Vụ phá rừng đặc dụng ở Thái Nguyên: Lộ diện doanh nghiệp được “ưu ái” cấp phép mỏ vàng
Bài liên quan
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng đặc dụng để tìm vàng ở Thái Nguyên
Thái Nguyên: Hàng loạt sai phạm trong vụ phá rừng đặc dụng ở Thần Sa
Thái Nguyên: Nhiều khuất tất tại Dự án Xây dựng Khu dân cư đồi Yên Ngựa
Thái Nguyên: Viện đủ lý do để “trốn tránh” báo chí vụ đổ trộm hàng trăm tấn chất thải nguy hại
Như báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh, kết luận của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã chỉ hàng loạt sai phạm trong vụ phá rừng đặc dụng ở Thần Sa, huyện Võ Nhai.
Theo kết luận, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long (Công ty Thăng Long) đã được cấp phép khai thác mỏ vàng sa khoáng. Đến nay, doanh nghiệp này vẫn đang khai thác trong chỉ giới cho phép, nhưng đã tiến hành một số hoạt động ra ngoài phạm vi cấp phép và xâm lấn vào rừng đặc dụng.
Cụ thể, Công ty Thăng Long đã xây dựng khu vực văn phòng trên diện tích 1,67ha, đồng thời xây dựng đình Bản Ná diện tích khoảng 0,12ha.
Kết luận cũng chỉ ra, Công ty Thăng Long đã “gửi thải” (phế liệu từ hoạt động khai thác vàng) lên diện tích rừng khoảng 5,78ha, trong đó có 5,30ha là rừng đặc dụng, còn lại là quy hoạch các loại rừng khác.
Hoạt động khai thác khoáng sản đã ảnh hưởng đến rừng đặc dụng Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. |
Về việc cấp phép khai thái khoáng sản cho Công ty Thăng Long tại đây cũng cho thấy tỉnh Thái Nguyên có nhiều điểm được cho là “nâng đỡ” doanh nghiệp này.
Cụ thể, giấy phép khai thác mỏ vàng Bản Ná được cấp cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long với tổng diện tích 37,25ha tại Quyết định số 3068/GP-UBND ngày 5/12/2008 với thời hạn khai thác đến 2014 và 01 năm hoàn thổ, phục hồi môi trường.
Khi giấy phép của Công ty Thăng Long chỉ còn thời gian ít ngày là hết hạn thì ngày 29/5/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bất ngờ ký quyết định gia hạn khai thác cho doanh nghiệp này với tổng khối lượng là 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000 m3 cát quặng/năm.
Điều này liệu có đi ngược với Chị thị 03, ban hành ngày 30/3/2015, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản, trong đó nhấn mạnh “không cấp phép mới thăm dò, khai thác vàng sa khoáng”; hạn chế và đi đến chấm dứt cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ”?
UBND tỉnh Thái Nguyên liệu có "ưu ái" cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long trong hoạt động khai thác vàng Thần Sa?. |
Tại mỏ vàng Khắc Niệm, cũng cho thấy nhiều dấu hiệu “ưu ái” khi UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long đến tận năm 2032.
Cụ thể, tại Quyết định số 2646 của UBND tỉnh Thái Nguyên, tỉnh này đã gia hạn cho Công ty khoáng sản Thăng Long được phép khai thác vàng sa khoáng tại mỏ vàng Khắc Kiệm đến năm 2032.
Trong khi đó, Năm 2011, Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định số 2427/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin!