho các sáng tác văn học
Đời sống đô thị của thành phố sôi động như Hà Nội là chất liệu vô tận cho các sáng tác văn học

Đoàn Ánh Dương phân tích: “Vậy có thể hiểu văn chương đô thị như thế nào? Nhìn từ mối quan hệ giữa văn chương và đô thị, văn chương đô thị có thể được hiểu là văn chương của/về đô thị; Tức văn chương viết về đô thị và có tính đô thị, ở đây là tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy. Nhìn từ mối quan hệ giữa nhà văn và đô thị, còn cần phải đặt vấn đề định vị nhà văn trong không gian văn học mà họ tạo tác, thuộc về.

Khi giới thiệu tuyển tập truyện ngắn đặc sắc về Hà Nội, chúng tôi đã cho rằng: “Nhà văn ở trong đô thị, và quan trọng hơn, có ý thức trở thành đô thị, mới tạo nên văn chương đô thị đích thực. Ở ngoài đô thị khó có được cảm quan đô thị, trong khi thuộc về đô thị nhà văn vẫn có thể sáng tạo ở chủ đề khác. Khai thác tính chất thế tục của đời sống đô thị hay khai thác cá nhân cá tính đều giúp văn chương đô thị phát triển đa dạng, cố nhiên khi nhà văn định vị bản thân vào không gian xã hội và văn chương thị thành”.

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển
Cuốn tiểu thuyết "Cửa hiệu giặt là" của nhà văn Đỗ Bích Thúy được ví như bức tranh về Hà Nội bằng văn xuôi

Những năm 30-45 của thế kỉ trước, Hà Nội ngày ấy đã có những trang viết của các tác giả như Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… hình thành nên dòng văn học đô thị. Có thể đến các tác phẩm “Gánh hàng hoa”, “Lá ngọc cành vàng”, “Thương nhớ mười hai”…

Ngay đầu những năm Đổi mới, từ một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải đến Nguyễn Huy Thiệp… cũng tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Ma Văn Kháng và Nguyễn Khải thì làm sống dậy / lại đời sống thế tục của đô thị với "Mùa lá rụng trong vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú", "Hà Nội trong mắt tôi", "Thượng đế thì cười...

Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương cũng nhận định còn rất nhiều những “cảnh và người” đô thị khác hiện lên trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Xuân Hà, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Thu Huệ... Các nhà văn viết về đô thị chính là viết về một mảng đời của họ, bằng sự trải nghiệm sâu sắc và những day dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trước sự xô bồ, một trong những hệ lụy của thành phố lớn tạo ra.

Chúng ta còn có những nhà văn cả đời sống và viết về Hà Nội như Nguyễn Việt Hà với các tác phẩm nổi tiếng “Cơ hội của Chúa”, “Khải huyền muộn”, “Ba ngôi của người”, “Của rơi” và nhiều tập tản văn; Đỗ Phấn với “Đêm tiền sử”, “Rừng người”, “Dằng dặc triền sông mưa”, Nguyễn Trương Quý với “Dưới cột đèn rót một ấm trà” và nhiều tập tản văn. Đô thị hiện lên rất đặc trưng và khác biệt trong những sáng tạo của những nhà văn này.

Chúng ta cũng có những nhà văn tuy không sinh ra và lớn lên tại nơi đây nhưng đã chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai của mình. Họ viết về đời sống đô thị với cái nhìn đầy chiêm nghiệm, đậm đà hơi thở cuộc sống hiện đại. Đó là Phong Điệp với “Lạc chốn thị thành”, “Blogger”, “Nhật kí nhân viên văn phòng”, “Kẻ dự phần”. Đó là Kiều Bích Hậu với “Đường yêu”, “Mây vàng”.

Đó là Nguyễn Đình Tú với “Nháp”, “Kín”; Đỗ Bích Thúy với “Cửa hiệu giặt là”; Nguyễn Xuân Thủy với “Nhắm mắt nhìn trời”...

Nhà văn Phong Điệp
Nhà văn Phong Điệp

Trên văn đàn Thủ đô, các nhà văn thế hệ 8x, 9x là những người hầu như trưởng thành hoàn toàn trong bầu khí quyển của đô thị. Có thể nhắc đến Hà Thủy Nguyên với “Bên kia cánh cửa”, Nhật Phi với “Người ngủ thuê”, Đinh Phương với “Nhụy khúc”, “Đợi đến lượt”, “Nắng Thổ Tang”...

Nhiều tác phẩm của các nhà văn Nguyễn Văn Học cũng đề cập đến vấn đề của đô thị. Có thể kể đến các cuốn sách của anh như: “Gái điếm”, “Đường dài hạnh phúc”, “Bão người”, “Cao chạy xa bay”, “Hỗn danh”, “Vết thương hoa hồng”, “Tiệc hoa” (2020)... Các nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, Lữ Thị Mai… cũng đang sống và viết miệt mài với các tác phẩm của mình, phác họa nên gương mặt đô thị, làm nên một nền văn chương đô thị dồi dào, sâu sắc cho Hà Nội.

Tác phẩm của nhà văn Phong Điệp
Tác phẩm của nhà văn Phong Điệp

Chính những tác phẩm văn học đô thị này sẽ góp phần tạo nên diện mạo văn hóa của Hà Nội mỗi thời kì và để chúng ta xứng tầm với nghìn năm phát triển, sáng tạo không ngừng của mình.

Trong mục tiêu của chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; Nâng cao nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 có nội dung: “Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, lấy “chân thiện mỹ” làm mục tiêu của các hoạt động nghệ thuật đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân”.

Tin rằng, đội ngũ những người cầm bút của Thủ đô tiếp tục viết nên những tác phẩm mang đặc trưng, tâm hồn của đô thị Hà Nội ngày nay, đưa văn hóa và con người Thủ đô của chúng ta thành trọng tâm của sáng tạo, đưa nền văn chương của chúng ta tiếp tục hội nhập với thế giới.

Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô
Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới

Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm