Tag

VVOB đồng hành nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giải quyết các rào cản học tập liên quan đến giới

Giáo dục 06/05/2021 15:38
aa
TTTĐ - Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (gọi tắt là VVOB) vừa phối hợp tổ chức hội nghị chuyên đề "Học thông qua chơi có đáp ứng giới trong các cơ sở giáo dục mầm non" nhằm chia sẻ kinh nghiệm và kết quả đạt được từ hai dự án “Giáo dục mầm non quan tâm đến giới (GENTLE)” và “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống (BAMI)”.
MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lấy ý kiến phản biện vào Dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ giáo dục mầm non Bộ GD&ĐT chấn chỉnh công tác tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi Bộ GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh ngành giáo dục mầm non Hà Nội xem xét mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập Kênh youtube giáo dục mầm non STEAMe GARTEN được nhiều phụ huynh tin dùng
Các đại biểu dự hội thảo
Các đại biểu dự hội thảo

Hội nghị được tổ chức trực tuyến và có sự tham gia của Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED), tổ chức VVOB, đại diện Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam, đại diện Viện khoa học giáo dục Việt Nam, cùng cán bộ Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo, lãnh đạo và giáo viên các trường mầm non đến từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Kon Tum và các tổ chức quốc tế, trong nước hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non và giới.

Qua đó, hội nghị ghi nhận những kết quả tích cực từ quá trình giảm thiểu khuôn mẫu về giới trong giáo dục mầm non (GDMN), góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, mang đến một môi trường cởi mở, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ em Việt Nam.

IMG_6337_ một phần trình bày trực tuyến của VVOB và CGFED
IMột phần trình bày trực tuyến của VVOB và CGFED

Sự cần thiết của việc lồng ghép giới vào giáo dục mầm non

Khuôn mẫu giới là những mẫu hình, giá trị, niềm tin định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nam và nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giáo dục trẻ dựa trên khuôn mẫu giới là khởi nguồn của những định kiến giới, đóng khung tính cách, cách hành xử và các lựa chọn của trẻ trai và trẻ gái, hạn chế sự tự do thể hiện bản thân, cũng như cơ hội phát triển năng lực của trẻ sau này. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội, điển hình là bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử trong gia đình, hay khoảng cách giới trong lao động.

Chính vì thế, mục tiêu số 4 và số 5 trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc tại Việt Nam hướng đến tiếp cận bình đẳng giới trong giáo dục cho cả trẻ trai và trẻ gái, chấm dứt mọi phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Theo đó, việc tạo ra một môi trường có đáp ứng giới trong giáo dục trẻ từ những năm đầu đời – vào thời điểm não bộ và nhận thức xã hội của trẻ phát triển nhanh chóng – là nền tảng thiết yếu cho cách tiếp cận bền vững nhằm giảm thiểu định kiến giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thức đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nỗ lực để trẻ em Việt được trải nghiệm giáo dục mầm non quan tâm đến giới

Được sự tài trợ của Liên minh châu Âu và chính phủ Bỉ, cùng với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Kon Tum, VVOB và Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) đã phối hợp thực hiện dự án Giáo dục mầm non quan tâm đến giới (tên gọi tắt là GENTLE), với mục tiêu góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến giới bằng hình thức học thông qua chơi trong trường học.

Dự án hướng tới cung cấp giáo dục toàn diện cho trẻ trai và trẻ gái, tôn trọng sở thích của trẻ bất kể giới tính, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới bằng cách gỡ bỏ các khuôn mẫu về giới, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cha mẹ, đặc biệt là người cha trong quá trình giáo dục con ở tuổi mầm non. Qua 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, giúp thay đổi nhận thức về giới và nâng cao chất lượng môi trường dạy và học ở các địa phương thực hiện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, dự án đã xây dựng thành công Bộ công cụ Giáo dục mầm non có đáp ứng giới cho giáo viên và cán bộ quản lý của các trường mầm non, xây dựng 15 trường điểm thực hiện Mô hình GDMN quan tâm đến giới với một lộ trình cụ thể thông qua các khoá tập huấn, khai vấn, tham quan học tập, hội thảo chia sẻ, hội thảo phát triển chuyên môn cho giáo viên…

Ông Wouter Boesman
Ông Wouter Boesman

Ông Wouter Boesman, Giám đốc Chương trình Quốc gia, VVOB, cho biết: “VVOB luôn mong muốn đóng góp vào phát triển bình đẳng giáo dục tại Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến giới trong giáo dục mầm non là một chủ đề khó, vì đa số mọi người đều nghĩ rằng trẻ mầm non thì còn quá nhỏ để có thể hiểu được.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khái niệm về giới được hình thành từ rất sớm, và trẻ nhỏ hình thành các khái niệm về giới bằng cách nhìn vào các khuôn mẫu giới mà người lớn thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ cụ thể như nếu giáo viên hoặc phụ huynh thể hiện các khuôn mẫu giới và trẻ nhỏ lặp lại những khuôn mẫu này thì điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và đó cũng là điều mà VVOB mong muốn xoá bỏ trong giáo dục mầm non”.

Ông Wouter cũng chia sẻ thêm về Bộ công cụ Giáo dục mầm non có đáp ứng giới do VVOB phát triển: “Với sự tài trợ của liên minh châu Âu, chúng tôi đã phát triển bộ công cụ này mà nhiều trường mầm non thuộc dự án đang sử dụng, và tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể triển khai nhân rộng dự án ra nhiều tỉnh thành khác để có thể hoàn toàn loại bỏ khuôn mẫu giới”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bà Hà Thị Thu Hương, Quản Lý chương trình Giáo dục mầm non tại VVOB nói về dự án GENTLE: “Chúng tôi tiếp cận các vấn đề về giới với phương pháp học thông qua chơi, cách tiếp cận này giúp giáo viên dễ dàng truyền tải các khái niệm về giới tới trẻ mầm non, cũng như thay đổi cách trang trí và bài trí lớp vốn có các khuôn mẫu giới. Việc loại bỏ các khuôn mẫu giới này cũng đồng nghĩa loại bỏ các yếu tố cản trở trẻ nhỏ phát triển hết tiềm năng của mình”.

Đặc biệt hơn, dự án đã triển khai thành công mô hình phối hợp giữa cha mẹ và nhà trường về GDMN quan tâm đến giới, thông qua các buổi hội thảo, hoạt động tại lớp, họp phụ huynh, các bảng tin truyền thông trong và ngoài lớp, vận động trực tiếp của thầy cô giáo, góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của phụ huynh, khuyến khích nhiều cha mẹ tham gia trực tiếp vào việc giáo dục quan tâm đến giới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cô Trần Thị Tài, một trong những giáo viên tại tỉnh Quảng Nam tham gia dự án GENTLE, chia sẻ: “Sau khi được tập huấn, tôi quan sát và nhận thấy trẻ thường theo khuôn mẫu giới do sự tác động của gia đình, xã hội, và bản thân giáo viên chưa thực hiện giáo dục có đáp ứng giới. Khi ứng dụng Bộ công cụ học thông qua chơi có đáp ứng giới, chúng tôi đã thay đổi cách tiếp cận, từ cách trang trí trong lớp học cho đến sắp xếp các hoạt động vui chơi trong lớp đều đã được lưu ý để tạo nên không gian cởi mở cho cả bé trai và bé gái đều có thể tham gia.

Trong giao tiếp, chúng tôi cũng sử dụng những từ ngữ trung lập về giới tính để gọi chung các bé trai và bé gái, tránh những từ ngữ mang nghĩa định kiến giới mà trước đó thường sử dụng. Bên cạnh đó, các hoạt động gắn kết nhà trường và gia đình cũng góp phần quan trọng trong việc thay đổi định kiến về giới”.

Sau một thời gian tuyên truyền, đã có sự thay đổi đáng kể về kiến thức và thái độ của phụ huynh trong thực hành giáo dục có đáp ứng giới và sự quan trọng của bình đẳng giới. Cụ thể, phụ huynh nam quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc con cái, tôn trọng sở thích của cả bé trai và bé gái và biết san sẻ công việc nhà cùng các thành viên trong gia đình. Ở chiều ngược lại, trẻ em cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cả ba và mẹ trong học tập và vui chơi. Các bé cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với các bạn cùng lớp, thể hiện sở thích của bản thân và hào hứng tham gia vào tất cả hoạt động do thầy cô gợi ý.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với những kết quả tích cực ban đầu, dự án đã được các Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương tạo môi trường thuận lợi để lan toả đến 153 trường mầm non thuộc 15 huyện tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, qua đó 1.831 cán bộ và giáo viên đã được nâng cao năng lực thông qua các hoạt động đào tạo của GENTLE, hơn 32.229 trẻ em được học tập trong môi trường học thông qua chơi có đáp ứng giới. Phương pháp học thông qua chơi có đáp ứng giới cũng được nhân rộng ra tỉnh Kon Tum với sự tài trợ của Vương Quốc Bỉ.

Thông qua hội thảo chuyên đề này, VVOB và CGFED mong muốn được chia sẻ những kết quả đạt được và những kinh nghiệm từ Dự án để các tỉnh, thành khác, cũng như các Bộ, ban ngành liên quan và các tổ chức quốc tế có thêm thông tin và cơ sở để áp dụng, thúc đẩy và hỗ trợ cho Giáo dục mầm non quan tâm đến giới, qua đó có thể gíup cho mọi trẻ em đều có thể phát triển được hết tiềm năng của mình mà không gặp phải các rào cản về giới, cũng như góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non Việt Nam nói chung.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Xem thêm