Tag

Xã Minh Phú (Sóc Sơn) đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020

Nông thôn mới 28/03/2020 18:03
aa
TTTĐ - Sau 9 năm xây dựng Nông thôn mới, từ một xã chỉ có 2/19 tiêu chí cơ bản đạt (thông tin và truyền thông; giáo dục - đào tạo), đến nay xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt 100%. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, xã Minh Phú đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định thành phố Hà Nội xét công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020.

Xã Minh Phú (Sóc Sơn) đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020

Trên cơ sở kiểm tra thực tế, xã Minh Phú đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định thành phố Hà Nội xét công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020

Bài liên quan

Hà Nội nỗ lực đảm bảo các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Tuyến đường hoa kiểu mẫu: Điểm nhấn tô đẹp vùng quê Nông thôn mới

Cú hích giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững

Thạch Thất nỗ lực hoàn thành xây dựng Nông thôn mới trong năm 2020

Hà Nội có thêm 31 xã thuộc 9 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Hoàn thành 19/19 tiêu chí

Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn Nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn về các nội dung, tiêu chí công nhận xã Minh Phú đạt chuẩn Nông thôn mới.

Trước khi tổ chức thảo luận tại xã, đoàn thẩm tra của thành phố đã tổ chức 3 đoàn đi kiểm tra thực tế về các mô hình sản xuất, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua kiểm tra, đoàn đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã. Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bộ mặt nông thôn đổi mới, nhân dân phấn khởi chung tay xây dựng Nông thôn mới.

Báo cáo công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Minh Phú, đồng chí Nguyễn Văn Hân, Chủ tịch UBND xã Minh Phú cho biết: "Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp, ngành, đoàn thể, sự đoàn kết thống nhất, sự quan tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể và sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, từ một xã chỉ có 2/19 tiêu chí cơ bản đạt năm 2011 đến nay, xã Minh Phú đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt 100%. Qua lấy ý kiến trực tiếp người dân, có 70,55% số hộ trả lời phiếu, 99,1% người dân Minh Phú hài lòng với kết quả chung xây dựng Nông thôn mới của xã.

Xã Minh Phú đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa tại 7/7 thôn, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao như: Mô hình trồng nấm theo công nghệ Hàn Quốc quy mô sản xuất lên đến 1,2 tấn/ngày, cho doanh thu lên đến 43 tỷ đồng (năm 2019); Mô hình liên kết gà đồi Sóc Sơn; Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp; Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP… cho thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.

Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. So năm 2011 với 2019, thu nhập bình quân đầu người từ 15,5 triệu đồng tăng lên 45,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo từ 8,6% theo tiêu chí cũ, đã giảm xuống còn 0,9% theo tiêu chí hộ nghèo đa chiều; tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa từ 76% tăng lên 89%; từ 4 làng văn hóa tăng lên 8 thôn đạt làng văn hóa.

Đến nay, 99% nhà ở của dân đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; 96,5% lao động địa phương có việc làm thường xuyên, trong đó có 55% lao động có việc làm qua đào tạo.

Xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt 100%
Xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt 100%

Xã Minh Phú cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS (mức độ 3), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, trung cấp, nghề đạt 95%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,8%. Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020. Cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm phong quang, sạch đẹp. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội địa bàn được đảm bảo.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Tổng nguồn vốn huy động xây dựng Nông thôn mới là 269,031 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ nhân dân và cộng đồng đạt trên 44 tỷ đồng. Đến nay, 100% đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện, 90% đường trục thôn và liên thôn, 85% đường ngõ xóm được nhựa hóa và bê tông hóa; 85% hệ thống tiêu thoát nước của các tuyến đường giao thông nông thôn và ngõ xóm đã được xây mới và nâng cấp với tổng số 46,5km.

Xã cũng đầu tư xây mới trường THCS, trường mầm non phân hiệu 2; cải tạo nâng cấp trường tiểu học Minh Phú khu lẻ… đến nay, 3/3 trường đều đạt chuẩn; Đầu tư xây mới 5 nhà văn hóa thôn, đến nay, 8/8 thôn có nhà văn hóa và sân vận động.

Đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới

Trên cơ sở kiểm tra thực tế, các ý kiến, góp ý của các Sở, Ban, ngành thành phố, báo cáo thẩm tra của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CT/TU huyện Sóc Sơn và giải trình của Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Chánh Văn phòng xây dựng Nông thôn mới huyện Vi Thị Bình Anh và các ngành của huyện, nắm bắt sự hài lòng của người dân thông qua phát biểu của Bí thư chi bộ thôn Phú Hạ, tại hội nghị, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thống nhất chấm xã Minh Phú đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn Nông thôn mới thành phố Hà Nội xét công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 với số điểm 97,25.

Thay mặt tổ công tác, đồng chí Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thành phố, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội đề nghị xã Minh Phú sớm hoàn thiện báo cáo, hồ sơ, thủ tục, gửi Văn phòng Nông thôn mới thành phố Hà Nội để báo cáo Hội đồng thành phố thẩm định, trình UBND Thành phố xét, công nhận xã Minh Phú đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020.

Với kết quả thẩm định này, đến nay, huyện Sóc Sơn đã có 25/25 xã đạt chuẩn và đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới. Đây là điều kiện quan trọng để huyện Sóc Sơn tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới trong năm 2020.

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm