Vinh danh những “Đại sứ văn hóa đọc"
6.458 bài viết, 67 video clip tham gia dự thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội |
Tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 |
Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Phát biểu tại chương trình, TS Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội, Trưởng ban tổ chức chuỗi hoạt động cho hay: “Dù năm nay trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, khó khăn nhưng thầy, trò nhà trường không nản bước, vẫn tiếp tục tổ chức bằng các hình thức đổi mới, sáng tạo. Chúng tôi muốn không chỉ dừng lại ở việc lan toả văn hoá đọc mà hơn thế nữa là sáng tạo những cách thức, phương thức, biện pháp mới tiếp cận với các nguồn tài liệu. Trong phong trào này, các thầy cô sẽ là những hạt nhân lan tỏa giá trị của thông tin đến học viên, sinh viên.
TS Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu tại chương trình |
Kết quả mà chuỗi hoạt động của nhà trường đã đạt được thể hiện phần nào sự nỗ lực của thầy cô, sinh viên, học viên toàn trường. Tôi hi vọng rằng, trong thời gian tới, thầy và trò nhà trường sẽ tiếp tục phấn đấu, lan toả và thẩm thấu tinh thần này, văn hoá đọc và phong trào đọc sách đến với đông đảo mọi người hơn. Đặc biệt, chúng ta luôn nuôi dưỡng tinh thần cũng như làm đầy thêm tủ sách của trường, lan toả đến sinh viên nhà trường và cả cộng đồng sinh viên”.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4 của trường Đại học Mở Hà Nội diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Trong đó, cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mở Hà Nội đánh giá về cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc” |
PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mở Hà Nội, Trưởng ban giám khảo cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc” cho biết, từ 284 bài dự thi ở vòng sơ khảo, Ban giám khảo đã chấm 63 tác phẩm vòng chung kết.
“Các tác giả đã bám sát chủ đề, yêu cầu của cuộc thi. Văn phong gần gũi, trong sáng, sâu sắc đúng với phong cách sinh viên, giúp người đọc dễ hiểu, đồng cảm và thấm thía. Cách dẫn dắt bài viết khá tự nhiên. Một số tác phẩm gây ấn tượng với cách viết mới, sáng tạo, dẫn dắt người đọc theo những trang nhật ký của chính mình khi lật từng chương của cuốn sách, rất xúc động. Một số bài chọn lọc các chi tiết đắt giá, ấn tượng của tác phẩm để nêu, phân tích và cảm nhận của mình, đặc biệt ấn tượng với các clip, audio...
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội đón nhận quà tặng “Tủ sách HOU” |
Nhìn chung, các tác giả đều nêu được những tác động của tác phẩm tới suy nghĩ, giúp bản thân thay đổi nhận thức, từ đó điều chỉnh hành vi trong thực tiễn, sống trách nhiệm, trí tuệ và nhân ái hơn. Thông qua tác phẩm, các tác giả đề cập tới một số giải pháp, mong muốn, nguyện vọng để đọc sách trở thành một văn hóa trong nhà trường và xã hội…”, PGS.TS Nguyễn Mai Hương đánh giá.
Các bạn sinh viên giành giải Xuất sắc và giải Nhất cuộc thi "Đại sứ văn hoá đọc" của nhà trường năm 2021 |
Cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc” đã trao giải Xuất sắc cho sinh viên Tống Thị Định, khoa Tiếng Trung Quốc; Giải nhất: Nguyễn Thị Phương Linh, khoa Tài chính ngân hàng; 2 giải Nhì thuộc về Phạm Thị Lan Anh, khoa Du lịch và Nguyễn Thị Hồng Nhung, hoa Tài chính ngân hàng; Cùng nhiều giải thưởng khác.
Dịp này, trường Đại học Mở Hà Nội cũng công bố và khen thưởng các cán bộ giảng viên đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào phát triển văn hóa đọc năm học 2020-2021; Vinh danh các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong 2 cuộc thi “Xếp sách nghệ thuật HOU” và “Đại sứ văn hóa đọc 2021”; Nhận quà tặng “Tủ sách HOU”...