Tag

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Môi trường 22/03/2021 16:22
aa
TTTĐ - Tại Bản Kè (xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với UBND huyện Tuyên Hóa và Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng Cao (CEGORN) trồng loạt cây đầu tiên, khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh.
Ngày quốc tế về rừng: Trải nghiệm 5 ngôi nhà cây “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam Ngày Quốc tế về rừng năm 2021: “Phục hồi rừng - con đường để khôi phục kinh tế và sức khỏe”
Diễn viên Hồng Ánh hưởng ứng trồng rừng
Diễn viên Hồng Ánh hưởng ứng trồng rừng

Dự kiến, tới ngày 10/4/2021, dự án sẽ trồng 8,3 hecta cây bản địa trên phần đất từng là rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc Mã Liềng, thuộc xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Dự án bắt đầu tại Bản Kè, theo yêu cầu của Cộng đồng người Mã Liềng và của UBND xã Lâm Hóa. Ngày 10/3/2021, UBND xã Lâm Hóa, Ban quản lý Rừng cộng đồng Bản Kè, Hạt Kiểm lâm huyện và trung tâm Nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN) đã cùng ký biên bản nhất trí.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Ngày 17/3/2021, UBND huyện Tuyên Hóa đã ra thông báo kết luận: “Chương trình tài trợ và phục hồi rừng bằng cây bản địa giai đoạn 2021 - 2030 của VARS là một chương trình thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn”. UBND huyện đồng ý và ủng hộ VARS trồng 100 hecta rừng trong năm 2021, bắt đầu từ 8,3 hecta ở Bản Kè, cùng đồng bào Mã Liềng khôi phục rừng cộng đồng.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Dự án “Trồng và Phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh” là dự án được ấp ủ bởi những người sáng lập Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS). VARS đăng ký hoạt động từ tháng 12/2020; Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, vận động các nguồn lực xã hội để trồng và phục hồi rừng bằng những giống cây bản địa.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Mục tiêu chính của Dự án “Trồng và Phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh” là vận động cộng đồng đóng góp để trồng các loài cây bản địa, gìn giữ và khôi phục rừng tự nhiên với khoản đóng góp là 50.000 đồng/cây xanh. Ngoài việc trực tiếp trồng rừng, chương trình còn có tham vọng đánh thức ý thức bảo vệ môi trường trong công chúng; Vận động mọi người không chỉ đóng góp cho dự án mà còn tự trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng trồng cũng như rừng tự nhiên.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Nhiều năm qua, những nhà sáng lập của VARS và một số chuyên gia về lâm sinh và chính sách bảo vệ rừng đã khảo sát thực địa, tiếp xúc với bà con, đặc biệt là bà con người dân tộc thiểu số ở những vùng rừng bị phá, hiện đang trở thành đất trống, đồi núi trọc. Nhiều nơi, bà con nhận ra, việc trồng và khôi phục rừng tự nhiên không những có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn mang lại cho họ nhiều lợi ích như: khai thác lâm sản ngoài gỗ, nuôi ong, lấy mật ong rừng và bảo vệ không gian sinh tồn của cộng đồng. Bà con nhận thức được những giá trị đó nhưng không có khả năng tự lực.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Với “mỗi 50 nghìn đồng” được đóng góp, dự án sẽ trồng được một cây bản địa như lim, gõ, dỗi, vàng tâm... (bao gồm chi phí cây giống, người dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến năm thứ ba, sau đó cây rừng sẽ khép tán, tự sinh trưởng, phát triển thành rừng tự nhiên mà không tốn thời gian chăm sóc của người trồng rừng).

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Bà con cũng có thể trồng cây ngắn ngày, cây thuốc Nam và thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp dưới tán rừng để đảm bảo cuộc sống trước mắt và lâu dài. Các địa phương cũng rất hoan nghênh chương trình của công ty. Chính quyền địa phương đã cam kết sẽ cùng đồng hành và đảm bảo cho bà con trồng và giữ rừng lâu dài theo các quy định của Nhà nước.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Đây là dự án được chuẩn bị để vận hành lâu dài. Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt của VARS là trồng được 100 hecta rừng trong năm 2021. Một trăm hecta này sẽ được trồng cùng với bà con người dân tộc Mã Liềng và các cộng đồng hiện sinh sống đầu nguồn sông Gianh thuộc các huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá của tỉnh Quảng Bình và với bà con dân tộc Cơ Tu hiện đang sinh sống tại các huyện Đông Giang, Tây Giang và Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam.

VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Đọc thêm

Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát Môi trường

Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát

TTTĐ - Chia sẻ khó khăn với nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long về cát đắp nền làm đường cao tốc, tỉnh Sóc Trăng đề xuất và được phép thực hiện cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3 Môi trường

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3

TTTĐ - Hưởng ứng phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, đông đảo đoàn viên, thanh niên, đội tự vệ Sở Y tế Hà Nội đã ra quân cùng chung tay tổng vệ sinh môi trường.
Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị Môi trường

Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/9, một vùng mây đối lưu đã phát triển và gây mưa cho khu vực Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đan Phượng, Đông Anh, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín.
Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Môi trường

Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

TTTĐ - Ngày 15/9, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 15 giờ 40 phút và trong 3-6 giờ tới (từ 18 giờ 40 phút đến 21 giờ 40 phút), khu vực các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 100mm.
Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai Môi trường

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra những lưu ý đối với các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ nhằm sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam? Môi trường

Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

TTTĐ - Theo dự báo, hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Thông tin này đang được nhiều người quan tâm, bởi Việt Nam vừa bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề từ cơn bão Yagi (bão số 3).
Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh Môi trường

Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh

TTTĐ - Nhằm vệ sinh môi trường sau lũ, lụt, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động 10.307 đồng chí để tham gia giúp dân.
Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút Môi trường

Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng không chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê.
139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường Môi trường

139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Tính đến thời điểm 19h, ngày 14/9, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu Xã hội

Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu

TTTĐ - Ngày 15/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ số 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu.
Xem thêm