Tag

Ứng dụng hóa học xanh trong sản xuất công nghiệp để bảo vệ môi trường

Môi trường 09/11/2022 17:25
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, ngành công nghiệp hóa chất đang gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định đối với môi trường, cùng với đó là các sự cố hóa chất đang xảy ra trên toàn quốc. Do đó, việc chuyển đổi sử dụng hóa chất “xanh” hơn, thân thiện môi trường đang rất cần được luật hóa để triển khai đồng bộ tại Việt Nam.
"Xanh hóa" các ngành kinh tế gắn với công nghệ, bảo vệ môi trường là xu thế tất yếu Chung tay hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022" Hà Nội chú trọng đào tạo học sinh có lối sống xanh, bảo vệ môi trường Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

Những tác động xấu đến môi trường

Theo thống kê của Bộ Công thương, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hóa chất có vai trò quan trọng và là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu trong mọi lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng hoá chất độc hại trong sản xuất công nghiệp đã và đang gây ra những tác động rất lớn và nguy hiểm tới môi trường và sức khoẻ con người.

Các vụ cháy nổ, sự cố hoá chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
Các vụ cháy nổ, sự cố hoá chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Theo thống kê, lượng hóa chất sử dụng của Việt Nam đang tập trung tại các nhà máy của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.

Với đặc tính của nhiều loại hóa chất độc, nguy hiểm là tính oxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp, tính độc hại đến môi trường nên khi xảy ra các sự cố rò rỉ, cháy nổ rất nguy hiểm.

Thời gian qua, ngay tại Hà Nội đã xảy ra một số sự hóa chất lớn như sự cố tại Nhà máy hóa chất Đức Giang; hay sự cố hỏa hoạn ở Nhà máy Bóng đèn - phích nước Rạng Đông gây thất thoát lượng lớn chất thủy ngân. Mới đây, vụ cháy kho hoá chất của Công ty An Minh Thức tại huyện Bình Chánh (TP HCM) khiến 1 người chết và làm môi trường xung quanh khu vực bị ô nhiễm.

Nhận thức được các nguy cơ về sức khỏe do tiếp xúc với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, năm 2002, Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định chất ô nhiễm khó phân hủy là chất ô nhiễm có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Do đó, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ trong việc triển khai có hiệu quả các quy định này, đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm trong việc giảm thiểu các rủi ro môi trường và sức khỏe con người thông qua giảm phát thải các chất ô nhiễm khó phân hủy.

Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam để hỗ trợ tăng trưởng xanh

Nhìn được những lợi ích lâu dài tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp trên thế giới hiện nay đã chủ động chuyển đổi sang ứng dụng hóa học xanh vào sản xuất. Liên minh Châu Âu vừa qua đã phê duyệt một khung chính sách rất mạnh mẽ về hoá chất và chất thải trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh Châu Âu.

Hóa học xanh không chỉ mang lại các lợi ích về môi trường mà cả các cơ hội cho các doanh nghiệp như giảm việc sử dụng nước, tiết kiệm năng lượng, tạo các cơ hội cạnh tranh để doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giai đoạn từ năm 2015 - 2018, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Cục Hóa chất - Bộ Công Thương triển khai trên toàn quốc Dự án Quản lý an toàn POPs và hóa chất nguy hại do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ ủy thác thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm giúp Việt Nam giảm thiểu các rủi ro về môi trường và sức khỏe con người thông qua giảm phát thải POPs (hợp chất hữu cơ khó phân hủy) và hóa chất nguy hại.

Theo đó, đã rà soát các chồng chéo, mâu thuẫn tại các văn bản liên quan tới quản lý POPs và hóa chất độc hại (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hóa chất, các văn bản dưới luật) để bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý vấn đề này hiệu quả hơn.

Tiếp nối các hoạt động hỗ trợ xử lý POPs, hóa chất nguy hại, đồng thời, với mục tiêu tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu và áp dụng hoá học xanh, khuyến khích doanh nghiệp hạn chế sản xuất, sử dụng các hóa chất nguy hại, hướng đến phát triển các phương pháp cũng như quá trình sản xuất thân thiện với môi trường, sức khỏe con người, Cục Hóa chất - Bộ Công thương đã triển khai dự án “Áp dụng hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh, giảm thiểu việc phát thải và sử dụng các hóa chất POPs, hóa chất nguy hại”.

Ngoài ra, dự án cũng đóng góp vào việc rà soát, kiến nghị lồng ghép các nguyên tắc của hoá học xanh vào Luật hóa chất sửa đổi và dự thảo “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”. Dự án đã thành lập Mạng lưới chuyên gia hóa học xanh được đặt tại Hội hóa học Việt Nam.

Dây chuyền mạ kẽm điện p
Dây chuyền mạ kẽm điện phát triển theo hướng "hoá học xanh" đạt nhiều hiệu quả

Để từng bước “xanh hóa” các ngành công nghiệp có sử dụng hóa chất độc hại thải ra môi trường, Việt Nam có rất nhiều ngành chủ chốt cần thực hiện hóa học xanh để cải thiện một cách đáng kể quy trình sản xuất và giảm thiểu những tác động do hóa chất thải ra môi trường các ngành này mang lại như: Công nghiệp mạ điện; Sản xuất nhựa; Ngành Dệt và thuộc da; Ngành Giấy và bột giấy; Ngành có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; Ngành sản xuất dung môi và sơn...

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm