Tag

Vụ chiếm nhà máy nước: Đánh trống, phát nhạc đám ma để “khủng bố” chính quyền và người dân

Bạn đọc 28/03/2020 07:50
aa
TTTĐ - Một số đối tượng trước khi chiếm nhà máy nước sạch Phượng Hoàng (ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) trong nhiều tháng đã dùng loa, trống, nhạc đám ma để “khủng bố” chính quyền và một số người dân xã An Phượng.

Vụ chiếm nhà máy nước: Đánh trống, phát nhạc đám ma để “khủng bố” chính quyền và người dân

Nhà máy nước sạch Phượng Hoàng (ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) bị chiếm

Bài liên quan

Hải Dương: Một số đối tượng ngang nhiên chiếm nhà máy nước sạch ở Thanh Hà

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, từ ngày ngày 17/3, một số đối tượng đã phá cổng và đánh đuổi các cán bộ, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nước sạch Phượng Hoàng (Nhà máy nước sạch Phượng Hoàng, xã An Phượng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) ra khỏi nhà máy. Từ đó đến nay, nhà máy này vẫn do một số đối tượng này chiếm giữ.

Một số đối tượng ở xã An Phượng trước khi xảy ra vụ chiếm nhà máy nước đã thường xuyên kéo loa đài, phát nhạc đám ma để khủng bố người dân và chính quyền địa phương
Một số đối tượng ở xã An Phượng trước khi xảy ra vụ chiếm nhà máy nước đã thường xuyên kéo loa đài, phát nhạc đám ma để khủng bố người dân và chính quyền địa phương

Theo ông Nguyễn Danh Lĩnh, Công ty TNHH MTV Nước sạch Phượng Hoàng, trong suốt nhiều tháng trước khi nhà máy bị chiếm, gia đình ông và một số cán bộ của nhà máy đã bị một số đối tượng thường xuyên đến nhà khủng bố tinh thần bằng cách kéo loa, đánh trống, phát nhạc đám ma. Sự việc này kéo dài trong suốt một thời gian dài khiến cho bản thân và gia đình các cán bộ, nhân viên trong nhà máy hết sức hoang mang, lo lắng.

Bà Phạm Thị Mây, Chủ tịch UBND xã An Phượng xác nhận có việc một số đối tượng đánh trống, phát nhạc đám ma để “khủng bố” người dân. Thậm chí, một nhóm đối tượng này thường xuyên kéo loa đến trụ sở UBND xã để “khủng bố” cả chính quyền địa phương. Bản thân bà Mây công tác ở nơi khác mới được các cơ quan chức năng phân công nhiệm vụ về xã An Phượng cũng bị các đối tượng này lăng mạ, chửi bới.

Theo bà Mây, từ tháng 7/2019, nhà máy nước Phượng Hoàng thực hiện bán nước cho người dân theo đơn giá mới do UBND tỉnh quyết định. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này không chấp nhận đơn giá mới và cho rằng đây là tải sản của các đối tượng này, của nhân dân nên thu thế là không đúng. Đồng thời, nhóm đối tượng này yêu cầu phải bàn giao nhà máy cho dân để tự quản lý, vận hành.

Phía nhà máy nước sạch An Phượng thường xuyên đề nghị phía chính quyền vận động người dân nộp tiền nước. Chính quyền địa phương từ xã đến huyện đã thành lập nhiều tổ tuyên truyền, vận động cả trực tiếp và qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không đạt kết quả. Một số người nộp tiền nước cho nhà máy bị các đối tượng này đến tận nhà để đe dọa, đánh trống, phát nhạc hạ huyệt đám ma khiến cho người dân không dám nộp.

Do nhiều tháng không thu được tiền, đến chiều 13/3, Nhà máy nước sạch Phượng Hoàng thông báo giảm 50% sản lượng nước. Từ đó dẫn đến việc một số người dân kêu mất nước. Nhóm đối tượng này đã kích động người dân và xảy ra sự việc chiếm giữ nhà máy nước.

Bà Mây cũng đề nghị chính quyền các cấp sớm giải quyết dứt điểm vụ việc theo hướng những việc có lợi cho dân thì phải vận dụng tối đa để đảm bảo cho người dân. Đồng thời người dân cần tỉnh táo tránh bị kích động và đề nghị đóng tiền nước cho nhà máy để vận hành đúng quy định.

Theo kết luận Thanh tra của UBND tỉnh Hải Dương ngày 3/2/2020, từ những năm 2000, UBND tỉnh Hải Dương đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch Phượng Hoàng với số tiền gần 2 tỷ đồng.

Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp theo Chương trình Quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn là 980 triệu đồng; nguồn vốn của xã hơn 100 triệu đồng; UBND xã đã huy động của mỗi hộ dân 400 nghìn đồng với tổng số tiền hơn 780 triệu đồng.

Theo điều tra của phóng viên, đây chính là mấu chốt của việc một số người dân cho rằng đây là nhà máy nước của người dân và yêu cầu phải bàn giao cho người dân quản lý, vận hành.

Tuy nhiên, sau khi đầu tư xong, việc vận hành nhà máy gặp nhiều khó khăn, không thể vận hành, chính quyền xã đã bàn giao cho Công ty nước sạch Phượng Hoàng để tiếp tục quản lý, vận hành.

Theo ông Nguyễn Danh Lĩnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Phượng Hoàng khi được bàn giao, các thiết bị của nhà máy đã cơ bản xuống cấp không sử dụng được. Công ty đã đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng vào nhà máy để tiếp tục vận hành. Số tiền này đã được xã nghiệm thu và UBND tỉnh xác nhận trong kết luận thanh tra.

Để làm rõ sự vụ việc này, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà và sẽ thông tin đến bạn đọc trong những bài tiếp theo…

Đọc thêm

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm