Tag

Ưu tiên chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Không công bằng trong tuyển sinh đại học

Giáo dục 29/12/2021 07:40
aa
TTTĐ - Nhiều trường Đại học (ĐH) ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng với thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang khiến hàng loạt học sinh đổ xô đi ôn luyện và tham gia thi lấy chứng chỉ.
Tin tức trong ngày 14/6: Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính, văn thư Tin tức trong ngày 2/6: Đề xuất bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho công chức, viên chức Bãi bỏ quy định về kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình GDTX

Cuộc chạy đua giữa các sĩ tử

Vừa qua, hàng loạt trường ĐH công bố phương án tuyển sinh chính quy năm 2022. Điều dễ dàng nhận thấy là các trường đã giảm sâu chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu xét tuyển, thậm chí là tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL hoặc các chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế như A-Level, SAT…

Đơn cử như trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương) và có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên sẽ được ưu tiên xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý; Hay thí sinh muốn vào ngành Y khoa của ĐH Y Hà Nội, có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên sẽ được áp dụng điểm trúng tuyển thấp hơn 3 điểm. Đặc biệt, Học viện Ngoại giao ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có điểm IELTS từ 7.0 trở lên (hoặc tương đương)…

Nhiều học sinh đang cố gắng thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL... để chuẩn bị cho đợt tuyển sinh ĐH năm 2022
Nhiều học sinh đang cố gắng thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL... để chuẩn bị cho đợt tuyển sinh ĐH năm 2022

Việc ưu tiên này cũng đã áp dụng tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, theo đó, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng được miễn thi và được quy đổi thành mức điểm xét tuyển từ 7 trở lên tùy từng trường.

Em Ngô Thành Đạt, học sinh lớp 12, trường THPT Trần Phú (Hà Nội) vừa kết thúc buổi học ôn IELTS chia sẻ: “Ước mơ của em là được theo học ngành Khoa học máy tính tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng trường công bố số lượng xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 chỉ có 10 - 20%. Tỷ lệ này thấp hơn mọi năm rất nhiều nên em phải lựa chọn ôn thi chứng chỉ IELTS để chắc suất vào trường.

Lịch học các môn trên trường dày đặc, giờ mỗi tuần phải “gánh” thêm 3 buổi luyện đề IELTS khiến em luôn trong tình trạng quá tải nhưng nếu không học thì tỷ lệ đỗ rất mong manh".

Em Nguyễn Phương Uyên, học sinh lớp 12, trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) tâm sự: “Em đã thi đến lần thứ 2 nhưng vẫn chưa đạt được mức điểm IELTS như kỳ vọng. Hiện tại, em vẫn phải tiếp tục tham gia lớp luyện đề, cải thiện các kỹ năng với hy vọng lần thi tới sẽ đạt được mục tiêu.

Từ cuối năm lớp 11, em đã xác định đăng ký xét tuyển ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Ngoại giao. Sau khi theo dõi điểm xét tuyển các năm thì phương án tốt nhất vẫn là xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS kết hợp điểm trung bình lớp 10, 11, 12. Mặc dù đã đạt mức điểm xét tuyển là 7.0 IELTS của trường đề ra nhưng để “chắc ăn” em cần phải đạt 7.5 IELTS".

Không ít phụ huynh đang chạy đua cho con đi ôn luyện để thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
Không ít phụ huynh đang chạy đua cho con đi ôn luyện để thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Hơn một tuần nay tất tả tìm lớp luyện thi IELTS cho cậu con trai, chị Đinh Thị Thúy Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, sau khi tính toán, cân nhắc hai vợ chồng chị quyết định “chắt bóp” hơn chục triệu cho con tham dự lớp luyện thi IELTS 3 tháng với hy vọng cánh cửa ĐH rộng mở hơn.

“Nhìn quanh bạn bè đồng nghiệp, ai cũng cho con đi tham gia luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, không IELTS thì TOEFL, con mình không có chứng chỉ cũng lo. Nếu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT như mọi năm tính ra mỗi môn con phải được 9 điểm hoặc hơn, chưa kể nhiều thí sinh còn được cộng điểm ưu tiên. Thôi đành nhịn ăn, nhịn tiêu để cánh cửa vào ĐH của con được rộng mở”, chị Thúy Hằng nói.

Thu hẹp cơ hội của những thí sinh ở vùng khó khăn

Trước cuộc đua ưu tiên xét tuyển IELTS giữa các thí sinh, cô Nguyễn Kim Chung, giáo viên trường THPT Ngọc Hồi (Hà Nội) bày tỏ qua điểm: “Không phủ nhận năng lực ngoại ngữ là điều cần thiết đối với học sinh hiện nay. Nó giúp các em có nhiều cơ hội tiếp cận với những tri thức toàn cầu nhưng việc ưu tiên xét tuyển IELTS khiến hàng loạt học sinh đổ xô đi ôn luyện là điều không nên. Bởi lẽ, không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận chứng chỉ này.

Để luyện và thi IELTS thí sinh không những phải đầu tư thời gian, mà còn phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn. Mỗi khóa học, thí sinh phải bỏ ra ít nhất 8 – 10 triệu đồng tùy trung tâm, chưa kể lệ phí thi là 4.750 nghìn đồng/lần đăng ký. Với mức chi phí này, ngay cả những học sinh ở Hà Nội cũng gặp khó khăn chứ chưa nói đến các em học sinh ở vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa.

"Do đó, việc ưu tiên xét tuyển IELTS sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các thí sinh tại các vùng miền khác nhau", cô Chung phân tích thêm.

Ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học khiến nhiều em học sinh ở nông thôn bị thiệt thòi
Ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học khiến nhiều em học sinh ở nông thôn bị thiệt thòi

Thầy Phạm Huy Hoàng, giáo viên trường THPT Thăng Long (Hà Nội) cũng cho hay, nếu tỷ lệ ưu tiên xét tuyển chứng chỉ IELTS tăng đồng nghĩa với cơ hội của những thí sinh không có chứng chỉ này sẽ bị thu hẹp và đây cũng là một thiệt thòi rất lớn.

Dưới góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, TS Nguyễn Hoàng Yến, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Các trường ĐH xét tuyển dựa trên các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cần có sự tính toán chi tiết để không cản trở, hạn chế cơ hội của nhóm yếu thế trong xã hội”.

Bởi lẽ, theo TS Yến, chứng chỉ IELTS hay bất kỳ một chứng chỉ ngoại ngữ nào khác chỉ có thể đánh giá trình độ sử dụng ngôn ngữ của thí sinh. Ngôn ngữ chỉ là công cụ để giao tiếp, sau đó là tiếp nhận tri thức mới và truyền đạt suy nghĩ, tư tưởng của người học đến một phạm vi tiếp nhận rộng lớn hơn. Do vậy, chứng chỉ ngoại ngữ không thể đánh giá toàn diện được khả năng của thí sinh trong kỳ thi, nó chỉ là một cơ sở tin cậy để đánh giá khả năng ngoại ngữ của thí sinh.

Ưu tiên chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Không công bằng trong tuyển sinh đại học

Mặt khác, theo TS Yến, việc “nâng tầm” chứng chỉ IELTS trong việc xét tuyển vào các trường ĐH rất dễ dẫn đến việc bỏ lọt nhân tài như các kỳ xét tuyển trước.

“Thật đáng tiếc cho những thí sinh đạt điểm tổng 27 - 28 điểm nhưng vì không có chứng chỉ IELTS mà tuột mất cơ hội theo đuổi ngành học mơ ước”, TS Yến nói.

Thay vì chỉ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, các trường ĐH cũng nên đưa chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Vstep) đã được Bộ GD&ĐT công nhận vào xét tuyển. Như vậy, học sinh sẽ có một “thước đo” ngoại ngữ chuẩn xác, bình đẳng mà không tốn kém như các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Ưu tiên xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ phát sinh tiêu cực, khuyến khích tình trạng học lệnh, không đảm bảo yếu tố công bằng, vùng miền…

Theo tôi, tiêu chí ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ thôi. Khi xét tiêu chí chính là dựa vào kết quả học tập ở trường, năng lực, thành tích, hoạt động xã hội… rồi mà vẫn ngang nhau thì xét thêm tiêu chí phụ. Nếu ưu tiên trong thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ thì tôi cho rằng, đó là dấu hiệu tiêu cực cho sự phát triển.

Tôi không phản đối tiêu chí ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nhưng chỉ nên lấy đó là tiêu chí phụ, không nên miễn thi hay quy đổi thành điểm tuyển sinh như kỳ thi vừa qua.

Đọc thêm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng

TTTĐ - PGS.TS Nguyễn Lê Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025.
Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp Giáo dục

Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp

TTTĐ - Chiều 3/10, tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông tin về clip nhạy cảm của cô giáo với học sinh tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa tổ chức ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 với 6 thành viên.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12 Giáo dục

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12

TTTĐ - Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 25-26/12.
Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học Giáo dục

Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học

TTTĐ - Giáo viên dạy hợp đồng môn Ngữ văn để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học đã bị đình chỉ.
Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời Giáo dục

Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng Giáo dục

Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Sáng nay (2/10), trong không khí vui mừng, phấn khởi chào đón năm học mới, Học viện Ngân hàng (HVNH) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường Giáo dục

Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường

TTTĐ - Ngay sau khi có thông tin về học sinh được phát miễn phí nước uống tại khu vực gần cổng trường, không ít trường hợp bị đau bụng phải nhập viện, nhiều trường học đã phát đi cảnh báo đến phụ huynh, học sinh, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát khu vực bên ngoài cổng trường.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực Giáo dục

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực

TTTĐ - Hội thảo Trực tuyến ASEAN TeachingEnglish 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 30 tháng Mười 2024, mang đến cơ hội cho giáo viên tiếng Anh và chuyên gia giáo dục các nước trong khu vực ASEAN nâng cao kỹ năng giảng dạy cũng như hiểu hơn về người học. Hội thảo được thiết kế đặc biệt dành cho giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp cho người tham gia những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh (ELT).
Xem thêm